Dính ruột sau phẫu thuật: Những điều cần biết

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ- Bác sĩ ngoại tiêu hóa - Khoa Ngoại Tổng hợp - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hạ Long.

Dính ruột sau phẫu thuật là biến chứng thường gặp của nhiều bệnh nhân và cần được xử lý sớm. Nếu để lâu, thức ăn sẽ bị tắc nghẽn không những gây ra các triệu chứng khiến bệnh nhân đau đớn, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống mà còn có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm, đe dọa tính mạng người bệnh.

1. Đối tượng dễ bị dính ruột sau phẫu thuật

  • Bệnh nhân sau phẫu thuật ổ bụng. Ví dụ: mổ ruột thừa, mổ túi mật, cắt nối ruột, mổ đẻ, mổ sỏi thận...
  • Bệnh nhân sau các thủ thuật nạo hút thai
  • Bệnh nhân bị viêm nhiễm trong ổ bụng. Ví dụ: viêm ruột non, viêm ruột già, viêm ruột thừa, viêm tử cung, viêm buồng trứng, viêm đường tiết niệu...
  • Bệnh nhân bệnh Crohn, có các nhiễm khuẩn có thể sinh ra áp xe bên trong hoặc xung quanh thành ruột
  • Các bệnh giang mai, lậu....
  • Người bị các bệnh: Lạc nội mạc tử cung, chảy máu trong ổ bụng, ung thư trong vùng ổ bụng hoặc vùng chậu...
Dụng cụ phẫu thuật
Bệnh nhân sau phẫu thuật ổ bụng là đối tượng có nguy cơ bị dính ruột sau phẫu thuật

2. Làm gì để phát hiện dính ruột sau phẫu thuật

Các triệu chứng cụ thể của dính ruột ở mỗi người là khác nhau, tùy thuộc vào thể trạng của mỗi người, vị trí kết dính và các biến chứng. Trong đó, triệu chứng đặc trưng nhất của dính ruột bao gồm:

  • Đau bụng cấp tính hoặc đau bụng mạn tính, cơn đau có thể xuất hiện thường xuyên hoặc thỉnh thoảng. Đau co thắt hoặc đau kéo.
  • Nếu đau sau khi hít sâu thì có thể dính ở gan
  • Nếu đau khi duỗi người hoặc giãn người để với các thứ để trên cao thì có thể dính ruột
  • Đau vùng chậu cấp tính hoặc mạn tính có thể dính gần âm đạo. Bệnh nhân sẽ đau khi giao hợp
  • Đau do co kéo dây thần kinh của phần nội tạng lạc chỗ
  • Chán ăn, buồn nôn, nôn ói.

Các rối loạn liên quan đến dính ruột:

  • Đau bụng
  • Đau vùng chậu mạn tính
  • Trào ngược dạ dày thực quản
  • Bí tiểu hoặc thường xuyên đi tiểu
  • Đau bụng do nhu động
  • Đau khi đi bộ, khi nằm hoặc ngồi ở những tư thế nhất định
  • Thiếu máu
  • Suy dinh dưỡng do chán ăn
  • Giảm chất lượng cuộc sống
  • Trầm cảm

Các xét nghiệm giúp phát hiện dính ruột:

  • Siêu âm: Phát hiện dính ở ruột non, đại tráng
  • Chụp X - quang: Phát hiện dính ở ruột non, đại tráng
  • Chụp cắt lớp vi tính CT: Đôi khi phát hiện dính bên ngoài ruột
  • Chụp cộng hưởng từ MRI: Giúp phát hiện dính bên trong và bên ngoài ruột và tử cung
  • Nội soi tử cung: Phát hiện dính ở tử cung
  • Nội soi ổ bụng: Dễ phát hiện dính bên ngoài ruột
Siêu âm
Siêu âm giúp phát hiện dính ở ruột non, đại tráng

3. Các biến chứng do dính ruột

Dính ruột sau phẫu thuật nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như:

  • Tắc ruột do mô xơ dẫn đến tắc bên trong ruột, kéo quai ruột gây tắc nghẽn thức ăn trong lòng ruột. Việc tắc nghẽn thức ăn có thể gây chướng bụng, chán ăn, khô da, khô miệng, thường xuyên khát nước, tiểu ít, buồn nôn, nôn ói, đau bụng, táo bón, ruột chứa nhiều dịch và khí, sốt do viêm đường ruột
  • Hoại tử: Dính ruột có thể dẫn đến xoắn ruột dọc theo trục của ruột, gây tắc nghẽn mạch máu, ảnh hưởng đến quá trình cung cấp máu cho ruột, lâu dần làm hoại tử ruột. Hoại tử ruột khiến người bệnh có các triệu chứng như: Đau bụng quằn quại, dữ dội, buồn nôn, nôn mửa, sôi bụng, chảy máu trực tràng...
  • Dính âm đạo và môi bé ở phụ nữ
  • Vô sinh do dính trong ống dẫn trứng và tử cung
  • Mang thai ngoài tử cung do dính trong ống dẫn trứng

4. Phòng tránh dính ruột sau phẫu thuật

  • Ưu tiên sử dụng các kỹ thuật phẫu thuật xâm lấn tối thiểu như phẫu thuật nội soi ổ bụng
  • Trong quá trình phẫu thuật, bác sĩ hạn chế cầm nắm các mô.
  • Đóng bụng bằng chỉ khâu không gây dị ứng.
  • Bác sĩ dùng găng tay chứa bột talc hoặc tinh bột khi mổ.
  • Dùng gạc ướt để hạn chế nguy cơ khô bề mặt tạng.
  • Gắn miếng chống dính để tách rời các tạng trong quá trình phẫu thuật và sau phẫu thuật. Dùng miếng chống dính che bề mặt các tạng khoảng 5 - 7 ngày để ngăn ngừa hình thành dây dính. Các miếng chống dính sẽ tự phân hủy trong cơ thể sau khoảng từ 1 - 2 tuần.
  • Ngăn ngừa viêm bằng cách tiêm steroid trong ổ bụng...
  • Bác sĩ hướng dẫn người bệnh vận động sớm sau mổ.
  • Bệnh nhân cần đi bộ hàng ngày là một việc cần thiết cho bệnh nhân dính ruột sau phẫu thuật. Không những tốt cho sức khỏe, đi bộ còn giúp cho nhu động ruột của bệnh nhân được hoạt động tốt hơn.
  • Chế độ ăn uống của bệnh nhân cần được thiết lập lại, tránh ăn các loại thức ăn có chứa nhiều chất xơ không hòa tan như măng, rau nhút, mướp...và các loại hoa quả có chứa nhiều Tanin như ổi, hồng...Những chất này sẽ có thể kết dính với nhau và tạo nên bã, gây tắc ruột sau này.

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là một trong những bệnh viện không những đảm bảo chất lượng chuyên môn với đội ngũ y bác sĩ, hệ thống trang thiết bị công nghệ hiện đại mà còn nổi bật với dịch vụ khám, tư vấn và chữa bệnh toàn diện, chuyên nghiệp; không gian khám chữa bệnh văn minh, lịch sự, an toàn và tiệt trùng tối đa.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

51.2K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan