Bệnh cơ tim chu sản có nguy hiểm?

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ Nội Tim mạch - Khoa Khám bệnh & nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Phú Quốc.

Làm mẹ là thiên chức đặc biệt của bất kỳ người phụ nữ nào. Thế nhưng, việc mang thai và sinh nở lại tiềm tàng nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe của thai phụ sau sinh, bao gồm cả bệnh viêm cơ tim chu sản.

1. Bệnh cơ tim chu sản là gì?

Viêm cơ tim chu sản là một loại bệnh cơ tim giãn xuất hiện trong thời kỳ mang thai hoặc ngay sau khi sinh con (1 dạng bệnh tim sau sinh có tên tiếng anh là peripartum cardiomyopathy). Bất kỳ thai phụ nào cũng có nguy cơ mắc viêm cơ tim chu sản, bao gồm cả những người không có yếu tố nguy cơ của bệnh tim lẫn những người chưa từng mắc bệnh tim.

Viêm cơ tim chu sản có thể dẫn đến tình trạng suy tim ở thai phụ trong những tháng cuối thai kỳ hoặc trong vòng 5 tháng sau sinh. Suy tim có thể là tình trạng tạm thời hoặc nguy hiểm hơn có thể tiến triển thành suy tim nặng và đe dọa đến tính mạng của người phụ nữ.

2. Nguyên nhân dẫn đến bệnh cơ tim chu sản

Cho đến nay, nguyên nhân dẫn đến bệnh cơ tim chu sản vẫn chưa được làm rõ. Có nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng viêm cơ tim có thể là một phần nguyên nhân, tình trạng viêm cơ tim liên quan đến các protein gây viêm đôi khi được tìm thấy trong máu của phụ nữ mang thai.

Bên cạnh đó, có bằng chứng cũng cho rằng một số tế bào của thai nhi khi đi vào trong máu của mẹ có thể gây ra một số phản ứng miễn dịch gây ra viêm cơ tim. Một số trường hợp viêm cơ tim chu sản cũng có liên quan đến yếu tố di truyền.

2. Ai có nguy cơ cao mắc viêm cơ tim chu sản?

Đa thai
Thai phụ mang đa thai có nguy cơ cao mắc viêm cơ tim

Viêm cơ tim chu sản là một căn bệnh hiếm gặp. Tuy nhiên, những trường hợp dưới đây thường có nguy cơ cao mắc viêm cơ tim chu sản:

  • Thai phụ lớn tuổi (thường trên 30 tuổi)
  • Phụ nữ mang đa thai
  • Phụ nữ sau sinh con non tháng
  • Sản phụ lạm dụng cocain
  • Người mang thai nhiều lần
  • Thai phụ có tiền sử tiền sản giật, nhiễm độc thai nghén nặng
  • Người bị nhiễm trùng Chlamydia, enterovirus.
  • Phụ nữ thuộc chủng tộc Mỹ gốc Phi

3. Triệu chứng thường gặp của bệnh viêm cơ tim chu sản

Bệnh viêm cơ tim chu sản thường dẫn đến suy tim nên có các triệu chứng tương tự như bệnh suy tim, cụ thể:

  • Mệt mỏi, kiệt sức, hoa mắt chóng mặt
  • Khó thở nhất là khi nằm xuống
  • Thở gấp, thở khò khè, ho
  • Cẳng chân, mắt cá chân, bàn chân có dấu hiệu bị sưng, phù
  • Tăng cân không kiểm soát (do tích tụ dịch)
  • Lú lẫn, không minh mẫn

4. Điều trị viêm cơ tim chu sản

Thuốc
Thai phụ bị viêm cơ tim chu sản sẽ được chỉ định sử dụng thuốc hydralazine nhằm giúp làm giãn mạch máu

Hầu hết người bị viêm cơ tim chu sản được điều trị giống như bệnh cơ tim giãn. Một số trường hợp thai phụ mắc cơ tim chu sản tiến triển thành suy tim trước khi thai nhi chào đời cần tuân thủ theo phác đồ điều trị suy tim chuẩn.

Thai phụ bị viêm cơ tim chu sản sẽ được chỉ định sử dụng thuốc hydralazine nhằm giúp làm giãn mạch máu, đồng thời cải thiện các triệu chứng của suy tim cho tới khi sinh em bé. Mặc dù các loại thuốc có chứa chất ức chế men chuyển ACE hay thuốc thuộc nhóm chất đối kháng aldosterone khá hiệu quả trong việc điều trị cơ tim giãn nhưng không được sử dụng cho người đang trong thời kỳ mang thai vì thuốc có thể gây ảnh hưởng xấu đến thai nhi.

Ngoài ra, một số loại thuốc khác có thể được chỉ định sử dụng như thuốc lợi tiểu, digoxin, thuốc chống đông,...

Thai phụ có nguy cơ cao tốt nhất nên đi thăm khám định kỳ để được bác sĩ tư vấn về chế độ sinh hoạt cũng như dinh dưỡng phù hợp nhất. Việc khám thai định kỳ và làm các xét nghiệm tầm soát cũng giúp thai phụ phát hiện sớm được những bất thường và có phương pháp điều trị kịp thời, từ đó hạn chế được tối đa những biến chứng xấu nhất.

5. Bệnh cơ tim chu sản có nguy hiểm không?

Là một căn bệnh hiếm gặp với tỷ lệ người mắc bệnh là 1/1.300 – 1/15.000, viêm cơ tim chu sản là một căn bệnh nguy hiểm nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.

Tỷ lệ tử vong ở những người mắc viêm cơ tim chu sản là khá cao. Cụ thể:

  • Tỷ lệ tử vong 85%: Trường hợp phụ nữ sau 5 năm không những không phục hồi sức khỏe mà còn chịu bệnh trở nặng như sung huyết mạn tính, suy tim.
  • Tỷ lệ tử vong 50%: Ở người chức năng tim hoạt động không bình thường và mắc viêm cơ tim chu sản trong lúc mang thai.
  • Tỷ lệ tử vong 10%: Ngay cả với những người đã được điều trị và hồi phục sau căn bệnh cơ tim chu sản.

Chính vì vậy mà việc mang thai là điều không nên đối với phụ nữ đã có tiền sử bị cơ tim chu sản. Phần lớn các trường hợp mắc cơ tim chu sản được chẩn đoán trong quá trình sinh con hoặc sau khi thai phụ đã tử vong. Do đó, việc nhận biết sớm và có các biện pháp can thiệp ngăn ngừa bệnh tiến triển nặng là điều vô cùng cần thiết giúp giảm tỷ lệ tử vong có thể xảy ra.

XEM THÊM

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

2.8K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan