Xuất huyết tiêu hóa do loét dạ dày tá tràng

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ. BSCK II Phan Thị Minh Hương - Bác sĩ Nội tiêu hóa - Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng.

Loét dạ dày tá tràng là nguyên nhân hàng đầu gây xuất huyết tiêu hóa, chiếm 40 - 45% các loại chảy máu tiêu hóa. Bệnh tuy có thể điều trị bằng thuốc nhưng rất dễ dẫn đến những biến chứng nặng nề, thậm chí tỷ lệ tử vong lên đến 10%.

1. Vị trí chảy máu tiêu hóa

Chảy máu tiêu hóa thường xuất hiện ở các vị trí gồm:

  • Loét dạ dày: thường xuất phát ở bờ cong nhỏ dạ dày, mặt sau dạ dày và vùng tâm vị. 15 - 16% trường hợp loét dạ dày sẽ có biến chứng chảy máu. Các ổ loét bị xơ chai, ăn thủng vào các tổ chứng xung quanh vị trí loét và các mạch máu dạ dày gây chảy máu dạ dày.
  • Loét tá tràng: thường gặp ở hành tá tràng, rất ít khi xuất hiện ở các đoạn tá tràng. Các ổ loét thường ở mặt trước, mặt sau, bờ trên. Nhiều ổ loét xơ chai khiến hành tá tràng biến dạng, ổ loét ăn sâu vào thành tá tràng khiến chảy máu. 25% trường hợp loét tá tràng có biến chứng chảy máu. Loét tá tràng thường xuất hiện nhiều hơn loét dạ dày.
  • Chảy máu từ niêm mạc dạ dày: có thể không có tổn thương loét. Nguyên nhân là do viêm cấp tính hoặc ảnh hưởng của các loại thuốc kháng viêm non-steroid, cortiroid gây loét chợt. Chảy máu từ niêm mạc dạ dày có thể xuất hiện ở một vài điểm hoặc chảy máu toàn bộ niêm mạc dạ dày.

2. Biểu hiện của tổn thương chảy máu

  • Ổ loét ăn thủng vào mạch máu: Những ổ loét nằm gần động mạch lớn của dạ dày, tá tràng thường có khả năng ăn thủng vào mạch máu như: ổ loét vị trí gần động mạch lách, động mạch môn vị (ổ loét bờ cong nhỏ dạ dày, ổ loét mặt sau dạ dày...), ổ loét gần động mạch vị - tá tràng (ổ loét bờ dưới, ổ loét bờ trên, ổ loét mặt sau hành tá tràng...). Các ổ loét này rất dễ dẫn đến biến chứng gây chảy máu dữ dội. Nếu nội soi cấp cứu có thể nhìn thấy các mạch máu đang chảy thành tia.
  • Chảy máu từ những mạch máu của đáy ổ loét: Ổ loét ăn sâu vào thành dạ dày, tá tràng khiến các mạch máu bị tổn thương. Chảy máu từ những mạch máu đáy của ổ loét không dữ dội như khi chảy máu do ổ loét ăn thủng vào mạch máu nói trên nhưng lại rất dễ tái phát, lặp đi lặp lại nhiều lần. Điều trị có thể khiến vết loét ổn định tạm thời. Nếu nội soi có thể nhìn thấy đáy ổ loét ngưng chảy máu nhưng rất có khả năng thấy đầu cả đoạn mạch máu nhô lên.
  • Chảy máu ở mép ổ loét: Nguyên nhân là do ổ loét phát triển, mép niêm mạch ổ loét bị viêm nề gây rỉ máu. Chảy máu ở mép ổ loét thường ít, không gây chảy máu ồ ạt nhưng lại có tính chất dai dẳng. Nếu nội soi có thể thấy mép ổ loét sưng nề đỏ sậm và đang rỉ máu.

3. Những lưu ý khi khai thác tiền sử bệnh trong điều trị

  • Người bị loét dạ dày, tá tràng nhiều năm. Có thể đã điều trị nội khoa và chẩn đoán bằng chụp X quang nhưng không có dấu hiệu gì của bệnh dạ dày, tá tràng. Bệnh nhân đột nhiên có các biểu hiện như đi ngoài ra phân có màu đen sẫm, nôn ra máu...
  • Bệnh nhân đã có tiền sử bị xuất huyết tiêu hóa do loét dạ dày, tá tràng nhiều lần, đã điều trị nội khoa, đã tự cầm máu và ổn định nhưng nếu bệnh nhân nhập viện với tình trạng chảy máu thì có thể xác định lâm sàng là xuất huyết tiêu hóa do loét dạ dày, tá tràng.
  • Bệnh nhân không có tiền sử loét dạ dày, tá tràng: bệnh nhân sẽ có dấu hiệu chảy máu, các ổ loét tiến triển âm thầm và dẫn đến biến chứng chảy máu.
Xuất huyết tiêu hóa do loét dạ dày tá tràng
Bệnh nhân đã có tiền sử bị xuất huyết tiêu hóa do loét dạ dày

4. Các triệu chứng xuất huyết tiêu hóa do loét dạ dày, tá tràng

4.1. Triệu chứng cơ năng

  • Buồn nôn, nôn ra máu: Bệnh nhân có cảm giác đầy bụng, khó chịu, buồn nôn, kèm theo cảm giác có vị tanh lợm ở miệng. Bệnh nhân nôn ra máu, trong máu có thể có lẫn thức ăn. Trường hợp nôn ra máu tươi ngay dữ dội thường là do loét dạ dày. Nếu nôn ra máu có màu đen thường là do loét hành tá tràng.
  • Đi ngoài ra phân có màu đen: Bệnh nhân đi ngoài ra phân có màu đen như màu bã cà phê. Phân dạng sền sệt và có mùi thối khắm rất khó chịu. Triệu chứng đi ngoài ra phân màu đen thường xuất hiện ngay sau khi bệnh nhân nôn ra máu.
  • Đau bụng: Bệnh nhân đau bụng âm ỉ, đau nóng rát ở vùng trên rốn. Triệu chứng đau bụng có thể xuất hiện vài ngày trước khi chảy máu.

4.2. Triệu chứng toàn thân

  • Hoa mắt, chóng mặt, choáng váng do thiếu máu sau khi nôn ra máu. Bệnh nhân có thể ngất xỉu hoặc sốc. Kèm theo là các biểu hiện: da xanh xao, tái nhợt, vã mồ hôi hột, ù tai, khát nước
  • Mạch nhanh > 90 lần/ phút
  • Huyết áp động mạch giảm mạnh, có thể xuống dưới 80mmHg
  • Nếu bệnh nhân bị chảy máu từ từ hoặc chảy máu ít thì các triệu chứng sốc do mất máu sẽ nhẹ hoặc không có.

4.3. Triệu chứng thực thể

  • Không có dấu hiệu rõ rệt, có thể thấy đau tức vùng bụng trên rốn, các dấu hiệu của dạ dày và tá tràng thường ít khi đặc hiệu
  • Không sờ thấy khối u cục, gan và lá lách không to
  • Khi thăm trực tràng thấy có phân đen, không có máu tươi và u cục

5. Các xét nghiệm cận lâm sàng

5.1. Nội soi

Nội soi là phương pháp chẩn đoán quan trọng nhất khi xác định xuất huyết tiêu hóa do loét dạ dày, tá tràng. Phương pháp nội soi có thể giúp xác định nguyên nhân chảy máu, vị trí chảy máu một cách chính xác. Khả năng xác định tổn thương chính xác lên đến 95%. Ngoài ra, nội soi có thể giúp chế ngự tình trạng chảy máu thông qua tiêm xơ, đốt điện, laser... Trong 24 - 72 giờ đầu cấp cứu có thể thực hiện nội soi.

5.2. Xét nghiệm

Một số xét nghiệm cơ bản cần thực hiện để đánh giá mức độ mất máu của cơ thể như:

  • Xét nghiệm số lượng hồng cầu, bạch cầu
  • Xét nghiệm huyết sắc tố
  • Xét nghiệm hematocrit, tỷ lệ prothrombin tiểu cầu
  • Xét nghiệm nhóm máu...

Ngoài ra còn một số xét nghiệm được thực hiện nhằm đánh giá tình trạng chung và chẩn đoán phân biệt.

5.3. Siêu âm

Nhằm xác định có phải nguyên nhân chảy máu do loét dạ dày tá tràng hay không và phát hiện các bệnh phối hợp như: viêm gan, xơ gan, vàng da tắc mật... có thể sử dụng siêu âm.

6. Chẩn đoán

Xuất huyết tiêu hóa do loét dạ dày tá tràng
Chẩn đoán viêm loét dạ dày tá tràng

6.1. Chẩn đoán xác định

Chẩn đoán xác định dựa vào các yếu tố:

  • Lâm sàng có dấu hiệu xuất huyết đường tiêu hóa trên
  • Bệnh nhân bị chảy máu nhiều lần
  • Bệnh nhân có tiền sử loét dạ dày, tá tràng
  • Bệnh nhân có các biểu hiện của bệnh lý khác
  • Chụp X quang cũ có hình ảnh loét dạ dày, tá tràng
  • Nội soi xác định nguyên nhân chảy máu là từ ổ loét dạ dày, tá tràng

6.2. Chẩn đoán phân biệt

Chẩn đoán phân biệt chảy máu do loét dạ dày tá tràng hay chảy máu do các bệnh lý khác như:

  • Chảy máu do ung thư dạ dày
  • Chảy máu do vỡ giãn tĩnh mạch thực quản, dạ dày
  • Chảy máu đường mật...

Để xác định chính xác tình trạng sức khỏe, bệnh nhân có một trong các dấu hiệu trên nên đi khám bác sĩ. Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec với sự toàn diện về chuyên môn, dịch vụ và cơ sở vật chất sẽ giúp người bệnh có một trải nghiệm an tâm và thoải mái khi thăm khám tại Vinmec.

Bác sĩ Hương có kinh nghiệm trên 30 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Nội Tiêu hóa trong đó với với gần 20 năm giữ chức vụ Phó khoa, trưởng khoa Bệnh viện Trung ương Huế. Hiện tại, là Bác sĩ Nội tiêu hóa - Nội soi tiêu hóa - Khoa Nội tổng hợp Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

11.2K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • Aluzaine
    Công dụng thuốc Aluzaine

    Aluzaine thuộc nhóm thuốc đường tiêu hóa, có thành phần chính là Nhôm Hidroxit gel khô, bào chế dạng bột, quy cách đóng gói là hộp 20 gói x 10ml. Theo dõi bài viết dưới đây để biết thuốc Aluzaine ...

    Đọc thêm
  • Kantacid
    Công dụng thuốc Kantacid

    Kantacid là thuốc được dùng trong điều trị các bệnh viêm loét dạ dày lành tính, hội chứng Zollinger Ellison, trào ngược dạ dày thực quản. Thuốc được bào chế dưới dạng viên nén bao phim, với thành phần chính ...

    Đọc thêm
  • máu không đông kèm chảy máu dạ dày
    Người bệnh máu không đông kèm chảy máu dạ dày điều trị thế nào?

    Nhà em có người nhà bị bệnh máu không đông, đang điều trị tại bệnh viện, có tiêm thuốc đặc trị 5, 6 mũi nhưng không đáp ứng thuốc. Bệnh nhân có bị chảy máu dạ dày, đi ngoài phân ...

    Đọc thêm
  • thuốc Ikofate
    Công dụng thuốc Ikofate

    Thuốc Ikofate được chỉ định dùng trong điều trị và dự phòng các bệnh lý về viêm loét dạ dày tá tràng. Vậy Ikofate có tác dụng gì? Sử dụng như thế nào và cần lưu ý những gì khi ...

    Đọc thêm
  • malosic
    Công dụng thuốc Malosic

    Malosic thuộc nhóm thuốc đường tiêu hóa sử dụng để điều trị các bệnh phổ biến như viêm loét dạ dày tá tràng, các triệu chứng đầy hơi, khó tiêu, viêm dạ dày... Bên cạnh các công dụng hiệu quả ...

    Đọc thêm