Đau dạ dày khi ăn cay có sao không?

Hỏi

Chào bác sĩ,

Em bị đau dạ dày từ mấy năm trước vì ăn uống không điều độ, về sau ăn uống điều độ, hạn chế ăn cay thì không còn đau nữa, nhưng mỗi khi ăn cay một chút thôi là rất đau. Chẳng hạn như hôm nay, em ăn phải bánh mì có ớt, cảm giác không cay lắm nhưng em lại đau từ trưa tới tối, đau theo từng cơn, khoảng vài phút lại hết. Vậy bác sĩ cho em hỏi đau dạ dày khi ăn cay có sao không? Cần có hướng điều trị như thế nào thưa bác sĩ? Em cảm ơn bác sĩ.

Lê Thị Lan Anh (1999)

Trả lời

Được giải đáp bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Bùi Chí Nam - Khoa Nội tổng hợp - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City.

Chào bạn,

Với câu hỏi “Đau dạ dày khi ăn cay có sao không?”, bác sĩ xin giải đáp như sau:

Bệnh viêm loét dạ dày - tá tràng (đau dạ dày) do nhiều nguyên nhân, kể đến hàng đầu do vi khuẩn Helicobacter pylori (HP), tiếp theo là các thuốc giảm đau chống viêm (NSAIDs), các bệnh viêm dạ dày tự miễn, chế độ ăn uống sinh hoạt không điều độ (stress, mất ngủ, ăn uống không đúng bữa, các chất kích thích bia rượu, các chất cay chua (khi ăn quá mức,....).

Khi bạn có triệu chứng đau thượng vị liên quan đến ăn cay thì bạn nên đi khám bác sĩ chuyên khoa Tiêu hóa để kiểm tra: Tình trạng nhiễm vi khuẩn HP, đánh giá tổn thương niêm mạc dạ dày,...

Bên cạnh đó, bạn nên điều chỉnh chế độ ăn uống sinh sinh hoạt (giảm stress, mất ngủ (nếu có), hạn chế ăn những thức ăn kích thích như cafe, bia rượu, các thực ăn có vị cay, chua nhiều.

Nếu bạn còn thắc mắc về đau dạ dày khi ăn cay, bạn có thể đến bệnh viện thuộc Hệ thống Y tế Vinmec để kiểm tra và tư vấn thêm. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Vinmec. Chúc bạn có thật nhiều sức khỏe.

Trân trọng!

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

2.1K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • Vinocam 20mg
    Công dụng thuốc Vinocam 20mg

    Thuốc Vinocam 20mg chứa thành phần là tenoxicam, thuộc nhóm thuốc chống viêm không steroid (NSAID). Thuốc Vinocam 20mg được sử dụng để giảm đau và giảm viêm trong các tình trạng thấp khớp, cũng như để điều trị các ...

    Đọc thêm
  • Acitonal-35
    Công dụng thuốc Acitonal-35

    Thuốc Acitonal-35 có thành phần hoạt chất chính là Risedronat natri và các tá dược khác với lượng vừa đủ. Thuốc Acitonal-35 thuộc nhóm thuốc hạ sốt, giảm đau, chống viêm phi Steroid. Thuốc có tác dụng điều trị và ...

    Đọc thêm
  • Rabosec
    Công dụng thuốc Rabosec

    Thuốc Rabosec có thành phần chính là Rabeprazole Natri hàm lượng 20mg thuộc nhóm thuốc ức chế bơm Proton (PPI). Rabosec được sử dụng phổ biến trong điều trị các trường hợp viêm loét dạ dày - tá tràng, bệnh ...

    Đọc thêm
  • Philacetonal
    Công dụng thuốc Philacetonal

    Thuốc Philacetonal có thành phần chính là Etodolac thuộc nhóm thuốc giảm đau hạ sốt, chống viêm Steroid. Việc sử dụng thuốc không đúng cách có thể gây ra một số tác dụng phụ nguy hiểm. Vì vậy, người bệnh ...

    Đọc thêm
  • Uznar 200
    Công dụng thuốc Uznar 200

    Thuốc Uznar 200 được kê đơn sử dụng để điều trị cho các chứng đau do viêm xương khớp, viêm khớp dạng thấp, đau bụng kinh,... ở người lớn. Trong suốt quá trình điều trị bằng thuốc Uznar 200, bệnh ...

    Đọc thêm