Kháng sinh Amoxicillin có dùng cho phụ nữ mang thai, cho con bú?

Kháng sinh đôi khi cũng là con dao hai lưỡi, nhất là nếu tự ý sử dụng tùy tiện có thể khiến cơ thể người dùng bị ảnh hưởng. Nhiều người thắc mắc có thể sử dụng kháng sinh Amoxicillin cho bà bầu và phụ nữ cho con bú được không? Hãy cùng Vinmec tìm hiểu về mức độ an toàn của Amoxicillin thông qua bài viết sau đây.

1.Tổng quan về kháng sinh Amoxicillin

Về mặt công dụng, Amoxicillin là loại kháng sinh được sử dụng phổ biến để điều trị các tình trạng nhiễm trùng như viêm họng, viêm amidan, viêm phổi, nhiễm trùng đường tiết niệu, ung thư vú dạng viêm... Tuy nhiên, ung thư vú dạng viêm lại là chứng bệnh không hiếm gặp ở phụ nữ đang cho con bú.Vậy trong tình trạng cần thiết, có nên sử dụng kháng sinh Amoxicillin cho bà bầu và phụ nữ cho con bú được không?

2. Kháng sinh Amoxicillin có dùng được cho bà bầu?

Lựa chọn loại kháng sinh sử dụng không những quan trọng với người bình thường mà còn đặc biệt thận trọng với bà bầu đang mang thai, nguyên nhân vì đây là đối tượng nhạy cảm rất dễ bị tác động bởi thuốc và các yếu tố bên ngoài.

Nhiều phụ nữ mang thai e ngại trong việc sử dụng kháng sinh trong thời gian thai kỳ. Tuy nhiên trên thực tế kháng sinh có loại ảnh hưởng, có loại không và việc kê đơn dùng kháng sinh trong thai kỳ cũng không hề hiếm gặp.

Những loại kháng sinh được đánh giá là an toàn với thai kỳ bao gồm:

Như vậy việc dùng kháng sinh Amoxicillin cho bà bầu thuộc trường hợp an toàn và được các bác sĩ chấp nhận. Tuy nhiên, thai phụ vẫn nên trao đổi với bác sĩ về liều lượng khi sử dụng, tác dụng phụ có thể xảy ra với thai kỳ và thời hạn sử dụng kháng sinh.

XEM THÊM: Đang mang thai bị cúm uống kháng sinh có sao không?

Uống  Tiffy và Amoxicillin điều trị cúm khi đang mang thai
Phụ nữ mang thai sử dụng thuốc kháng sinh cần tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ

3. Kháng sinh Amoxicillin có dùng cho phụ nữ cho con bú?

Trên thực tế, Amoxicillin có đi vào sữa giống như bất kỳ hợp chất hóa học nào khác có trong máu người mẹ. Nồng độ Amoxicillin trong sữa mẹ sẽ cao nhất từ 4-6 giờ sau khi hấp thu vào cơ thể và tùy vào cơ địa mỗi người mà hàm lượng thuốc sẽ khác nhau (ví dụ nồng độ trung bình là 0,5mg/ml sau 4 giờ, 0,81mg/ml sau 5 giờ và 1,64mg/ml sau 6 giờ). Theo đó, Amoxicillin có thể được sử dụng riêng lẻ hoặc kết hợp với axit clavulanic dưới nhiều dạng khác nhau như bột, viên nén và siro.

Amoxicillin an toàn cho phụ nữ đang nuôi con bằng sữa mẹ. Nghiên cứu chỉ ra rằng trẻ sơ sinh thường sẽ không gặp bất kỳ biến chứng nghiêm trọng nào khi mẹ dùng thuốc Amoxicillin. Ngoại trừ một số tác dụng phụ trẻ có thể gặp như buồn ngủ, tiêu chảy và phát ban và nếu xảy ra thì những triệu chứng này cũng không kéo dài lâu, không cần đến sự can thiệp của thuốc men.

Nhìn chung, Amoxicillin được đánh giá là một trong số ít các loại thuốc kháng sinh an toàn cho phụ nữ đang cho con bú. Tuy nhiên dù thuốc có an toàn bao nhiêu thì bạn vẫn nên trao đổi cụ thể với bác sĩ trước khi sử dụng.

4. Tác dụng phụ của Amoxicillin

Các tác dụng phụ của kháng sinh Amoxicillin có thể kể đến:

Mặc dù tác dụng phụ của Amoxicillin không quá phổ biến và hiếm gặp nhưng chúng vẫn có thể gây ra những triệu chứng như trên đối với bất cứ ai dùng thuốc. Ngoài ra, nếu trẻ tiếp xúc với Amoxicillin thông qua sữa mẹ thì cũng có thể xuất hiện phản ứng phụ khác như thay đổi thời gian bú và thời gian ngủ.

Kích ứng dị ứng da 1
Amoxicillin có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn cho người bệnh

Thuốc Amoxicillin tuy đã được kiểm nghiệm là vô cùng an toàn cho cả người mẹ và con nhưng vẫn có thể gây ra một số phản ứng phụ nhỏ. Nếu người mẹ cảm thấy những phản ứng phụ này xuất hiện ở bản thân hoặc ở trẻ thì có thể đến Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec để thăm khám và nhận sự tư vấn từ các bác sĩ chuyên môn.

Hy vọng thông qua bài viết này, Vinmec đã giới thiệu được cho bạn góc nhìn chung nhất về mức độ an toàn khi sử dụng kháng sinh Amoxicillin cho bà bầu và phụ nữ đang cho con bú.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

116.8K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan