Bị polyp hậu môn có nguy hiểm không?

“Bị polyp hậu môn có nguy hiểm không” là vấn đề nhận được nhiều sự quan tâm. Thực tế là chỉ có một số loại polyp (được gọi là u tuyến) có nhiều khả năng trở thành ung thư, trong khi những loại khác (polyp tăng sản hoặc viêm) hầu như không có cơ hội trở thành bệnh lý ác tính trong tương lai.

1. Polyp hậu môn trực tràng là gì?

Polyp hậu môn trực tràng xuất hiện tại từng vị trí tương ứng trong ruột kết hoặc trực tràng, được ước tính xảy ra với ít nhất 30%. Tuy nhiên, polyp hậu môn trực tràng cũng có thể xảy ra với ước tính khoảng 12% ở những trẻ bị chảy máu đường ruột.

Hầu hết các trường hợp phát hiện thấy polyp hậu môn trực tràng đều vô hại nhưng một số có thể phát triển thành ung thư về sau. Tuy nhiên, quá trình hóa thành bệnh lý ác tính vẫn có thể đòi hỏi mất nhiều năm.

2. Các loại polyp hậu môn trực tràng

Mặc dù cùng là những khối u phát triển trong ruột già, các loại polyp hậu môn trực tràng có thể mang các yếu tố nguy cơ khác nhau. Hơn nữa, kích thước của polyp cũng có liên quan đến mức độ nghiêm trọng tiềm ẩn của chúng, cụ thể:

  • Polyp tăng sản: Polyp tăng sản hoặc polyp viêm thường vô hại và không phải là nguyên nhân đáng lo ngại với khả năng ác tính thấp.
  • U tuyến: U tuyến hay còn gọi là polyp tuyến, không phải ung thư nhưng chúng có thể trở thành ác tính trong tương lai. Các u tuyến lớn hơn có nhiều khả năng trở thành ung thư hơn. Các bác sĩ thường khuyên người bệnh nên loại bỏ u tuyến càng sớm càng tốt.
  • Polyp ác tính: Polyp ác tính có chứa các tế bào ung thư. Phương pháp điều trị tốt nhất cho những polyp này sẽ tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của ung thư và sức khỏe tổng thể của từng người.
Cắt u, polyp trực tràng qua đường hậu môn
Hình ảnh bị polyp hậu môn trực tràng

3. Triệu chứng của polyp hậu môn trực tràng

Những người bị polyp đại tràng nói chung hay polyp hậu môn trực tràng nói riêng hầu hết không có dấu hiệu hoặc triệu chứng của tình trạng này.

Các bác sĩ thường chỉ tìm thấy những polyp này trong các cuộc kiểm tra định kỳ hoặc xét nghiệm cho một chứng rối loạn khác trên ống tiêu hóa. Bên cạnh đó, bác sĩ cũng có thể khuyến nghị người lớn tuổi và những người có các yếu tố nguy cơ bị polyp đại tràng nên kiểm tra thường xuyên hơn. Khi bác sĩ phát hiện sớm các khối u, người bệnh sẽ có nhiều cơ hội để loại bỏ hoàn toàn khối u phát triển mà không có biến chứng.

Khi polyp đã gây ra các triệu chứng, người bệnh có thể nhận thấy những điều sau:

  • Chảy máu từ trực tràng: Đây là triệu chứng phổ biến nhất của polyp.
  • Đau bụng: Các khối polyp lớn làm tắc một phần ruột có thể gây ra các cơn đau quặn bụng.
  • Sự thay đổi màu sắc của phân: Chảy máu do polyp có thể gây ra các sọc đỏ trong phân hoặc màu đen. Tuy nhiên, các yếu tố khác cũng có thể làm thay đổi màu sắc của phân, chẳng hạn như thực phẩm, thuốc và chất bổ sung sắt.
  • Thiếu máu do thiếu sắt. Nếu polyp gây chảy máu rỉ rả theo thời gian, người bệnh có thể bị thiếu máu thiếu sắt. Triệu chứng mắc phải là suy nhược, da xanh xao, khó thở, choáng váng hoặc ngất xỉu.
  • Thay đổi thói quen đi tiêu kéo dài hơn 1 tuần, bao gồm táo bón hoặc tiêu chảy.

4. Các nguyên nhân gây ra polyp hậu môn trực tràng

Ăn nhiều thịt đỏ có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh polyp đại tràng. Mặt khác, một người có thể đã được sinh ra với polyp đại tràng hoặc sẽ phát triển chúng trong suốt cuộc đời.

Các bác sĩ vẫn chưa biết nguyên nhân chính xác gây ra polyp đại tràng nhưng sự xuất hiện của các cấu trúc này có thể liên quan đến các yếu tố lối sống sau:

  • Một chế độ ăn nhiều chất béo;
  • Ăn không đủ chất xơ;
  • Hút thuốc lá;
  • Béo phì.

Ở một số người, yếu tố di truyền khiến các tế bào của ruột kết nhân lên nhiều hơn mức bình thường. Khi điều này xảy ra ở đại tràng, người bệnh sẽ bị polyp đại tràng. Khi xảy ra ở hậu môn trực tràng, người bệnh sẽ bị polyp hậu môn trực tràng. Như vậy, một người có nhiều khả năng phát triển polyp đại tràng nếu bản thân có các tình trạng di truyền sau:

Đồng thời, những người mắc các tình trạng này còn có nguy cơ phát triển ung thư ở một số cơ quan, bao gồm ruột non và ruột kết. Chính vì vậy, bác sĩ có thể khuyến nghị người lớn tuổi và những người có các yếu tố nguy cơ bị polyp đại tràng nên khám sàng lọc thường xuyên, đặc biệt là sau 50 tuổi.

Các thực phẩm và đồ uống giàu chất béo, muối và đường
Chế độ ăn nhiều chất béo không tốt là nguyên nhân hình thành polyp hậu môn trực tràng

5. Chẩn đoán polyp hậu môn trực tràng như thế nào?

Bác sĩ có thể bắt đầu bằng cách xem xét tiền sử bệnh, đánh giá các yếu tố nguy cơ và thực hiện khám sức khỏe. Nếu nghi ngờ có polyp đại tràng, bác sĩ có thể đề nghị các xét nghiệm thêm. Việc phát hiện sớm polyp đại tràng có thể giảm nguy cơ biến chứng về lâu dài.

Các công cụ sàng lọc có thể bao gồm:

  • Nội soi đại tràng: Trong quá trình nội soi, bác sĩ sẽ đưa vào ống camera được gọi là ống soi ruột kết vào hậu môn để kiểm tra. Sau đó, bác sĩ có thể loại bỏ bất kỳ polyp nào hoặc lấy sinh thiết và gửi đến phòng thí nghiệm để kiểm tra dưới kính hiển vi.
  • Nội soi đại tràng sigma: Một phiên bản ngắn hơn của ống soi ruột kết gọi là sigma được sử dụng để kiểm tra phần giới hạn của ruột kết. Nếu phát hiện ra polyp, bác sĩ sẽ phải tiến hành nội soi để loại bỏ chúng.
  • Nội soi đại tràng ảo: Đây là một thủ thuật không xâm lấn, trong đó bác sĩ sử dụng các phương pháp hình ảnh để kiểm tra, có thể bao gồm chụp X-quang, chụp CT hoặc quét MRI.
  • Xét nghiệm phân: Các bác sĩ cũng có thể tìm kiếm sự hiện diện của máu do đại tiện ra máu hoặc kiểm tra DNA của phân. Tùy thuộc vào kết quả, bác sĩ có thể tiến hành nội soi để xác định chẩn đoán

6. Cách điều trị polyp hậu môn trực tràng

Các bác sĩ thường sẽ đề nghị phẫu thuật để loại bỏ polyp hậu môn trực tràng. Đồng thời, người bệnh cũng cần được tư vấn tuân thủ một số thay đổi lối sống nhất định để ngăn ngừa polyp đại tràng tái phát.

Các bác sĩ có thể loại bỏ polyp đại tràng bằng các phương pháp sau:

  • Nội soi đại tràng: Các bác sĩ có thể sử dụng một dụng cụ cắt hoặc một vòng dây điện ở đầu ống soi ruột già để thực hiện cắt polyp. Đối với các polyp nhỏ hơn, bác sĩ có thể tiêm một chất lỏng bên dưới để nâng cao và cách ly với khu vực xung quanh.
  • Nội soi ổ bụng: Trong khi nội soi ổ bụng, bác sĩ sẽ rạch một đường nhỏ vào bụng hoặc khung chậu và đưa ống soi ổ bụng vào ruột. Kỹ thuật này được tiến hành để loại bỏ những khối polyp quá lớn hoặc không thể cắt bỏ một cách an toàn bằng phương pháp nội soi.
  • Cắt bỏ ruột kết và trực tràng: Đây là phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ, chỉ cần thiết khi một người mắc bệnh nặng hoặc ung thư.

Sau khi cắt bỏ polyp, bác sĩ sẽ gửi mẫu bệnh phẩm đi xét nghiệm trong phòng thí nghiệm, nơi các chuyên gia sẽ kiểm tra ung thư. Một nhà nghiên cứu bệnh học là chuyên gia phân tích các mẫu mô sẽ kiểm tra mô polyp dưới kính hiển vi để xem cấu trúc này là lành tính hay tiền ung thư. Kết quả này sẽ là nền tảng để căn cứ vào khoảng thời gian được đề nghị cho lần nội soi đại tràng tiếp theo.

Ở những người đã có polyp hoặc ung thư đại tràng, bác sĩ có thể kê đơn aspirin và coxibs (chất ức chế COX-2) để ngăn chặn polyp mới hình thành. Đối với những người có tiền sử gia đình bị polyp đại tràng, nên tư vấn về di truyền để ngăn chặn sự phát triển tổn thương.

Phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ tuyến vú Mastectomy có nguy hiểm không?
Trường hợp bị polyp hậu môn trực tràng bệnh nhân cần phải phẫu thuật

7. Làm thế nào để phòng ngừa polyp hậu môn trực tràng?

Mọi người đều có thể giảm nguy cơ phát triển polyp hậu môn trực tràng hay tất cả các polyp đại tràng bằng cách áp dụng các thói quen lối sống lành mạnh, chẳng hạn như:

  • Ăn một chế độ ít chất béo; nhiều trái cây, rau và chất xơ;
  • Giữ trọng lượng cơ thể bình thường;
  • Bỏ hoặc tránh hút thuốc lá;
  • Tránh sử dụng rượu quá mức.

Những người đã từng bị polyp đại tràng nên đi kiểm tra sức khỏe đại tràng thường xuyên vì bản thân có khả năng mắc bệnh cao hơn.

Tóm lại, phần lớn người bị polyp hậu môn trực tràng thường không có triệu chứng. Dù hầu hết các trường hợp là vô hại, một số loại có thể trở thành ung thư. Do đó, cắt bỏ polyp là cách tốt nhất để điều trị polyp hậu môn trực tràng và ngăn ngừa ung thư phát triển trong tương lai. Ngoài ra, những người có các yếu tố nguy cơ nên tầm soát polyp đại tràng thường xuyên, đặc biệt nếu họ trên 50 tuổi.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

16.4K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan