Can thiệp nội mạch điều trị thiếu máu chi trầm trọng

Hội chứng thiếu máu chi là hậu quả của nhiều bệnh lý khác nhau gây hẹp hoặc tắc động mạch cấp máu để nuôi chi. Đây là bệnh rất nguy hiểm, không thể tự khỏi và cần được được phải điều trị bằng các phương pháp can thiệp nội mạch điều trị.

1. Thiếu máu chi trầm trọng là gì?

Thiếu máu chi trầm trọng là sự tắc nghẽn động mạch nghiêm trọng, làm giảm lưu lượng máu đếc các chi (tay, chân và bàn chân) gây ra tình trạng đau, nhức nhối.

2. Nguyên nhân gây thiếu máu chi nặng

  • Nguyên nhân gây thiếu máu chi nặng là di dòng máu bình thường đang lưu thông bị đứt đột ngột 1 trong các động mạch lớn nuôi chi, khiến bệnh nhân bị thiếu máu chi phía dưới.
  • Do vết thương khiến chấn thương động mạch hoặc bị tắc động mạch do bị máu cục, hoặc dị vật từ nơi khác vào khiến tắc động mạch.

Thiếu máu chi được phân loại thành 3 mức độ: Thiếu máu chi cấp tính, thiếu máu chi cấp mãn tính và thiếu máu chi bán cấp tính.

Huyết khối động mạch cấp tính
Huyết khối gây tắc động mạch chi dưới

3. Dấu hiệu bị thiếu máu chi nặng

  • Bệnh thiếu máu chi nặng thường khởi phát bằng cơn đột quỵ.
  • Loét chân, nhiễm khuẩn hoặc loét không lành hoặc lành lại rất chậm.
  • Cảm giác bị tê bì tay chân, giảm cảm giác phía ngọn chi, chi lạnh. Một thời gian sau thấy đau nhức các chi và dần dần mất hoàn toàn cảm giác ngọn chi, nghiêm trọng hơn là dẫn đến hoại tử chi.

4. Phương pháp can thiệp nội mạch điều trị thiếu máu chi nặng là gì?

Hiện nay, với công nghệ hiện đại, y tế phát triển, với những bệnh nhân bị thiếu máu chi nặng, bác sĩ sẽ can thiệp nội mạch điều trị thiếu máu chi trầm trọng. Đây là phương pháp mới giúp điều trị hiệu quả cao với những tổn thương nặng, phức tạp khi bị thiếu máu, đồng thời phương pháp đem lại độ an toàn cao, không cần phẫu thuật.

Phương pháp can thiệp nội mạch (tên tiếng anh: Kỹ thuật Subintimal) là bóc tách dưới nội mạc mạch được áp dụng lần đầu vào năm 1987. Hiện tại, kỹ thuật này đã có nhiều cải tiến, phát triển hơn và được áp dụng rộng rãi để điều trị thông khi người bệnh bị tắc động mạch chi dưới.

Phương pháp can thiệp nội mạch vừa hiệu quả, có tỷ lệ thành công cao. Tuy nhiên đây là phương pháp phức tạp, tổn thương tắc mạch máu- nguyên nhân chủ yếu gây thiếu máu chi nặng thường xảy ra trên một đoạn mạch dài, trong khi thành mạch con người rất mỏng, rất dễ bị vỡ trong quá trình đưa các thiết bị ra ngoài lòng mạch. Vì vậy, đòi hỏi bác sĩ hay người thực hiện phương pháp phải có chuyên môn cao, tay nghề cao để khéo léo thao tác các thủ thuật, cách tiếp cận hệ thống, có thể đánh giá 1 cách chính xác.

ro-bang-quang-am-dao-benh-kho-noi-2
Can thiệp nội mạch đòi hỏi bác sĩ thực hiện phải có chuyên môn tay nghề cao

Bác sĩ tiến hành đặt ống thông vào động mạch quay cánh tay hoặc ở động mạch đùi nhằm tạo đường dẫn đưa các dụng cụ can thiệp vào động mạch. Sau khi hoàn thành thủ thuật, chỉ để lại một lỗ nhỏ ở trên da. Băng ép vết mổ bằng các dụng cụ đặc biệt trong khoảng 12 giờ (đối với động mạch quay) hoặc tới 24 giờ (đối với động mạch đùi). Trong gian đó bệnh nhân cần hạn chế tối đa vận động như gập, duỗi ở vết mổ để tránh bị chảy máu.

5. Những lưu ý sau khi can thiệp nội mạch điều trị thiếu máu chi nặng

Sau khoảng từ 1 ngơi 2 tuần, người bệnh có thể đi lại, làm việc bình thường. Tuy nhiên người bệnh cần chú ý:

  • Hạn chế đi lên, xuống cầu thang để tránh phải co, gập chi. Đi bộ khoảng ngắn.
  • Không làm việc nặng để tránh gây áp lực lên xương.
  • Nếu chỗ rạch để luồn ống thông bị chảy máu hay sung, người bệnh nên nằm xuống, lấy tay ép vết thương trong vòng 30 phút để cầm máu.
  • Uống nhiều nước (trừ người bị suy tim nặng), ăn nhiều rau xanh, hoa quả, không uống các loại có cồn, chất kích thích, thuốc lá,..
  • Tập các bài thể dục nhẹ nhàng
  • Tái khám đúng thời gian bác sĩ yêu cầu.
Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

518 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan