Thuốc giãn phế quản trong điều trị COPD

Hiện nay, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) là nguyên nhân tử vong đứng hàng thứ 9 trên toàn thế giới, chiếm hơn 3% tổng số ca tử vong. Bệnh nhân COPD không chỉ dễ mắc các bệnh về phổi, cơ xương khớp và tâm lý, mà còn phải nhập viện nhiều hơn và có chất lượng cuộc sống kém. Vì thế, việc sử dụng các thuốc giãn phế quản đã góp phần giảm bớt những gánh nặng bệnh tật này.

1. Thuốc giãn cơ trơn phế quản là thuốc gì?

Thuốc giãn cơ trơn phế quản là một loại thuốc có tác dụng làm giãn và mở đường dẫn khí hoặc phế quản trong phổi. Việc uống thuốc giãn cơ trơn phế quản khi đường thở bị co thắt hoặc thu hẹp do các bệnh đường hô hấp như hen suyễn và bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD), gây ra co thắt phế quản sẽ giúp làm giãn hoặc mở rộng các cơ trong đường thở, giúp người bệnh thở dễ dàng hơn.

Dựa theo hóa dược, thuốc giãn cơ trơn phế quản được phân loại thành thuốc chủ vận beta 2, thuốc kháng cholinergic và cuối cùng là các dẫn xuất xanthine. Những loại thuốc giãn cơ trơn phế quản này đều có cùng tác dụng là làm mở rộng hơn đường hô hấp (hay đường thở), nhưng chúng hoạt động trên các thụ thể không giống nhau trong cơ thể. Cụ thể như sau:

  • Thuốc giãn cơ trơn phế quản chủ vận trên beta-2 kích thích thụ thể beta trong đường thở. Loại thuốc giãn cơ trơn phế quản này giúp cải thiện luồng không khí và giảm các triệu chứng như khó thở.
  • Thuốc giãn cơ trơn phế quản kháng cholinergic ngăn chặn hoạt động của acetylcholine. Acetylcholine là một chất hóa học được giải phóng bởi các dây thần kinh có thể dẫn đến thắt chặt các ống phế quản. Bằng cách ngăn chặn hoạt động của chất hóa học này, thuốc giãn cơ trơn phế quản kháng cholinergic làm cho đường thở thư giãn và mở ra.
  • Các giãn cơ trơn phế quản thuộc dạng dẫn xuất của xanthine như theophyline (ở dạng viên nang, viên nén hoặc chất lỏng) cũng làm giãn cơ trơn trong đường thở, tuy nhiên cách thức hoạt động của chúng không được rõ ràng. Do vậy, các bác sĩ hiếm khi kê thuốc theophylline vì nhiều người bệnh đã gặp phải tác dụng phụ đáng kể.

2. Có những loại thuốc giãn cơ trơn phế quản nào?

Có hai loại thuốc giãn cơ trơn phế quản chính dựa trên thời gian tác dụng của thuốc. Thuốc giãn cơ trơn phế quản tác dụng ngắn hạn và tác dụng dài hạn điều trị các tình trạng bệnh đường hô hấp khác nhau và thường được bán theo đơn.

2.1. Thế nào là các thuốc giãn cơ trơn phế quản tác dụng ngắn hạn?

Các thuốc giãn cơ trơn phế quản thường được sử dụng để điều trị các bệnh như hen suyễn và khí phế thũng. Các bác sĩ thường gọi những thuốc giãn cơ trơn phế quản tác dụng ngắn hạn này là thuốc giãn cơ trơn phế quản tác dụng nhanh. Thuốc giãn cơ trơn phế quản tác dụng ngắn hạn giúp điều trị các triệu chứng xuất hiện đột ngột, cần xử trí gấp như thở khò khè, khó thở và tức ngực.

Tác dụng của các thuốc giãn cơ trơn phế quản tác dụng ngắn hạn thường nhanh chóng, thấy rõ chỉ trong vòng vài phút. Mặc dù thuốc giãn cơ trơn phế quản tác dụng ngắn hạn có tác dụng nhanh, nhưng thời gian tác dụng thường không lâu, hiệu quả điều trị thường chỉ kéo dài 4 giờ đến 5 giờ.

Các thuốc giãn cơ trơn phế quản tác dụng ngắn hạn phổ biến bao gồm:

  • Albuterol (Ventolin HFA, ProAir HFA, Proventil HFA);
  • Levalbuterol (Xopenex HFA);
  • Pirbuterol (Maxair).
thuốc giãn cơ trơn phế quản
Tác dụng của các thuốc giãn cơ trơn phế quản tác dụng ngắn hạn thường nhanh chóng

2.2. Thế nào là các thuốc giãn cơ trơn phế quản tác dụng kéo dài?

Theo Học viện Dị ứng, Hen suyễn và Miễn dịch học Hoa Kỳ, nếu một người bệnh cần thuốc giãn cơ trơn phế quản tác dụng nhanh hàng ngày chứng tỏ nhưng bệnh nhân này đang không kiểm soát tốt các triệu chứng của bệnh và có thể cần tới các thuốc giãn cơ trơn phế quản tác dụng kéo dài.

Những thuốc giãn cơ trơn phế quản tác dụng kéo dài không có tác dụng nhanh như thuốc giãn cơ trơn phế quản tác dụng ngắn hạn và không được sử dụng để điều trị các triệu chứng cấp tính hoặc đột ngột do các bệnh về đường hô hấp gây ra. Tuy nhiên, tác dụng của các thuốc giãn cơ trơn phế quản tác dụng kéo dài thường kéo dài trong 12 giờ đến 24 giờ và được hướng dẫn sử dụng hàng ngày để ngăn ngừa các triệu chứng liên quan tới vấn đề hô hấp phát triển.

Các thuốc giãn cơ trơn phế quản tác dụng kéo dài phổ biến bao gồm:

  • Salmeterol (Serevent);
  • Formoterol ( Perforomist );
  • Aclidinium (Tudorza);
  • Tiotropium (Spiriva);
  • Umeclidinium (Incruse).

3. Cách dùng các thuốc giãn cơ trơn phế quản như thế nào?

Lựa chọn loại thuốc giãn cơ trơn phế quản và cách sử dụng đúng cách là rất quan trọng để đảm bảo người dùng được nhận đúng liều lượng thuốc để đạt được hiệu quả điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD). Loại thuốc giãn cơ trơn phế quản tốt nhất để dùng có thể phụ thuộc vào độ tuổi, kinh tế của một người, mức độ ý thức của họ và bao gồm cả sở thích cá nhân.

Thiết bị chứa thuốc giãn cơ trơn phế quản phù hợp với khả năng của người dùng sẽ mang lại hiệu quả điều trị cao nhất. Thuốc giãn cơ trơn phế quản dạng hít được ưa chuộng nhất vì cho phép thuốc đi đến phổi nhanh chóng, tác dụng xuất hiện ngay. Ngoài ra, thuốc giãn cơ trơn phế quản dạng hít còn có ưu điểm là chỉ cần dùng liều lượng thuốc nhỏ, nên dẫn đến ít tác dụng phụ trên toàn cơ thể hơn so với khi mọi người dùng thuốc giãn cơ trơn phế quản bằng đường uống.

Mặc dù vậy, điều quan trọng là phải hiểu cách dùng thuốc giãn cơ trơn phế quản đúng cách để đảm bảo rằng thuốc đến phổi nhiều nhất có thể. Các cách phổ biến nhất để sử dụng thuốc giãn cơ trơn phế quản bao gồm:

  • Ống hít MDI

Ống hít theo liều định lượng (MDI) là một ống nhỏ chứa thuốc giãn cơ trơn phế quản, có bộ phận điều áp. Thiết bị ống hít MDI giải phóng thuốc giãn cơ trơn phế quản khi người dùng ấn xuống ống đựng thuốc. Nhờ tác dụng của chất đẩy trong ống hít MDI và lực hít của cơ thể, một liều thuốc thuốc giãn cơ trơn phế quản đi vào phổi. Nếu một người bệnh không phối hợp hiệu quả việc dùng MDI, một số loại thuốc có thể nằm ở phía sau cổ họng hoặc miệng thay vì phổi, ảnh hưởng đến kết quả điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD).

  • Máy phun sương

Máy phun sương chứa thuốc giãn cơ trơn phế quản ở dạng chất lỏng và biến chúng thành dạng xịt.

  • Ống hít bột khô

Thuốc giãn cơ trơn phế quản trong ống hít bột khô không có chất đẩy và tồn tại ở dạng bột.

  • Ống hít sương mềm

Một số loại thuốc giãn cơ trơn phế quản có sẵn trong ống hít sương mềm ở dạng khí dung. Ống hít sương mềm sẽ đưa một đám mây khí dung vào phổi mà không cần thuốc đẩy. Nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Quốc tế về Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính chỉ ra rằng thuốc giãn cơ trơn phế quản ở dạng khí dung từ ống hít sương mềm di chuyển chậm hơn và tồn tại lâu hơn so với khí dung từ MDI, do đó sẽ cung cấp nhiều thuốc hơn đến phổi và ít hơn ở phía sau cổ họng.

Ngoài ra, còn có các dạng thuốc giãn cơ trơn phế quản bao gồm viên nén và si-rô.

thuốc giãn cơ trơn phế quản
Thiết bị ống hít MDI giải phóng thuốc giãn cơ trơn phế quản khi người dùng ấn xuống ống đựng thuốc

4. Vai trò của các thuốc giãn cơ trơn phế quản trong điều trị COPD?

Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) là nguyên nhân của gánh nặng kinh tế xã hội lớn ở Châu Á với tỷ lệ hiện mắc ước tính tổng thể là 6,3% trên chín vùng lãnh thổ Châu Á - Thái Bình Dương. Tuy nhiên, thuốc giãn cơ trơn phế quản còn có rất ít nghiên cứu đề cập đến tính thích hợp của việc chăm sóc dược phẩm sử dụng trong những việc điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD). Để xác định và phân tích các vấn đề tiềm ẩn trong việc sử dụng thuốc giãn cơ trơn phế quản và để cải thiện chất lượng điều trị bằng thuốc tối ưu, một số nghiên cứu đã được tiến hành dựa trên dân số để đánh giá các mô hình kê đơn thuốc giãn cơ trơn phế quản, đánh giá sự thay đổi theo thời gian và trong các dịch vụ chăm sóc sức khỏe khác nhau.

Hướng dẫn của Sáng kiến ​​Toàn cầu về Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (GOLD) khuyến cáo rằng thuốc giãn cơ trơn phế quản là phương pháp chính để kiểm soát bệnh COPD. Thuốc giãn cơ trơn phế quản có thể được sử dụng qua đường hít hoặc đường uống. Về mặt hiệu quả cộng với tính an toàn, thuốc giãn cơ trơn phế quản dạng hít được khuyến cáo nhiều hơn hơn thuốc giãn cơ trơn phế quản dạng uống. Hơn nữa, thuốc giãn cơ trơn phế quản tác dụng kéo dài dạng hít tiện lợi hơn và hiệu quả hơn thuốc giãn cơ trơn phế quản tác dụng ngắn dạng hít.

Một số nhà nghiên cứu đã khám phá ra việc sử dụng thuốc giãn cơ trơn phế quản ở bệnh nhân COPD trong điều kiện lâm sàng thực tế và so sánh việc tuân thủ các hướng dẫn cho thấy: “Có sự khác biệt về hiệu quả điều trị giữa các khu vực địa lý và theo múi giờ trên thế giới”. Cùng với đó, nghiên cứu trước đây cũng đã chỉ ra rằng các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe có tác động rõ ràng đến các mô hình chăm sóc đối với nhiều loại bệnh, trong đó bao gồm cả bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD).

5. Có thể gặp phải những phản ứng phụ nào khi sử dụng các thuốc giãn cơ trơn phế quản?

Tương tự như hầu hết các loại thuốc, một người có thể gặp phải các tác dụng ngoài ý muốn từ thuốc giãn cơ trơn phế quản. Mức độ nghiêm trọng của các tác dụng mà người sử dụng không mong muốn đôi khi phụ thuộc vào liều lượng thuốc mà người đó nhận được. Cụ thể, thông thường liều dùng càng cao thì sẽ càng có nhiều khả năng phát triển các tác dụng phụ. Tuy nhiên, tác dụng phụ cũng vẫn sẽ có thể xảy ra với liều lượng nhỏ thuốc giãn cơ trơn phế quản. Bên cạnh đó, rủi ro gặp phải các tác dụng trái mong muốn khi sử dụng thuốc giãn cơ trơn phế quản cũng có thể khác nhau tùy thuộc vào loại thuốc giãn cơ trơn phế quản được dùng là thuốc chủ vận beta 2 hay thuốc kháng cholinergic.

Các tác dụng phụ có thể xảy ra khi người bệnh sử dụng thuốc giãn cơ trơn phế quản bao gồm:

Ngoài ra, thuốc giãn cơ trơn phế quản cũng có thể gây ra các tác dụng ngược lại (phản ứng ngược trong một số tình huống) và khiến tình trạng co thắt cơ trơn phế quản trở nên trầm trọng hơn hoặc dẫn đến co thắt phế quản mạnh. Phản ứng dị ứng cũng có thể xảy ra với thuốc giãn cơ trơn phế quản dẫn tới các triệu chứng như phát ban, khó thở,... Vì vậy, sử dụng thuốc giãn cơ trơn phế quản cần có chỉ định của bác sĩ và khi phát hiện các triệu chứng nghi là tác dụng phụ của thuốc hãy đến ngay bệnh viện để được xử lý kịp thời.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

4.3K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan