Rối loạn kali máu do thuốc

Bài viết được viết bởi Dược sĩ Hoàng Nguyễn Kim Thoa - Dược sĩ lâm sàng, Khoa Dược - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City

Tổng lượng kali dự trữ trong cơ thể khoảng 3000 mEq (50-70 mEq/kg thể trọng), tập trung chủ yếu trong tế bào (140 mEq/L). Trong máu và dịch ngoại bào, nồng độ kali bình thường 3,5 – 5 mEq/L. Đó chính là giá trị kali đo được khi xét nghiệm máu. Kali máu được coi giảm khi nồng độ kali máu <3,5 mEg/L (mmol/l). Kali máu được coi là tăng khi nồng độ kali máu >5 mEq/L (mmol/l). Điều hòa nồng độ kali trong cơ thể thông qua hai quá trình: trao đổi kali nội bào - dịch ngoại bào và đào thải kali qua thận.

1. Các loại thuốc có thể gây rối loạn kali máu

Hạ kali máu do thuốc có thể do tăng thải kali qua nước tiểu, thường gặp nhất ở bệnh nhân sử dụng lợi tiểu (đặc biệt là furosemid) mà không bổ sung thêm kali. Ngoài ra, một số thuốc có thể gây hạ kali thông qua tăng đào thải kali từ đường tiêu hóa (thuốc nhuận tràng) hoặc tăng vận chuyển kali từ dịch ngoại bào vào tế bào. Hạ kali có thể xuất hiện sớm và nghiêm trọng hơn ở bệnh nhân sốt cao, nôn nhiều, tiêu chảy hoặc bệnh nhân dùng chế độ ăn ít kali.

Tăng kali máu do thuốc khá hiếm gặp ở người có chức năng thận bình thường, tỷ lệ gặp thường <10%. Tăng kali máu do thuốc phổ biến hơn ở bệnh nhân tuổi cao, chức năng thận suy giảm hoặc sử dụng đồng thời nhiều thuốc gây tăng kali. Các thuốc gây tăng kali có thể do tăng lượng kali đưa vào cơ thể, tăng hấp thu kali, tăng chuyển dịch kali từ tế bào ra dịch ngoại bào hoặc giảm đào thải kali qua thận.

Các thuốc có thể gây tăng kali Chỉ định điều trị chính
Acid amin truyền Nuôi dưỡng tĩnh mạch, điều chỉnh tình trạng thiếu protein
Chế phẩm bổ sung kali Hạ kali máu
Chẹn beta (Ví dụ: propranolol, bisoprolol, nebivolol, metoprolol, carvedilol…) Bệnh mạch vành mạn tính, suy tim, tăng huyết áp, rối loạn nhịp tim
Chẹn kênh calci
(Thường gặp hơn ở verapamil)
Tăng huyết áp, rối loạn nhịp tim
Digoxin Suy tim, rung nhĩ
Lợi tiểu kháng aldosteron (lợi tiểu giữ kali) – spironolacton Hội chứng tăng aldosteron tiên phát, suy tim, phù, cổ chướng, tăng huyết áp
NSAID (Ví dụ: ibuprofen, diclofenac, celecoxib, etoricoxib…) Giảm đau, chống viêm, hạ sốt
Trimetoprim Nhiễm khuẩn
Ức chế calcineurin (tacrolimus, cyclosporin) Ức chế miễn dịch – chống thải ghép sau ghép tạng
Ức chế men chuyển
(Ví dụ: perindopril, lisinopril, enalapril
Tăng huyết áp, suy tim
Ức chế thụ thể angiotensin
(Ví dụ: losartan, telmisartan, valsartan, irbesartan)
Tăng huyết áp, suy tim
Các thuốc có thể gây tăng kali Chỉ định điều trị chính
Lợi tiểu (Ví dụ: furosemid, hydroclorothiazid) Phù (do suy tim, xơ gan, suy thận, phù phổi cấp), tăng huyết áp
Cường beta giao cảm (Ví dụ: salbutamol) Hen phế quản, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
Dẫn chất xanthin (Ví dụ: theophylin, caffein) Chậm nhịp tim, hen phế quản, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
Amphotericin B Điều trị nấm
Insulin Tiểu đường
Corticoid (Ví dụ: methylprednisolon, prednisolon) Chống viêm, chống dị ứng, ức chế miễn dịch

2. Dấu hiệu bị rối loạn kali máu do thuốc

Không phải tất cả bệnh nhân rối loạn kali máu đều có biểu hiện lâm sàng.

  • Biểu hiện hạ kali máu có thể bao gồm đau cơ, chuột rút, yếu liệt cơ, táo bón kéo dài, chướng bụng (dấu hiệu thần kinh – cơ), trống ngực, hồi hộp, ngất (dấu hiệu tim mạch).
  • Biểu hiện của tăng kali có thể bao gồm dị cảm đầu chi hoặc quanh miệng, vô cảm hoặc tê đầu ngón (dấu hiệu thần kinh), trống ngực, hồi hộp, ngất (dấu hiệu tim mạch).
Ngất xỉu
Ngất là biểu hiện hạ kali máu

3. Làm thế nào khi bị rối loạn kali máu do dùng thuốc


Tới ngay cơ sở y tế nếu có triệu chứng tăng hoặc hạ kali máu

  • Nhân viên y tế sẽ đánh giá mối liên quan giữa thuốc và tình trạng tăng – hạ kali máu để quyết định ngừng thuốc trên lâm sàng và xử trí theo mức độ nặng
  • Để phòng ngừa rối loạn kali máu do dùng thuốc, không tự ý dùng các thuốc cần kê đơn hoặc tự ý kéo dài đơn thuốc mà không tái khám. Khám sức khỏe định kỳ (6 tháng/lần ở người khỏe mạnh và 1-3 tháng/lần ở người có bệnh mạn tính ổn định) và tái khám theo đúng lịch hẹn của bác sĩ. Theo dõi các biểu hiện của tăng và hạ kali máu nếu đang dùng các thuốc có thể gây tăng hoặc hạ kali theo tư vấn của bác sĩ và dược sĩ.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

9.3K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan