FDA hướng dẫn sử dụng nước rửa tay an toàn

Nước rửa tay là sản phẩm thường dùng trong các gia đình nhằm loại bỏ mầm bệnh và vi khuẩn ra khỏi tay. Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn rất nhiều sản phẩm nước rửa tay kém chất lượng và không rõ nguồn gốc đang được bày bán trên thị trường. Do đó, người dùng cần chú ý nhãn sản phẩm để chọn được sản phẩm nước rửa tay an toàn.

1. Loại nước rửa tay an toàn theo khuyến nghị của FDA

Theo khuyến nghị của FDA, hiện nay chỉ có hai loại cồn được chấp thuận sử dụng đối với sản xuất nước rửa tay là cồn ethylic (ethanol, cồn) và 2-propanol (isopropanol) với nồng độ tối thiểu là 60%. Bất kỳ ai cũng tuyệt đối không mua nước rửa tay chứa cồn methylic và 1-propanol. Do đó, khi mua nước rửa tay, bạn nên chú ý đọc nhãn thành phần sản phẩm để đảm bảo an toàn.

Thực tế, cồn methylic (metanol) nếu cọ xát trên da hoặc nuốt phải có thể có thể gây mù vĩnh viễn và tử vong. 1-Propanol (cồn 1-propyl) nếu nuốt hoặc uống phải cũng có thể làm giảm nhịp thở và nhịp tim, cuối cùng có thể dẫn đến tử vong và gây kích ứng da khi rửa tay.

XEM THÊM: Có an toàn khi sử dụng nước rửa tay cho trẻ?

Bệnh đục thủy tinh thể có thể gây mù lòa - Cần khám những gì để phát hiện bệnh?
Nước rửa tay chứa cồn methylic có thể gây mù lòa nếu dính lên mắt

2. Khuyến cáo khi sử dụng nước rửa tay

Để đảm bảo an toàn hãy đặt nước rửa tay tránh xa tầm tay trẻ em và vật nuôi. Theo đó, trẻ chỉ nên sử dụng nước rửa tay dưới sự quan sát của người lớn. Không uống nước rửa tay, cần chú ý đặc biệt quan trọng đối với trẻ mới biết đi vì uống dù chỉ một lượng nhỏ cũng có thể gây ngộ độc. Ngoài ra, bạn cũng không nên tự làm nước rửa tay vì việc pha không đúng cách có thể làm mất tác dụng hoặc nguy hiểm hơn là gây bỏng da khi sử dụng.

XEM THÊM: Trẻ em nên dùng nước rửa tay hay xà phòng?

3. Cách xử lý nước rửa tay độc hại

Nếu bạn phát hiện nước rửa tay chứa các thành phần độc hại, hãy ngừng sử dụng và vứt vào thùng chứa chất thải độc hại. Bạn không được xả hoặc đổ nước rửa tay xuống cống hoặc trộn với các chất lỏng khác.

Nước rửa tay
Nếu bạn đang dùng nước rửa tay độc hại hãy ngưng nó ngay lập tức

4. Hướng dẫn rửa tay đúng cách

Rửa tay đúng cách trải qua 6 bước, mỗi bước lặp lại ít nhất 5 lần, trong thời gian ít nhất 30 giây. Cụ thể như sau:

  • Bước 1: Rửa hai bàn tay bằng nước sạch. Lấy nước rửa tay chà nhẹ 2 lòng bàn tay vào nhau.
  • Bước 2: Chà lòng bàn tay của tay phải lên mu bàn tay của tay trái và ngược lại
  • Bước 3: Cho hai lòng bàn tay và các ngón tay đan vào nhau rồi miết mạnh
  • Bước 4: Khun các mu ngón tay phải rồi chà lên lòng bàn tay trái và ngược lại
  • Bước 5: Lấy lòng bàn tay trái ôm lấy ngón cái của bàn tay phải rồi chà nhẹ và ngược lại
  • Bước 6: Chụm các đầu ngón tay phải rồi chà vào lòng bàn tay trái và ngược lại. Sau đó, rửa sạch và làm khô tay.

Rửa tay rất quan trọng để đảm bảo cơ thể tránh việc tiếp xúc với các loại vi khuẩn, virus gây bệnh. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn, nhất là đối tượng trẻ nhỏ cần đọc kĩ hướng dẫn trước khi sử dụng, không nên tự ý pha các loại nước rửa tay để tránh tình trạng kích ứng, gây bỏng rát da nguy hiểm.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: fda.gov

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

1.3K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan