Cẩm nang từ A đến Z về viêm gan B

Theo thống kê của WHO năm 2015, trong số những người trưởng thành ở Việt Nam, cứ 10 người thì có 1 người bị viêm gan B. Hiểu rõ viêm gan B sẽ giúp bạn có một công cụ kiến thức vững chắc để phòng tránh viêm gan B.

1. Viêm gan B là bệnh gì?

Viêm gan B là một trong các bệnh về gan nguy hiểm nhất, bệnh tấn công lá gan. Căn bệnh này do siêu vi viêm gan B (HBV) gây ra.

Nhiều người bị nhiễm bệnh viêm gan B này thường không cảm thấy có triệu chứng gì và thậm chí không biết là mình nhiễm bệnh. Khoảng 90% trẻ nhỏ sinh ra đã có mẹ mắc bệnh đều nhiễm bệnh viêm gan B.

Khi bạn nhiễm HBV trong sáu tháng hoặc lâu hơn, bạn được coi là mắc bệnh lâu dài hoặc “mãn tính.”

Viêm gan B là bệnh gì?
Viêm gan B do siêu vi viêm gan B (HBV) gây ra

2. Có thể nhận biết viêm gan B qua những dấu hiệu nào?

Sốt nhẹ, với những người bị viêm virus B mãn tính cũng sẽ có triệu chứng sốt nhẹ và thất thường vào buổi chiều.

  • Mệt mỏi, chán ăn, không muốn đi lại.
  • Rối loạn tiêu hóa, ăn khó tiêu, phân lỏng, nát,... Với những bệnh nhân bị ứ mật nặng sẽ có dấu hiệu phân bị bạc màu.
  • Nước tiểu màu vàng.

Ngoài các triệu chứng nói trên, một số bệnh nhân mắc bệnh viêm gan B cũng có biểu hiện bị đau tức ở vùng gan, vàng da... Trong đó, vàng da là triệu chứng khiến nhiều người nghĩ đến việc mình bị bệnh viêm gan B để đi khám. Tuy nhiên một số trường hợp cá biệt không bị vàng da thì bệnh nhân nên để ý đến các triệu chứng khác để đi khám, chữa trị kịp thời.

3. Các con đường lây nhiễm viêm gan B

Viêm gan B là căn bệnh viêm nhiễm do máu hoặc chất dịch của cơ thể. Vậy các trường hợp lây nhiễm phổ biến:

  • Làm “chuyện ấy” không an toàn
  • Tiếp xúc với các vết cắt, vết hở của bệnh nhân có virus viêm gan B
  • Lây truyền từ mẹ sang con
  • Qua dụng cụ y tế, ví dụ như kim tiêm và ống tiêm sử dụng lại hoặc không tiệt trùng đúng cách.

Các vật dụng khác tiếp xúc với máu và có thể làm lây lan siêu vi là dao cạo râu, bông tai hoặc bàn chải đánh răng, và các dụng cụ để xăm mình và xâu khuyên trên người.

Các con đường lây nhiễm viêm gan B
Khoảng 90% trẻ nhỏ sinh ra đã có mẹ mắc bệnh đều nhiễm bệnh viêm gan B

4. Làm thế nào để phòng ngừa viêm gan B?

Tiêm phòng viêm gan B là phương pháp ưu tiên hàng đầu trong phòng ngừa viêm gan B. Ngoài chủng ngừa, chúng ta còn có thể ngừa virus viêm gan B bằng cách áp dụng các biện pháp sau đây:

  • Luôn sinh hoạt tình dục an toàn để tránh trao đổi các chất dịch cơ thể trong khi sinh hoạt tình dục qua đường miệng, âm đạo hoặc hậu môn.
  • Không bao giờ dùng chung bàn chải, dao cạo râu, bông tai hoặc dụng cụ khác có thể đã tiếp xúc với máu hoặc chất dịch cơ thể.
  • Băng ngay các vết cắt hoặc vết bầm tím để tránh tiếp xúc với máu.
  • Không bao giờ chạm vào máu hoặc chất dịch của bất kỳ người nào mà không dùng dụng cụ bảo vệ giữa bạn và chất có thể đã nhiễm siêu vi gây bệnh.
  • Bảo đảm rằng trẻ em sinh ra đã có mẹ mắc bệnh đều được chủng ngừa ngay, và được điều trị bằng globulin miễn dịch viêm gan B (HBIG). Đây là các chất có các kháng thể của viêm gan B để giúp ngừa bệnh.
Bài viết này được viết cho người đọc tại Hà Nội.

2K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan