Thuốc phiện ngăn chặn cảm giác đau như thế nào?

Thuốc giảm đau nhóm Opioid được sử dụng rất rộng rãi để giảm đau từ mức độ trung bình tới nghiêm trọng do nhiều nguyên nhân khi mà các thuốc giảm đau khác kém hiệu quả, góp phần không nhỏ cải thiện chất lượng sống của bệnh nhân. Tuy nhiên, sử dụng nhóm thuốc này cũng đem lại những nguy cơ nghiêm trọng như sử dụng nhầm, lạm dụng, gây nghiện, quá liều, thậm chí là tử vong.

1. Một số thông tin chung về thuốc giảm đau nhóm Opioid

Thuốc giảm đau nhóm Opioid thường được sử dụng trong trường hợp người bệnh vừa trải qua phẫu thuật, bị chấn thương nặng hay để làm dịu những cơn đau mãn tính. Thuốc giảm đau được tinh chế từ cây thuốc phiện được gọi là thuốc phiện (opiat). Phiên bản nhân tạo của những loại thuốc này là opioid, nhưng từ đó thường được dùng để chỉ tất cả các dạng opiat. Thuốc giảm đau nhóm Opioid và thuốc phiện có cùng cơ chế hoạt động.

Opioid là chất gây nghiện, giúp ngăn chặn cảm giác đau. Các dạng opioid nhẹ hơn cũng có thể giúp giảm ho hoặc giảm tiêu chảy nặng.

2. Các phương pháp sử dụng thuốc giảm đau nhóm Opioid

Tuỳ vào từng trường hợp mà có các phương pháp sử dụng thuốc khác nhau:

  • Viên hoặc dung dịch uống.
  • Xịt mũi.
  • Miếng dán trên da.
  • Viên ngậm dưới lưỡi hay đặt giữa nướu và má.
  • Viên đặt.
  • Thuốc tiêm tĩnh mạch.
  • Thuốc tiêm bắp.
  • Thuốc tiêm ngoài màng cứng.
  • Bơm thuốc liên tục qua catheter.

Thuốc giảm đau chứa opioid có hai dạng là tác dụng ngắn và tác dụng kéo dài. Loại tác dụng ngắn thường coi opioid làm thuốc giảm đau duy nhất hoặc kết hợp opioid với một loại thuốc giảm đau khác, chẳng hạn như acetaminophen hoặc ibuprofen. Thuốc này bắt đầu có tác dụng trong khoảng 15 đến 30 phút, và kéo dài trong 3 đến 4 giờ.

Thuốc giảm đau chứa opioid tác dụng kéo dài phù hợp với những cơn đau do chấn thương nặng hay phẫu thuật, và thường được kê cho những cơn đau chỉ kéo dài trong vài ngày.

Trong trường hợp người bệnh có những cơn đau từ vừa đến nặng trong thời gian dài, bác sĩ sẽ kê những loại thuốc giảm đau có tác dụng kéo dài hơn, với khả năng giảm đau ổn định từ 8-12 giờ và phải uống đều đặn theo lịch.

Thuốc giảm đau chứa opioid tác dụng ngắn cũng được sử dụng trong điều trị dài hạn như một loại “thuốc cứu cánh” vào những thời điểm cơn đau tăng nặng.

thuoc-phien-ngan-chan-cam-giac-dau-nhu-nao
Thuốc giảm đau chứa opioid phù hợp với những cơn đau do chấn thương nặng hay phẫu thuật

3. Thuốc giảm đau nhóm Opioid hoạt động như thế nào?

Opioid đính vào các thụ thể - một bộ phận của tế bào – được tìm thấy trong não, tuỷ sống và các phần khác của cơ thể. Chúng làm giảm các tín hiệu đau truyền đến não và giảm cảm giác đau.

3.1. Các loại thuốc giảm đau nhóm Opioid:

Một số Thuốc giảm đau nhóm Opioid thường gặp bao gồm:

3.2. Tác dụng phụ của thuốc

Thuốc giảm đau chứa opioid làm chậm nhịp thở, nhịp tim và hạ huyết áp, vì vậy, người bệnh cần cẩn trọng tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng loại thuốc này, nhất là khi đang dùng kèm các loại thuốc khác.

Ngoài ra, còn một số tác dụng phụ cần lưu ý như sau:

  • Táo bón.
  • Chóng mặt.
  • Buồn nôn.
  • Suy giảm nhận thức và trí nhớ.
  • Nôn.

Một số loại thuốc còn có thể ảnh hưởng đến khả năng lái xe.

3.3. Phụ thuộc thuốc và dung nạp thuốc

Phụ thuộc thuốc rất phổ biến khi người bệnh sử dụng một loại thuốc cụ thể trong thời gian dài. Khi đã phụ thuộc thể chất vào một loại thuốc, nếu ngừng sử dụng, người bệnh sẽ có những triệu chứng cai thuốc như:

  • Bồn chồn.
  • Đau cơ, đau xương.
  • Mất ngủ.
  • Tiêu chảy.
  • Nôn.
  • Rét run, nổi da gà.
  • Cử động chân không chủ đích.

Phụ thuộc thuốc thường đi đôi với dung nạp thuốc, do nhu cầu dùng liều thuốc cao hơn để có tác dụng tương tự. Nhưng liều cao hơn thường đưa đến những tác dụng phụ nguy hiểm hơn. Để tránh hiện tượng này, bác sĩ có thể thay loại thuốc giảm đau nhóm Opioid người bệnh đang dùng hay thêm thuốc giảm đau khác vào. Ngoài ra, một số biện pháp giảm đau khác có thể được sử dụng.

thuoc-phien-ngan-chan-cam-giac-dau-nhu-nao
Để tránh phụ thuộc thuốc bác sĩ có thể thay thuốc giảm đau nhóm Opioid hoặc thêm thuốc giảm đau khác vào.

3.4. Quan ngại về chứng nghiện thuốc

Đầu tiên, phải phân biệt được dung nạp thuốc, phụ thuộc thể chất vào thuốc và chứng nghiện thuốc. Chứng nghiện thuốc là bệnh lý não bộ chỉ điểm bằng các hành vi cưỡng chế, ví dụ như:

  • Không thể ngừng dùng thuốc.
  • Cảm thấy lo lắng, ủ rũ, chán nản hoặc không quan tâm đến mọi thứ.
  • Nướng hết tiền bạc vào thuốc.
  • Nói dối, giấu diếm hoặc trộm cắp vì thuốc.
  • Nói ngọng hoặc cảm thấy kích động.
  • Bỏ bê công việc, gia đình và ngoại hình.

Dung nạp thuốc và phụ thuộc thể chất vào thuốc rất thường gặp ở những người bệnh sử dụng opioid, tuy nhiên, người bệnh có thể phụ thuộc thể chất vào thuốc nhưng lại không bị nghiện. Khoảng 8 - 12% người dùng thuốc giảm đau nhóm Opioid gặp phải rối loạn sử dụng opioid.Thuốc chứa opioid có tác dụng rất tốt trong việc giảm đau, nhưng nguy cơ và tác dụng phụ luôn song hành với việc sử dụng thuốc. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ khi sử dụng thuốc, chỉ dùng thuốc theo loại và liều đã kê trong đơn của bác sĩ.Để đảm bảo an toàn, khi gặp các vấn đề về sức khỏe và có ý định sử dụng loại thuốc này, bạn nên đến cơ sở y tế gặp các bác sĩ chuyên khoa để được khám và tư vấn điều trị, kê đơn.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: webmd.com

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

26K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan