Mắc viêm dạ dày, dạ dày trào ngược có thể dùng tỏi ngâm mật ong không?


Hỏi

Chào bác sĩ,

Em bị viêm dạ dày, dạ dày trào ngược. Bác sĩ cho em hỏi mắc viêm dạ dày, dạ dày trào ngược có thể dùng tỏi ngâm mật ong không? Em cảm ơn bác sĩ.

Du Pham (1990)

Trả lời

Được giải đáp bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Phạm Thị Thu Hương - Khoa Nội tổng hợp, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City.

Chào bạn,

Với câu hỏi “Mắc viêm dạ dày, dạ dày trào ngược có thể dùng tỏi ngâm mật ong không?”, bác sĩ xin giải đáp như sau:

Các loại thực phẩm thường dùng (ngoại trừ đồ uống có cồn có thể gây bào mòn niêm mạc đường ruột) không được xem là nguyên nhân gây ra những tổn thương viêm loét ở thực quản - dạ dày - tá tràng. Tuy nhiên, một số loại thức ăn có thể gây kích thích làm tăng các triệu chứng khó chịu của viêm dạ dày cũng như triệu chứng của bệnh lý trào ngược dạ dày thực quản.

Việc sử dụng tỏi ngâm mật ong thì không có bằng chứng liên quan đến hai bệnh lý này, nên tùy vào cảm nhận của bạn sau khi dùng mà bạn có thể tiếp tục hoặc ngưng sử dụng tỏi ngâm mật ong. Bác sĩ nghĩ là nếu bạn dùng với hàm lượng ít thì sẽ không ảnh hưởng gì đến dạ dày của bạn.

Viêm loét dạ dày là tổn thương gây viêm và loét trên niêm mạc dạ dày. Những tổn thương này xảy ra khi lớp niêm mạc bảo vệ cuối cùng của dạ dày bị bào mòn làm cho lớp mô bên dưới bị lộ ra.

Nguyên nhân của viêm dạ dày:

  • Vi khuẩn HP (Helicobacter pylori).
  • Thường xuyên sử dụng các loại thuốc giảm đau và kháng viêm.
  • Stress.
  • Ăn uống và sinh hoạt không điều độ.
  • Các nguyên nhân tự miễn, do hóa chất,...

Bệnh lý trào ngược dạ dày - thực quản được định nghĩa là tình trạng axit từ dạ dày trào ngược lên thực quản.

Nguyên nhân chính xác của bệnh lý trào ngược dạ dày - thực quản thì chưa rõ ràng, nhưng có một số yếu tố thuận lợi có thể dẫn đến trào ngược đó là béo phì, thoát vị hoành, có thai, một số thuốc và thức ăn (cà phê, đồ uống có cồn,...).

Hiện tại, chưa có nghiên cứu cụ thể nào về tác dụng chữa bệnh của tỏi ngâm mật ong. Tuy nhiên, có một số thông tin cho rằng, tỏi ngâm mật có tác dụng tăng cường miễn dịch, trị ho, giảm huyết áp, tốt cho tim mạch, có thể ngăn ngừa trào ngược dạ dày - thực quản, tuy nhiên không rõ cơ chế.

Bạn có thể đến thăm khám bác sĩ chuyên khoa Tiêu hóa để được tư vấn cụ thể.

Nếu bạn còn thắc mắc về viêm dạ dày, bạn có thể đến bệnh viện thuộc Hệ thống Y tế Vinmec để kiểm tra và tư vấn thêm. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Vinmec. Chúc bạn có thật nhiều sức khỏe.

Trân trọng!

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

10.4K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • Lanmebi
    Công dụng thuốc Lanmebi

    Thuốc Lanmebi 30mg là nhóm thuốc được ưu tiên chỉ định dùng để điều trị cấp và điều trị duy trì viêm thực quản có loét ở người bị bệnh trào ngược dạ dày - thực quản. Vậy thuốc Lanmebi ...

    Đọc thêm
  • Tragentab
    Công dụng thuốc Tragentab

    Tragentab thuộc nhóm thuốc đường tiêu hóa được dùng để điều trị triệu chứng buồn nôn và nôn do viêm gan, viêm dạ dày, viêm đường tiêu hóa, nôn sau hậu phẫu, chậm tiêu do viêm thực quản trào ngược... ...

    Đọc thêm
  • Leninrazol 20
    Công dụng thuốc Leninrazol 20

    Thuốc Leninrazol 20 được bào chế để điều trị bệnh lý dạ dày ruột. Trước khi sử dụng thuốc bạn nên hỏi thêm ý kiến tư vấn từ bác sĩ để được hướng dẫn và kê đơn. Sau đây là ...

    Đọc thêm
  • thuốc giãn cơ trong sỏi thận
    Tác dụng của thuốc Giazo

    Giazo là 1 loại thuốc kê đơn, thuộc nhóm thuốc dẫn xuất 5-Aminosalicylic acid, được sử dụng trong điều trị viêm loét đại tràng. Dưới đây là thông tin chi tiết về thuốc Giazo là thuốc gì và lưu ý ...

    Đọc thêm
  • euoxacin
    Công dụng thuốc Euoxacin

    Thuốc Euoxacin có hoạt chất chính là Lomefloxacin, 1 kháng sinh nhóm Fluoroquinolon. Euoxacin được chỉ định trong điều trị các bệnh nhiễm trùng do những vi khuẩn nhạy cảm gây ra, bao gồm viêm phế quản, nhiễm trùng đường ...

    Đọc thêm