Lorabay là thuốc gì?

Thuốc Lorabay được chỉ định dùng cho các trường hợp quá mẫn hay người bị viêm mũi dị ứng và các triệu chứng của nổi mề đay, các dị ứng da. Vậy thuốc Lorabay nên được sử dụng như thế nào để có được hiệu quả tốt nhất?

1. Công dụng thuốc Lorabay là gì?

1.1. Thuốc Lorabay là thuốc gì?

Thuốc Lorabay thuộc nhóm thuốc chống dị ứng và sử dụng cho các trường hợp quá mẫn, có các biểu hiện sổ mũi, hắt xì hơi và ngứa. Sử dụng cho người bị bệnh viêm kết mạc dị ứng có các biểu hiện ngứa mắt, nóng mắt.

Thuốc Lorabay bao gồm các thành phần:

  • Hoạt chất chính: Loratadin với hàm lượng 10mg
  • Tá dược: Microcrystalline cellulose, Lactose, Tinh bột, bột Talc, Magnesi stearat, Natri benzoat vừa đủ trong 1 viên nén.
  • Thuốc được bào chế dưới dạng viên nén hàm lượng 10mg.

Thuốc Lorabay được khuyến cáo sử dụng cho người trưởng thành và trẻ em từ 6 tuổi trở lên.

1.2. Thuốc Lorabay có tác dụng gì?

Thuốc Lorabay là một chất có tác dụng kháng histamin H1 - được cho là có liên quan đến các phản ứng dị ứng. Hoạt chất Loratadin là một hoạt chất có khả năng kháng histamin tại thụ thể H1 và được dùng để điều trị các bệnh liên quan đến dị ứng. Loratadine có thể kéo dài đối kháng một cách chọn lọc ở thụ thể H1 ngoại biên mà không gây tác dụng cho hệ thần kinh trung ương. (Không an thần)

  • Loratadine làm nhẹ bớt các triệu chứng viêm mũi, viêm kết mạc dị ứng do việc giải phóng histamin.
  • Có tác dụng chống ngứa, nổi mề đay cũng liên quan trực tiếp đến histamin. Nhưng trong trường hợp giải phóng histamin năng (choáng phản vệ) thì loratadine không có khả năng bảo vệ hay trợ giúp lâm sàng.
  • Loratadine không phân bố vào não khi dùng liều thông thường, vì vậy không có tác dụng lên trung ương thần kinh, không có tác dụng an thần.
  • Loratadine có khả năng gây tác dụng phụ thấp hơn các thuốc kháng histamin thuộc thế hệ thứ 2 khác.
  • Loratadine làm giảm nhẹ đi các triệu chứng còn đối với các bệnh mãn tính bệnh có thể tái phát lại, cần sử dụng thêm thuốc khác.
  • Ngoài ra, thuốc Lorabay còn có chứa một số tá dược đi kèm như Lactose, Microcrystalline cellulose, Tinh bột, Talc, Natri benzoat, Magnesi stearat giúp tăng độ bền chắc, tăng độ bóng đẹp, chống nấm mốc và đảm bảo khối lượng viên.

Thuốc Lorabay được chỉ định sử dụng trong các trường hợp:

  • Viêm mũi dị ứng như : Hắt hơi, sổ mũi và ngứa.
  • Viêm kết mạc dị ứng như : Ngứa mắt và nóng mắt.
  • Triệu chứng của mề đay và các rối loạn dị ứng da.

2. Cách sử dụng của thuốc Lorabay

2.1. Cách dùng thuốc Lorabay

Đặt thuốc lên lưỡi thuốc Loratadine sẽ tự tan, không cần uống với nước. Hoặc có thể dùng đường uống với nước lọc.

Không sử dụng tăng liều so với chỉ dẫn và chỉ định của bác sĩ.

Có thể uống thuốc bất cứ lúc nào.

2.2. Liều dùng của thuốc Lorabay

Liều dùng tham khảo:

Người trên 12 tuổi: 1 viên/lần/ngày.

  • Trẻ 6-12 tuổi: Có thể dùng 1⁄2-1 viên/lần/ngày.
  • Trên 30kg: mỗi lần uống 1 viên, ngày uống 1 lần.
  • Dưới 30kg: mỗi lần uống 1⁄2 viên, ngày uống 1 lần.

Người suy gan hoặc suy thận nặng (độ thanh thải creatinin < 30ml/phút):

  • Liều ban đầu là 1 viên/lần/ngày.
  • Liều duy trì là 2 ngày dùng 1 viên.
  • Xử lý khi quên liều:

Bệnh nhân cần uống bổ sung ngay khi nhớ ra. Trong trường hợp thời điểm đó đã gần với thời điểm uống liều tiếp theo, bệnh nhân có thể bỏ qua liều đã quên và uống tiếp liều kế tiếp theo đúng liệu trình. Bệnh nhân không nên sử dụng thuốc quá liều quy định để bù liều. Tình trạng uống bù liều có thể dẫn đến quá liều.

  • Xử trí khi quá liều:

Ở người lớn, khi uống quá liều loratadin (40 – 180 mg), có những biểu hiện: Buồn ngủ, nhịp tim nhanh, nhức đầu. Ở trẻ em, có biểu hiện ngoại tháp và đánh trống ngực, khi uống siro quá liều (vượt 10 mg).

Cách xử lý: Ngừng thuốc ngay lập tức và đưa ngay bệnh nhân đến trung tâm y tế để được xử lý kịp thời.

3. Chống chỉ định của thuốc Lorabay

Bệnh nhân quá mẫn với hoạt chất chính hay bất kỳ thành phần tá dược nào được liệt kê trên đây của thuốc Lorabay.

Trẻ em dưới 6 tuổi

Phụ nữ có thai và phụ nữ đang trong thời kỳ cho con bú.

Người bị suy gan thận nặng.

4. Lưu ý khi sử dụng của thuốc Lorabay

Thuốc chỉ có tác dụng điều trị triệu chứng, không có khả năng điều trị nguyên nhân gây ra bệnh. Do đó, khi sử dụng thuốc nên kết hợp với một số thuốc khác để tăng hiệu quả điều trị.

Đối với các bệnh nhân bị suy giảm chức năng gan, thận cần tiến hành xét nghiệm để kiểm tra các chỉ số sinh hóa nhằm hiệu chỉnh liều cho phù hợp.

Người cao tuổi khi dùng thuốc Lorabay dễ bị khô miệng, tăng nguy cơ sâu răng, vì vậy cần chú ý vệ sinh răng miệng sạch sẽ khi dùng thuốc Lorabay.

Phụ nữ có thai: Chưa có nghiên cứu đầy đủ khi sử dụng cho phụ nữ có thai. Vì vậy, chỉ nên dùng khi thật cần thiết và liều dùng thấp trong thời gian ngắn.

Các mẹ cho con bú: Thuốc được ghi nhận là có bài tiết vào trong sữa người mẹ. Do vậy, nếu phải sử dụng, nên sử dụng với liều thấp và trong thời gian ngắn.

Hiện nay, vẫn chưa ghi nhận các trường hợp tương tác với thức ăn hoặc đồ uống khi sử dụng thuốc Lorabay. Tuy nhiên, cần hạn chế sử dụng các chất kích thích như đồ uống có gas, bia rượu để tăng hiệu quả điều trị của thuốc.

Thận trọng khi dùng thuốc cho:

  • Khi kết hợp Lorabay với Cimetidin, nồng độ trong huyết tương của Loratadine tăng 60% do sự ức chế của Cimetidin. Tương tác của 2 thuốc chưa ghi nhận có biểu hiện lâm sàng.
  • Sử dụng đồng thời thuốc Lorabay và Ketoconazol làm nồng độ Loratadine trong huyết tương gấp 3 lần. Tương tác của 2 thuốc chưa ghi nhận có biểu hiện lâm sàng.
  • Sử dụng đồng thời thuốc Lorabay và erythromycin gây tăng nồng độ Loratadine trong huyết tương. Về lâm sàng, không có sự thay đổi tính an toàn của Loratadine, không ghi nhận tác dụng an thần, hiện tượng ngất có thể xảy ra khi sử dụng điều trị đồng thời 2 thuốc.

5. Tác dụng phụ của thuốc Lorabay

Tác dụng phụ thường gặp có thể kể đến như: Miệng khô, đau đầu, buồn nôn, người mệt mỏi...Nếu trong quá trình sử dụng có xuất hiện bất cứ tác dụng ngoại ý nào, hãy thông báo cho bác sĩ hoặc dược sĩ có chuyên môn để nhận được sự hỗ trợ thích hợp.

Nếu có thêm bất cứ thắc mắc gì cần giải đáp khi dùng thuốc Lorabay, bệnh nhân nên chủ động trao đổi với bác sĩ, dược sĩ để được tư vấn cách dùng thuốc sao cho hiệu quả và tốt nhất.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

42K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan