Uống thuốc tuyến giáp có ảnh hưởng đến thai nhi?

Uống thuốc tuyến giáp có ảnh hưởng đến thai nhi không là lo lắng chung của nhiều bà mẹ phát hiện có thai khi đang điều trị tuyến giáp. Mặc dù các nghiên cứu cho thấy thuốc chữa tuyến giáp ít ảnh hưởng đến thai nhi, tuy nhiên, để đảm bảo an toàn, thông thường thai phụ được chỉ định dùng thuốc chữa tuyến giáp với liều thấp nhất. Khi dùng thuốc, mẹ và bé cũng cần được theo dõi chặt chẽ suốt thai kỳ.

1. Uống thuốc tuyến giáp có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Khi mang thai, nếu người mẹ bị suy giáp hoặc cường giáp đều ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi. Do đó, để đảm bảo trẻ sinh ra được khỏe mạnh, phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ được khuyến cáo nên điều trị các bệnh về tuyến giáp trước khi mang thai.

Người mẹ có thể bị suy giáp trước khi mang thai là do mắc bệnh viêm tuyến giáp tự miễn nhưng không biết hoặc không điều trị triệt để. Hoặc do đã điều trị bệnh cường giáp (bằng các phương pháp như phẫu thuật cắt bỏ, iod phóng xạ, thuốc chữa tuyến giáp - kháng giáp tổng hợp liều cao) cũng có thể dẫn đến suy giáp khi mang thai. Bị suy giáp trong lần mang thai trước cũng có thể tiếp tục xảy ra trong những lần mang thai tiếp theo.

Trong khi đó, mang thai có thể gây ra tình trạng cường giáp ở người mẹ, do sự thay đổi của các hormone và kích thước của tuyến giáp.

tuyến giáp
Vị trí tuyến giáp

Dưới đây là các loại thuốc chữa tuyến giáp được biết đến trong điều trị các bệnh suy giáp và cường giáp ở phụ nữ mang thai:

  • Suy giáp:

Thuốc hoóc môn tuyến giáp tổng hợp, ví dụ như levothyroxin. Đây là loại thuốc được dùng để điều trị suy giáp ở cả nam giới và phụ nữ không mang thai. Với phụ nữ mang thai, liều dùng có thể được tăng lên khoảng 25 - 50%.

  • Cường giáp:

Thuốc kháng giáp tổng hợp, ví dụ như carbimazol, methimazole, methylthiouracil (MTU), propylthiouracil (PTU), thyrozol. Hầu hết các loại thuốc kháng giáp tổng hợp này đều gây tác dụng phụ đối với thai nhi, một trong số đó là gây suy giáp ở thai nhi. Tuy nhiên, trong các loại thuốc chữa tuyến giáp tổng hợp này, PTU và thyrozol được khuyến cáo cho phép dùng vì tỷ lệ ảnh hưởng đối với thai nhi thấp.

Ngoài ra, thuốc chẹn beta cũng được sử dụng để giúp làm giảm một số triệu chứng của bệnh. Tuy nhiên, việc dùng thuốc có thể đi vào bào thai và ảnh hưởng sự phát triển của thai nhi, khiến trẻ sinh ra bị nhẹ cân. Do đó, thuốc chỉ được dùng khi thật sự cần thiết.

2. Lưu ý khi dùng thuốc chữa tuyến giáp khi mang thai

Nếu phát hiện bị suy giáp hoặc cường giáp khi mang thai, người mẹ tránh quá lo lắng, thay vào đó có thể yên tâm dùng thuốc theo chỉ định điều trị của bác sĩ, đồng thời theo dõi chặt chẽ sức khỏe của mẹ và bé. Dưới đây là một số lưu ý khi dùng thuốc chữa tuyến giáp khi mang thai:

  • Đối với bệnh suy giáp:

Khi dùng thuốc hoóc môn tuyến giáp levothyroxin để điều trị suy giáp, người mẹ cần lưu ý kiểm tra chức năng tuyến giáp khoảng 6 - 8 tuần/lần, nếu thay đổi liều dùng thì sau 4 tuần.

Sau khi sinh, dùng thuốc với liều dùng như khi không mang thai. Các loại thuốc vitamin tổng hợp được bổ sung trong thai kỳ có thể làm giảm sự hấp thu của thuốc điều trị suy giáp, do đó, người mẹ cần lưu ý uống các loại thuốc cách khoảng 2 - 3 giờ.

  • Đối với bệnh cường giáp:

PTU và thyrozol là 2 loại thuốc chữa tuyến giáp - kháng giáp tổng hợp được ưu tiên sử dụng trong điều trị cường giáp nặng. Tuy nhiên, cần lưu ý điều trị với liều dùng thấp nhất, đồng thời mẹ và bé cần được theo dõi chặt chẽ các dấu hiệu như nhịp tim thai, sự phát triển của bào thai và siêu âm để kịp thời phát hiện bướu cổ có xuất hiện ở thai nhi hay không.

Siêu âm thai nên uống nhiều nước
Sử dụng thuốc chữa tuyến giáp khi mang thai theo đúng chỉ định của bác sĩ

Nếu phát hiện bị suy giáp hoặc cường giáp khi mang thai, người mẹ tránh quá lo lắng, thay vào đó có thể yên tâm dùng thuốc theo chỉ định điều trị của bác sĩ, đồng thời theo dõi chặt chẽ sức khỏe của mẹ và bé. Dưới đây là một số lưu ý khi dùng thuốc chữa tuyến giáp khi mang thai:

  • Đối với bệnh suy giáp:

Khi dùng thuốc hoóc môn tuyến giáp levothyroxin để điều trị suy giáp, người mẹ cần lưu ý kiểm tra chức năng tuyến giáp khoảng 6 - 8 tuần/lần, nếu thay đổi liều dùng thì sau 4 tuần.

Sau khi sinh, dùng thuốc với liều dùng như khi không mang thai. Các loại thuốc vitamin tổng hợp được bổ sung trong thai kỳ có thể làm giảm sự hấp thu của thuốc điều trị suy giáp, do đó, người mẹ cần lưu ý uống các loại thuốc cách khoảng 2 - 3 giờ.

  • Đối với bệnh cường giáp:

PTU và thyrozol là 2 loại thuốc chữa tuyến giáp - kháng giáp tổng hợp được ưu tiên sử dụng trong điều trị cường giáp nặng. Tuy nhiên, cần lưu ý điều trị với liều dùng thấp nhất, đồng thời mẹ và bé cần được theo dõi chặt chẽ các dấu hiệu như nhịp tim thai, sự phát triển của bào thai và siêu âm để kịp thời phát hiện bướu cổ có xuất hiện ở thai nhi hay không.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

34K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan