Vì sao thuốc chữa tăng huyết áp lại gây ho?

Một trong những phương pháp điều trị tăng huyết áp là sử dụng thuốc, bác sĩ sẽ thăm khám và chỉ định các loại thuốc khác nhau đến khi cơ thể người bệnh phù hợp với thuốc điều trị cao huyết áp. Tuy nhiên, một số nhóm thuốc điều trị tăng huyết áp lại có thể gây ho cho người bệnh.

1. Vì sao bạn bị tăng huyết áp?

Huyết áp là gì? Là áp lực của máu lên thành mạch.

Huyết áp được thể hiện bằng 2 chỉ số: Huyết áp tâm thu bình thường từ 90 đến 139 mmHg, và huyết áp tâm trương bình thường từ 60 đến 89 mmHg. Huyết áp bình thường của người lớn là: 120/80 mmHg.

Tăng huyết áp được chẩn đoán khi chỉ số huyết áp tâm thu lớn hơn 140 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương lớn hơn 90 mmHg.

Hầu hết, các trường hợp tăng huyết áp đều không rõ nguyên nhân nên gọi là tăng huyết áp vô căn. Các trường hợp còn lại, tăng huyết áp có thể là do:

  • Thừa cân: Khi bị thừa cân, béo phì thì chắc chắn bạn sẽ bị tăng huyết áp. Tình trạng thừa cân, cao huyết áp đều làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim.
  • Tuổi tác: Tuổi càng cao càng có nguy cơ tăng huyết áp bởi mạch máu bị thay đổi nhiều.
  • Hút thuốc: Đây là nguyên nhân phổ biến nhất làm tăng huyết áp. Hút thuốc lá làm hẹp mạch máu, giảm lượng oxy có sẵn trong cơ thể, khiến tim phải bơm máu mạnh hơn gây cao huyết áp.
  • Chế độ ăn giàu chất béo: Thực phẩm giàu chất béo bão hòa rất nguy hiểm đối với cơ thể.
  • Ăn mặn: Muối làm tăng hấp thu nước vào máu, gây tăng huyết áp.
  • Hệ quả của một số bệnh lý: Ví dụ như bệnh thận, bệnh tuyến giáp, u tuyến thượng thận hay tác dụng gây ra bởi thuốc tránh thai, thuốc cảm,...
Tăng huyết áp ở bệnh nhân suy thận
Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây tăng huyết áp

Tăng huyết áp rất nguy hiểm, nó có thể dẫn tới tổn thương động mạchtĩnh mạch, làm giảm lưu lượng máu đi khắp cơ thể dẫn đến đột quỵ, đau tim và suy tim. Các bộ phận khác của cơ thể như thận, chân tay và mắt cũng có thể bị tổn thương.

Huyết áp cao thường phát triển trong nhiều năm và cuối cùng nó ảnh hưởng đến tất cả các cơ quan của người bệnh. May mắn thay, huyết áp cao có thể dễ dàng được phát hiện và kiểm soát nó bằng việc sử dụng thuốc điều trị huyết áp.

2. Thuốc chữa tăng huyết áp gồm những loại nào?

Một trong những cách điều trị tăng huyết áp là sử dụng thuốc, bác sĩ sẽ thăm khám và chỉ định nhiều loại thuốc khác nhau đến khi cơ thể người bệnh chấp nhận thuốc điều trị huyết áp phù hợp:

  • Thuốc ức chế Beta: Nhóm thuốc này có tác dụng làm giãn động mạch và giúp tim đập chậm hơn, ít gây áp lực lên tim và làm giảm huyết áp.
  • Thuốc lợi niệu: Thuốc lợi niệu điều trị tăng huyết áp có tác dụng đào thải muối và lượng chất dịch dư ra ngoài cơ thể qua đường nước tiểu, giúp hạ áp lực lưu lượng máu để hạ huyết áp.
  • Nhóm gây ức chế men chuyển và thụ thể Angiotensin: Thuốc có tác dụng ức chế men chuyển sinh chất angiotensin ngăn không cho cơ thể sản sinh quá nhiều loại hóa chất này, nhờ đó mà giúp giảm áp lực máu và mạch máu giãn.
  • Thuốc chẹn Canxi: Loại thuốc điều trị tăng huyết áp này có tác dụng chặn 1 số gốc canxi thâm nhập vào cơ tim làm giảm áp lực từ tim và giảm chỉ số huyết áp;
  • Thuốc chẹn Alpha-2: Thuốc này có tác dụng giảm huyết áp và giãn mạch máu.
thuốc huyết áp Amlor
Thuốc huyết áp Amlor

Tuy nhiên, trong những thuốc điều trị huyết áp trên, có 3 nhóm thuốc sau đây có thể bị tác dụng phụ gây ho khan:

  • Nhóm gây ức chế men chuyển và thụ thể Angiotensin: Đây là nhóm thuốc huyết áp gây ho vì nó không chỉ xúc tác biến angiotensin I thành angiotensin II mà còn có vai trò trong sự phân hủy chất sinh học tên là bradykinin, nếu thuốc ức chế ACE, bradykinin không được phân hủy ở mức cần thiết sẽ thừa gây kích thích ho ở đường hô hấp dẫn tới ho khan.
  • Nhóm thuốc chẹn beta: Nhóm thuốc này làm chậm nhịp tim và hạ huyết áp, gây co thắt phế quản. Tuy nhiên tỷ lệ bị ho do dùng thuốc chẹn bêta ít hơn so với thuốc ức chế men chuyển.
  • Nhóm thuốc chẹn kênh calci: Nhóm thuốc huyết áp gây ho này hiện chưa được biết cơ chế rõ ràng. Tỷ lệ bị ho do dùng thuốc chẹn calci khoảng 1 - 6%. Bên cạnh đó, nhóm thuốc này còn có thể làm hạ huyết áp bởi nó chặn dòng ion calci không cho đi vào tế bào cơ trơn của các mạch máu gây giãn mạch.

3. Dùng thuốc điều trị tăng huyết áp bị ho phải làm sao?

  • Nếu ho nhiều có thể dùng thuốc trị ho thông thường trong vài ngày. Khi dùng hết đơn kê thuốc trị ho mà không đỡ thì người bệnh nên thăm khám bác sĩ chữa bệnh tăng huyết áp.
  • Khi bạn được chẩn đoán ho do thuốc điều trị tăng huyết áp thì bác sĩ sẽ thay thuốc đang dùng bằng loại thuốc mới, không gây ho hoặc cho dùng liều thấp nhất có hiệu quả.
  • Bên cạnh việc thay thế thuốc, bác sĩ sẽ thực hiện các biện pháp làm giảm các yếu tố kích thích phản xạ ho cho bạn.
Ho kéo dài
Bị ho do sử dụng thuốc huyết áp cần gặp bác sĩ để được kê đơn và điều trị

Lưu ý: Không được tự ý bỏ thuốc điều trị tăng huyết áp khi bị ho, bởi nếu dừng thuốc thì huyết áp sẽ không được kiểm soát mà sẽ tăng vọt gây nguy hiểm cho người bệnh.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

20.8K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan