Các rối loạn tắc nghẽn thực quản

Tắc nghẽn thực quản là tình trạng rất hay gặp, đặc biệt ở trẻ em do nuốt phải dị vật. Tắc nghẽn do nhiều nguyên nhân khác nhau và có thể xảy ra ở mức độ từ nhẹ đến nặng. Do đó, khi nhận thấy các dấu hiệu rối loạn tắc nghẽn thực quản như nuốt nghẹn, khó nuốt, ợ nóng,... thường xuyên thì người bệnh nên đến cơ sở y tế thăm khám.

1. Tắc nghẽn thực quản là gì?

Tắc nghẽn thực quản là tình trạng thực quản không lưu thông, không cho thức ăn, nước uống hay các dịch tiêu hóa đi qua. Có rất nhiều nguyên nhân gây nên tắc nghẽn thực quản khác nhau. Có thể do tình trạng bệnh lý hoặc do nuốt phải dị vật. Cũng có thể do nguyên nhân bên trong hay bên ngoài thực quản.

Nguyên nhân từ thực quản:

Nguyên nhân bên ngoài thực quản:

  • Phì đại nhĩ trái.
  • Phình động mạch chủ.
  • Động mạch dưới đòn bất thường.
  • Gai xương vùng cổ.
  • Có khối u ngực.
tắc nghẽn thực quản
Tắc nghẽn thực quản là tình trạng thực quản không lưu thông, không cho thức ăn, nước uống hay các dịch tiêu hóa đi qua

2. Các rối loạn tắc nghẽn thực quản

2.1 Dị vật thực quản

Khi ăn uống, thức ăn phải đi qua thực quản để xuống dạ dày và tiêu hóa. Khi đi qua thực quản, thức ăn rất dễ bị mắc lại và gây nên tình trạng tắc nghẽn thực quản do dị vật.

Các dị vật thực quản rất đa dạng. Nó có thể là miếng thức ăn to chưa được nhai kĩ hay miếng xương cá, xương gà. Ở trẻ em, do sự hiếu động, tò mò nên rất dễ bị hóc do nuốt phải những đồ vật nhỏ như viên bi, đồng xu hay hạt nhãn, hạt vải. Các dị vật thường mắc ở những chỗ hẹp có thể là hẹp sinh lí hoặc bệnh lí.

Các biến chứng có thể gặp do dị vật thực quản bao gồm:

  • Tắc nghẽn thực quản: Tình trạng tắc nghẽn có thể một phần hoặc tắc toàn bộ. Trường hợp tắc nghẽn không hoàn toàn ít khi cần cấp cứu, chỉ trong trường hợp có vật sắc dính vào thành ruột, có thể gây thủng ruột.
  • Thủng: Khi nuốt phải vật sắc nhọn.
  • Hoại tử: Nếu dị vật mắc lại quá 24h có thể dẫn đến hoại tử.
  • Các loại pin dạng đĩa có thể gây bỏng thực quản, thủng hoặc rò thực quản-khí quản.

Triệu chứng lâm sàng:

  • Nuốt nghẹn: bệnh nhân tắc nghẽn một phần có thể có cảm giác khó nuốt. Bệnh nhân bị tắc nghẽn hoàn toàn thì không thể nuốt được thức ăn, nước uống kể cả dịch tiêu hóa từ khoang miệng tiết ra.
  • Đầy bụng khó chịu, nôn, nuốt đau, nước bọt có máu.
  • Khi nuốt phải những vật sắc có thể gây xước thực quản nhưng lại không bị mắc lại. Khi đó người bệnh có cảm giác có dị vật nhưng không phải. Người bệnh có thể cảm giác đau, đặc biệt khi vết thương sâu, lớn.

Chẩn đoán:

  • Di vật thực quản thường được chẩn đoán qua nội soi. Những người có những triệu chứng gợi ý tắc nghẽn thực quản hoàn toàn và kể về tiền sử tắc nghẽn nên được nội soi điều trị ngay. Ngược lại, những bệnh nhân ít triệu chứng, nuốt bình thường, có thể được theo dõi tại nhà.
  • Một số trường hợp có thể chẩn đoán hình ảnh thông qua chụp X-quang, CT đối với các dị vật kim loại hay xương hoặc được tiến hành trên trẻ em và bệnh nhân có những rối loạn về thần kinh.

Điều trị:

  • Cách điều trị tắc nghẽn thực quản là loại bỏ dị vật. Có thể dùng phương pháp nội soi để loại bỏ các dị vật bị mắc trong thực quản. Đôi khi có thể tiến hành thử nghiệm quan sát và dùng glucagon đường tĩnh mạch.
  • Một số trường hợp dị vật tự vào dạ dày, sau đó chúng di chuyển qua đường tiêu hoá và bị trục xuất ra ngoài. Do đó, với những bệnh nhân có dấu hiệu tắc nghẽn nhẹ và không ăn các vật sắc nhọn hoặc pin đĩa thì có thể được theo dõi an toàn trong 24 giờ. Điều này giúp hạn chế được các can thiệp y học và tiết kiệm chi phí.
  • Sau 24h mà dị vật chưa được đào thải ra ngoài và người bệnh vẫn còn triệu chứng thì cần tiến hành nội soi. Để tránh được biến chứng của tắc nghẽn thực quản, đặc biệt là hoại tử. Lấy dị vật thông qua nội soi có sử dụng kẹp, rọ hoặc bẫy. Nên đặt ống thông qua thực quản hoặc đặt nội khí quản để phòng hít phải dị vật hoặc dịch vào đường hô hấp, phổi.
  • Nội soi thường được thực hiện khi dị vật là vật sắc nhọn, pin tròn hoặc dạng nút và bất kì tắc nghẽn nào gây các triệu chứng nặng.
  • Đối với dị vật là các vật tròn và cùn có thể được lấy đi bằng catheter Foley. Đưa ống thông vượt quá vật lạ rồi quả bóng được bơm lên. Sau đó rút nhẹ catheter. Chú ý là để bệnh nhân ở tư thế đầu cúi hẳn xuống. Thủ thuật này thường thực hiện dưới sự hỗ trợ của soi quang tuyến.
Trí tuệ nhân tạo trong nội soi tiêu hóa đang được y học quan tâm
Có thể dùng phương pháp nội soi để điều trị tắc nghẽn thực quản bằng việc loại bỏ các dị vật bị mắc kẹt

2.2. Co thắt tâm vị

Co thắt tâm vị cũng là một tình trạng gây tắc nghẽn thực quản do thức ăn không xuống được dạ dày.

Triệu chứng:

  • Nuốt nghẹn: Khó nuốt với cả thức ăn đặc hoặc loãng, nước uống.
  • Nôn: Thường gặp, xảy ra sau bữa ăn vài giờ. Vào ban đêm, người bệnh có thể biểu hiện như ho lúc ngủ. Khi thức dậy phát hiện thức ăn trên gối hoặc áo ngủ.
  • Có cảm giác đau hoặc khó chịu ở ngực: Hay gặp nhiều ở người trẻ. Đau co cứng rồi lan ra sau lưng và dưới hàm. Cơn đau có thể kéo dài nửa giờ đến cả ngày. Đau xảy ra nhiều vào nửa đêm và giảm nhiều khi uống nước.
  • Ợ nóng.
  • Sụt cân.

Nguyên nhân gây co thắt tâm vị vẫn chưa được làm rõ. Tuy nhiên có rất nhiều yếu tố liên quan đến sự xuất hiện của bệnh đã được đưa ra. Cụ thể:

  • Hay gặp ở người tuổi từ 18-40, nữ nhiều hơn nam.
  • Những người có rối loạn về thần kinh, dễ xúc cảm, đặc biệt là những người cường hệ phó giao cảm.
  • Người thường xuyên ăn thức ăn quá nóng hay quá lạnh.
  • Người mắc các bệnh như: Sốt phát ban, lao, giang mai...
  • Người nghiện rượu, thuốc lá, phơi nhiễm chất hoá học.
  • Người rối loạn nội tiết, viêm dính quanh thực quản, loét tâm vị, giảm trương lực hoặc giảm nhu động cơ thực quản...
  • Đôi khi co thắt tâm vị cũng gặp ở những người có chế độ ăn nhiều glucid, ít protid và thiếu vitamin nhóm B.

Biến chứng:

  • Co thắt tâm vị làm thức ăn khó di chuyển xuống dạ dày và bị tắc nghẽn thực quản. Thức ăn ứ đọng lâu ngày có thể gây ra viêm loét thực quản.
  • Ngoài ra, tình trạng này còn gây nên suy dinh dưỡng do nghẹn không ăn uống được. Hay bị viêm phổi hít do ọe. Bệnh có thể tiến triển thành ung thư với tỷ lệ khoảng 9%.

Cơ chế của điều trị là làm giảm áp lực cơ vòng dưới thực quản, giúp cải thiện việc di chuyển thức ăn từ thực quản xuống dạ dày. Các phương pháp điều trị bao gồm:

  • Chích Botulinum (Botox): Phương pháp này thường được dùng cho những bệnh nhân có nguy cơ phẫu thuật cao hoặc không chịu phẫu thuật. Tỷ lệ tái phát bệnh sau phẫu thuật là 50% sau 6 tháng. Sau 2 lần phẫu thuật, nếu bệnh vẫn chưa khỏi thì có thể điều trị bằng phương pháp nifedipin hoặc isordil.
  • Nong thực quản.
  • Cắt cơ vòng dưới thực quản: Mục đích là để làm giảm áp lực cơ vòng dưới. Hiện nay, phương pháp này thường được thực hiện thông qua nội soi. Bệnh nhân thường có triệu chứng trào ngược sau nội soi. Tỉ lệ thành công của phương pháp này là rất cao, có thể lên đến trên 90%.
  • Cắt thực quản: Thường được chỉ định chi những bệnh nhân có thực quản giãn to.
  • Thuốc: Áp dụng cho những bệnh nhân không thể can thiệp phẫu thuật, có thể cho người bệnh sử dụng các loại thuốc ức chế canxi.

Tóm lại, tắc nghẽn thực quản là tình trạng rất hay gặp, đặc biệt ở trẻ em do nuốt phải dị vật. Tắc nghẽn do nhiều nguyên nhân khác nhau và có thể xảy ra ở mức độ từ nhẹ đến nặng. Do đó, nếu có biểu hiện của tắc nghẽn thực quản, người bệnh cần được thăm khám và xử trí ngay.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

1.4K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan