Công dụng thuốc Rabosec

Thuốc Rabosec có thành phần chính là Rabeprazole Natri hàm lượng 20mg thuộc nhóm thuốc ức chế bơm Proton (PPI). Rabosec được sử dụng phổ biến trong điều trị các trường hợp viêm loét dạ dày - tá tràng, bệnh trào ngược dạ dày - thực quản, nhiễm H. pylori,... Tìm hiểu các thông tin khái quát về thành phần, chỉ định, chống chỉ định, liều dùng và tác dụng phụ của thuốc Rabosec sẽ giúp bệnh nhân nâng cao được hiệu quả điều trị.

1. Thuốc Rabosec là thuốc gì?

Thuốc Rabosec 20 được bào chế dưới dạng viên nén bao tan trong ruột, với thành phần chính bao gồm:

  • Hoạt chất: Rabeprazole (dạng Rabeprazole Natri) hàm lượng 20mg.
  • Tá dược: Vừa đủ 1 viên nén.

Cơ chế tác dụng:

  • Rabeprazole Natri thuộc nhóm hợp chất kháng tiết Acid, là dẫn xuất của Benzimidazol, thuốc không có cơ chế kháng cholinergic hay đối vận H2 histamin, nhưng lại có tác dụng ức chế việc tiết Acid dạ dày thông qua việc ức chế đặc hiệu trên enzym H+/K+ - ATPase (bơm acid hay bơm proton) ở bề mặt của tế bào thành của dạ dày. Rabeprazol Natri nhanh chóng được hấp thu sau các liều uống và được biến đổi thành dạng Sulphenamide qua quá trình proton hóa và sau đó thuốc này phản ứng với các Systeine sẵn có trong bơm proton.

2. Chỉ định của thuốc Rabosec

Thuốc Rabosec được chỉ định điều trị trong các trường hợp sau:

3. Chống chỉ định của thuốc Rabosec

  • Dị ứng quá mẫn với bất cứ thành phần của thuốc Rabosec.
  • Tiền sử dị ứng với các loại thuốc có thành phần Rabeprazole Natri.
  • Tiền sử dị ứng với các loại thuốc thuộc nhóm ức chế bơm proton dạ dày (PPI).
  • Phụ nữ mang thai hoặc phụ nữ đang cho con bú.

4. Liều lượng và cách sử dụng thuốc Rabosec

Liều dùng:

  • Người lớn;
    • Loét dạ dày - tá tràng tiến triển lành tính hoạt động: Uống 1 viên 20mg/ lần vào buổi sáng. Thời gian điều trị từ 4 - 6 tuần hoặc có thể dài hơn tuỳ vào đáp ứng của bệnh nhân.
    • Bệnh trào ngược dạ dày - thực quản (GERD) có loét hoặc trầy xước: Uống 1 viên 20mg/ lần mỗi ngày trong 4 đến 8 tuần.
    • Duy trì trong bệnh trào ngược dạ dày - thực quản: Uống 10 - 20mg/ lần mỗi ngày trong vào 12 tháng.
    • Hội chứng Zollinger - Ellison: Uống 3 viên 60mg/ lần hoặc 3 viên 60mg/ lần x 2 lần mỗi ngày.
    • Điều trị nhiễm H. Pylori: Sử dụng phác đồ Rabeprazol Natri (Rabosec) 20mg x 2 lần mỗi ngày, Amoxicillin 1g x 2 lần mỗi ngày, Clarithromycin 500mg x 2 lần mỗi ngày, với thời gian điều trị trong 7 ngày.
    • Không thay đổi liều thuốc Rabosec trên các bệnh nhân lớn tuổi hay suy giảm chức năng gan thận.
  • Trẻ em:
    • Không khuyến cáo sử dụng thuốc Rabosec do tính an toàn trên lâm sàng chưa được đảm bảo.

5. Lưu ý khi sử dụng Rabosec

Điều trị bằng thuốc Rabosec với liều cao hoặc kéo dài, có thể gây ra các tác dụng phụ như:

  • Toàn thân: Phản ứng dị ứng, suy nhược, sốt, ớn lạnh, khó chịu, cứng cổ, đau ngực dưới xương ức, phản ứng nhạy cảm ánh sáng.
  • Tim mạch: Tăng huyết áp, điện tâm đồ bất thường, đau nửa đầu, ngất xỉu, đau thắt ngực, đánh trống ngực, nhịp xoang chậm, nhịp tim nhanh.
  • Tiêu hoá: Ợ hơi, chán ăn, loét miệng, khó nuốt, buồn nôn, đau bụng, nôn mửa, tăng sự thèm ăn, khó tiêu, đầy hơi, viêm lưỡi, tiêu chảy hoặc táo bón, khô miệng, viêm dạ dày ruột, xuất huyết trực tràng, đại tiện phân đen, viêm lợi, viêm túi mật, viêm kết tràng, viêm thực quản, viêm tụy, viêm trực tràng.
  • Nội tiết: Cường giáp hay nhược giáp.
  • Máu - bạch huyết: Thiếu máu, mảng bầm máu, bệnh ở hạch bạch huyết.
  • Rối loạn chuyển hóa và dinh dưỡng: Phù ngoại biên, tăng hoặc giảm cân, mất nước.
  • Cơ xương khớp: Đau cơ, vọp bẻ chân, viêm khớp, viêm túi thanh mạc.
  • Thần kinh: Mất ngủ, lo âu, hoa mắt, chóng mặt, căng thẳng, buồn ngủ, suy nhược, tăng trương lực, đau thần kinh, co giật, giảm ham muốn và khả năng tình dục, dị cảm, run.
  • Hô hấp: Khó thở, hen suyễn, chảy máu cam, viêm thanh quản, viêm phổi.
  • Da và các phần phụ: Nổi ban, ngứa, mề đay, toát mồ hôi, rụng lông tóc.
  • Mắt và tai: Đục thủy tinh thể, tăng nhãn áp, khô mắt, giảm thị lực, ù tai, viêm tai giữa.
  • Hệ tiết niệu - sinh dục: Viêm bàng quang, đa niệu, tiểu buốt, khó tiểu, xuất huyết tử cung, thống kinh.
  • Các giá trị xét nghiệm: Bất thường tiểu cầu, albumin niệu, creatinine phosphokinase tăng, hồng cầu bất thường, tăng cholesterol huyết, tăng đường huyết, tăng lipid huyết, giảm kali máu, giảm natri máu, tăng bạch cầu, xét nghiệm chức năng gan bất thường, men gan tăng, nước tiểu bất thường.

Nên ngừng thuốc Rabosec khi phát hiện những triệu chứng trên, đồng thời thông báo với bác sĩ điều trị và đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được xử trí kịp thời.

Lưu ý sử dụng thuốc Rabosec ở các đối tượng sau:

  • Thuốc Rabosec không ngăn ngừa được sự có mặt của các khối u ác tính trên đường tiêu hoá, vì thế cần loại trừ bệnh lý ác tình trước khi bắt đầu sử dụng thuốc Rabosec cho bệnh nhân.
  • Phụ nữ có thai: Theo Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) chưa có những báo cáo an toàn về việc sử thuốc thuốc Rabosec trên phụ nữ có thai. Vì thế, chống chỉ định thuốc Rabosec trên phụ nữ có ý định hoặc đang mang thai.
  • Phụ nữ đang cho con bú: Hiện nay chưa có dữ liệu chỉ ra liệu hoạt chất Rabeprazole Natri có trong Rabosec có thể bài tiết qua sữa mẹ hay không. Do đó, để đảm bảo tính an toàn cho trẻ bú mẹ, chống chỉ định sử dụng thuốc Rabosec trên đối tượng này.
  • Người làm nghề lái xe hay công nhân vận hành máy móc có gặp phải những tác dụng phụ như chóng mặt, suy nhược, căng thẳng, buồn ngủ...trong lúc làm việc. Vì thế, tránh sử dụng thuốc Rabosec trước và trong khi làm việc.

6. Tương tác thuốc Rabosec:

Tương tác với các thuốc khác:

  • Thuốc Rabosec làm giảm hấp thu với các thuốc kháng nấm như Ketoconazole, Itraconazole.
  • Tránh sử dụng thuốc Rabosec đồng thời với các thuốc như Erlotinib, Delavirdin, Posaconazole, Nelfinavir.
  • Thuốc Erlotinib làm giảm nồng độ và tác dụng của:
  • Atanazavir.
  • Clopidogrel.
  • Dabigatran.
  • Etexilat.
  • Dasatinib.
  • Erlotinib.
  • Indinavir.
  • Muối sắt.
  • Mesalamin.
  • Mycophenolat.
  • Nelfinavir.
  • Thuốc Erlotinib làm tăng nồng độ và tác dụng của:
  • Cơ chất CYP2C19, CYP2C8.
  • Methotrexat.
  • Saquinavir.
  • Voriconazole.

Trên đây là thông tin khái quát về thành phần, chỉ định, chống chỉ định, liều lượng và những lưu ý khi sử dụng thuốc Erlotinib. Nhằm mang lại kết quả điều trị tốt nhất cho bản thân và gia đình, bệnh nhân nên đọc kĩ hướng dẫn sử dụng thuốc Erlotinib, đồng thời thăm vấn ý kiến và hướng dẫn của bác sĩ điều trị trước khi quyết định sử dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

69 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan