Thuốc Pfizerpen: Công dụng, chỉ định và lưu ý khi dùng

Pfizerpen là thuốc chống nhiễm khuẩn để điều trị các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn và ngăn ngừa biến chứng nhiễm trùng tim. Do là kháng sinh tiêm nên việc sử dụng Pfizerpen cần tuân thủ đúng hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ.

1. Chỉ định thuốc Pfizerpen

Thuốc Pfizerpen thường được chỉ định để điều trị nhiều loại bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn và ngăn ngừa biến chứng nhiễm trùng tim (viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn) ở những bệnh nhân mắc bệnh tim đang phẫu thuật.

Thuốc Pfizerpen được biết đến như một loại thuốc kháng sinh Penicillin tự nhiên, hoạt động bằng cách ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn.

2. Liều dùng và cách dùng thuốc Pfizerpen

Tùy thuộc vào từng dạng bào chế, thuốc Pfizerpen có thể được tiêm vào tĩnh mạch hoặc vào bắp theo chỉ dẫn của bác sĩ. Liều lượng dựa trên tình trạng sức khỏe và phản ứng với liệu pháp. Đối với trẻ em, liều dùng cũng dựa trên cân nặng.

Nếu muốn điều trị bằng thuốc Pfizerpen ở nhà, người bệnh nên đọc kĩ các hướng dẫn chuẩn bị và tham khảo ý kiến dược sĩ, bác sĩ. Trước khi sử dụng, hãy quan sát hỗn dịch bằng mắt thường để tìm dấu hiệu các hạt hoặc sự đổi màu. Nếu thấy có, loại bỏ và không sử dụng hỗn dịch trên.

Dùng các kháng sinh Aminoglycosid (như Gentamicin) tách biệt với thuốc Pfizerpen. Tuyệt đối không trộn lẫn các hỗn dịch với nhau trong cùng một dịch truyền tĩnh mạch. Để đạt hiệu quả tốt nhất nên sử dụng kháng sinh này vào các thời điểm nhất định cách đều nhau.

Tiếp tục dùng thuốc Pfizerpen cho đến khi hết lượng thuốc theo quy định, ngay cả khi các triệu chứng đã biến mất chỉ sau một vài ngày. Ngừng thuốc quá sớm có thể tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, dẫn đến tái nhiễm trùng.

Đọc kĩ hướng dẫn sử dụng và tham khảo ý kiến dược sĩ, bác sĩ trước khi điều trị bằng thuốc Pfizerpen ở nhà
Đọc kĩ hướng dẫn sử dụng và tham khảo ý kiến dược sĩ, bác sĩ trước khi điều trị bằng thuốc Pfizerpen ở nhà

3. Tác dụng không mong muốn thuốc Pfizerpen

Cũng tương tự như nhiều loại thuốc dạng tiêm truyền khác, Pfizerpen cũng có thể gây đau, sưng, đỏ tại chỗ tiêm. Thông báo cho bác sĩ nếu bạn thấy có phản ứng phụ nào như sau: đau khớp, đau cơ, yếu cơ, sưng mắt cá chân, sưng bàn chân, nước tiểu sẫm màu hoặc đục, cực kỳ mệt mỏi, rối loạn nhịp tim, các dấu hiệu nhiễm trùng mới (ví dụ: sốt cao, đau họng dai dẳng), dễ bị bầm tím, dễ chảy máu, dấu hiệu cảnh báo các vấn đề về thận (như thay đổi lượng nước tiểu), tê bì, ngứa ran cánh tay, chân, co giật, cử động mất kiểm soát, lú lẫn.

Nếu được dùng để điều trị bệnh giang mai hoặc các bệnh nhiễm trùng xoắn khuẩn khác (ví dụ: bệnh Lyme), thuốc Pfizerpen có thể gây ra phản ứng Jarisch-Herxheimer. Tình trạng này có thể khởi phát từ 1 đến 2 giờ sau khi tiêm thuốc và kéo dài đến 24 giờ. Người bệnh và gia đình nên thông báo cho bác sĩ ngay lập tức gặp bất kỳ triệu chứng nào như: sốt, ớn lạnh, đau cơ, vết loét trên da trở nên tệ hơn, tim đập nhanh, thở nhanh, chóng mặt, đỏ bừng.

Trong trường hợp hiếm, thuốc Pfizerpen có thể gây ra tiêu chảy do Clostridium difficile, một loại vi khuẩn kháng thuốc. Tình trạng này có thể kéo dài vài tuần đến vài tháng sau khi ngừng điều trị. Người bệnh không nên dùng thuốc chống tiêu chảy hoặc thuốc giảm đau Opioid nếu có bất kỳ triệu chứng nào kể trên vì những loại thuốc này có thể làm cho tác dụng phụ trầm trọng hơn. Hãy cho bác sĩ ngay lập tức nếu thấy phát triển: tiêu chảy dai dẳng, đau bụng hoặc đau dạ dày, chuột rút, thấy có máu hoặc chất nhầy trong phân.

Sử dụng Pfizerpen trong thời gian dài hoặc lặp đi lặp lại có thể dẫn đến nấm miệng hoặc nhiễm nấm âm đạo. Trao đổi với bác sĩ để được thăm khám và hướng dẫn nếu phát hiện có các mảng trắng trong miệng, thay đổi dịch tiết âm đạo hoặc có các triệu chứng khác.

4. Thận trọng khi dùng thuốc Pfizerpen

Trước khi dùng thuốc Pfizerpen, hãy lưu ý một số vấn đề sau:

  • Nếu bạn bị dị ứng với kháng sinh Penicillin hoặc Cephalosporin hoặc có bất kỳ tình trạng nào khác, hãy thông báo ngay cho bác sĩ;
  • Chia sẻ thông tin tiền sử bệnh lý của bạn, đặc biệt là: Bệnh thận, bệnh hen suyễn.
  • Pfizerpen có thể làm vô hiệu hóa tác dụng của vắc-xin vi khuẩn sống (chẳng hạn như vắc-xin thương hàn). Do vậy không nên tiêm ngừa trong khi sử dụng thuốc Pfizerpen trừ khi được bác sĩ đồng ý.
  • Một số dạng bào chế của thuốc này có chứa Natri. Hãy hỏi ý kiến ​​bác sĩ hoặc dược sĩ nếu bạn đang cần phải ăn kiêng, hạn chế muối hoặc đang mắc một vấn đề về sức khỏe có thể nặng hơn nếu tăng lượng muối hấp thu (ví dụ: suy tim sung huyết).
  • Một số dạng bào chế của thuốc này có chứa Kali. Tham khảo ý kiến ​​bác sĩ hoặc dược sĩ nếu bạn đang dùng chất bổ sung kali, sản phẩm thay thế muối có chứa kali hoặc thuốc có thể làm tăng kali (bao gồm thuốc ức chế ACE như Lisinopril), hoặc nếu bạn đang có mức kali cao (tăng kali máu).
  • Chức năng thận chưa phát triển đầy đủ ở trẻ sơ sinh, đồng thời cũng có dấu hiệu suy giảm khi già đi. Thuốc Pfizerpen được thận lọc. Do đó, trẻ sơ sinh và người cao tuổi có thể có nhiều nguy cơ bị tác dụng phụ hơn khi sử dụng thuốc này.
  • Với phụ nữ đang mang thai, chỉ nên sử dụng thuốc Pfizerpen khi thật sự cần thiết. Với phụ nữ đang nuôi con, thuốc Pfizerpen có đi vào sữa mẹ. Do vậy cả hai đối tượng này đều nên thảo luận kĩ về những lợi ích và rủi ro của thuốc với bác sĩ.
  • Một số thuốc có thể tương tác với Pfizerpen là: thuốc kháng đông máu (ví dụ: Warfarin), Methotrexate, thuốc chống viêm NSAIDS (ví dụ: Aspirin, Indomethacin), Tetracyclines.
  • Thuốc Pfizerpen có thể ảnh hưởng đến kết quả một số xét nghiệm (ví dụ xét nghiệm glucose niệu). Do vậy cần đảm bảo nhân viên xét nghiệm và tất cả các bác sĩ biết bạn đang sử dụng loại thuốc này.
Tương tác thuốc có thể làm giảm tác dụng của jentadueto
Một số thuốc có thể bị tương tác với thuốc Pfizerpen

5. Một số lưu ý về thuốc Pfizerpen

  • Quá liều: Nếu sử dụng thuốc Pfizerpen quá liều và thấy các triệu chứng như ngất xỉu hoặc khó thở, cần đưa người bệnh đi cấp cứu ngay. Một số triệu chứng khác của quá liều là: co giật, lú lẫn, thay đổi tâm trạng (ví dụ: kích động).
  • Ngoài ra người bệnh được khuyến khích nên khám sức khỏe định kỳ, bao gồm các xét nghiệm y tế như xét nghiệm công thức máu, đánh giá chức năng thận, đo nồng độ Kali / Natri...để theo dõi tiến triển của nhiễm trùng và dự phòng các tác dụng phụ.
  • Quên liều: Để thuốc phát huy lợi ích cao nhất, người bệnh cần tuân thủ đúng lịch trình dùng thuốc. Nếu bỏ lỡ một lần tiêm, cần liên hệ ngay với bác sĩ để được thiết lập lịch dùng thuốc mới. Không tiêm gấp đôi liều thuốc để bắt kịp lịch trình.
  • Bảo quản: Bảo quản thuốc Pfizerpen theo hướng dẫn của dược sĩ và thông tin trong gói bao bì sản phẩm. Giữ thuốc ở xa tầm với của trẻ nhỏ và phạm vi hoạt động của vật nuôi.

Trên đây là những thông tin quan trọng về thuốc Pfizerpen, trước khi sử dụng bạn cần lưu ý nắm rõ để việc dùng thuốc đạt được hiệu quả cao cũng như hạn chế tối đa những rủi ro cho người bệnh.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

353 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • Korazon Inj
    Công dụng thuốc Korazon Inj

    Thuốc Korazon Inj thuộc nhóm thuốc kháng virus và chống nhiễm khuẩn. Thuốc được chỉ định để điều trị nhiễm khuẩn trên cơ thể. Vậy cần những lưu ý gì khi sử dụng thuốc Korazon Inj? Hãy cùng tìm hiểu ...

    Đọc thêm
  • banner natives image QC
    Giải pháp hỗ trợ điều trị và dự phòng xơ vữa động mạch

    Nattokinase trong sản phẩm vừa có tác dụng phân giải cục máu đông, vừa có tác dụng kích hoạt các enzyme

    Đọc thêm
  • Công dụng thuốc Miraclav
    Công dụng thuốc Miraclav

    Thuốc Miraclav thuộc nhóm thuốc chống nhiễm khuẩn, điều trị ký sinh trùng, kháng virus, kháng nấm. Thuốc có 2 thành phần chính là Amoxicillin (875mg) và Clavulanic acid (125mg), được bào chế dưới dạng viên nén.

    Đọc thêm
  • klonaxol
    Công dụng thuốc Klonaxol

    Thuốc Klonaxol là thuốc trị ký sinh trùng, kháng virus và chống nhiễm khuẩn. Thành phần chính có trong thuốc là hoạt chất Cefoperazone. Vậy cần có những lưu ý gì khi sử dụng thuốc Klonaxol? Hãy cùng tìm hiểu ...

    Đọc thêm
  • Cledamed 150
    Công dụng thuốc Cledamed 150

    Cledamed 150 với thành phần chính là Clindamycin, thuộc nhóm thuốc trị ký sinh trùng, kháng nấm, kháng virus, chống nhiễm khuẩn. Việc chủ động tìm hiểu về công dụng thuốc Cledamed 150, cũng như liều dùng, cách dùng sẽ ...

    Đọc thêm
  • dalisone
    Công dụng thuốc Dalisone

    Dalisone chứa thành phần Ceftriaxone 1g, thuộc nhóm thuốc trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn, kháng virus, kháng nấm, được sử dụng để điều trị các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp, nhiễm trùng vết thương, nhiễm trùng tiêu ...

    Đọc thêm