Cholesterol và bệnh tim mạch

Những chỉ số đánh giá cholesterol giúp dễ dàng nắm bắt được tình trạng sức khỏe tim mạch của bản thân đang ở mức nào, có nguy hiểm hay không, để sau đó có thể duy trì tình trạng tốt hoặc có phương án khắc phục những cảnh báo xấu xảy ra.

1. Cholesterol

Cholesterol máu đóng một vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe con người. Nó giúp cho sự hoạt động của màng tế bào sợi thần kinh, cần cho sự sản xuất một số hormone như hormon tuyến thượng thận, sinh dục...

Trong cơ thể, cholesterol có từ 2 nguồn: từ trong cơ thể sản xuất ra và từ thức ăn. Cholesterol trong cơ thể được sản xuất ở gan 80%. Còn trong thức ăn, cholesterol có nhiều ở thịt, sữa, lòng đỏ trứng, phủ tạng động vật. Như vậy, cholesterol ở mức nhất định là cần thiết, cơ thể không thể thiếu.

Ở người bình thường, hàm lượng cholesterol trong máu luôn là hằng định, chỉ khi nó tăng quá cao mới gây bệnh, gọi là tăng cholesterol hay là tăng mỡ máu, hiện tượng này gây xơ vữa động mạch, làm hẹp mạch máu và là nguyên nhân chủ yếu của bệnh tim mạch. Người ta có thể không cảm nhận được về tình trạng xơ vữa động mạch xảy ra từ từ trong cơ thể mình.

Phân loại Cholesterol: cholesterol xấu và cholesterol tốt

Cholesterol không hòa tan trong máu. Do đó khi cholesterol lưu thông trong máu nó phải được bao quanh bằng một lớp áo protein hay còn gọi là lipoprotein. Có 2 loại lipoprotein quan trọng là lipoprotein tỷ trọng thấp (LDL) và lipoprotein tỷ trọng cao (HDL).

Cholesterol loại LDL chuyên chở hầu hết cholesterol của cơ thể. Khi có nhiều LDL trong máu, thành động mạch sẽ lắng đọng mỡ gây ra xơ vữa động mạch, do đó LDL được gọi là cholesterol xấu. Ngược lại, HDL lại lấy cholesterol ra khỏi máu và ngăn chúng không xâm nhập vào thành động mạch, do đó HDL được gọi là cholesterol tốt.

2. Những yếu tố nào ảnh hưởng tới chỉ số cholesterol

LDL cholesterol có thể tăng do các yếu tố liên quan đến chế độ ăn, các thói quen không tốt như hút thuốc lá, ít vận động, hoặc liên quan tới các bệnh lý như tăng huyết áp, đái tháo đường...

HDL cholesterol bị giảm xuống có thể do hút thuốc lá, thừa cân, béo phì,... Do đó, để làm tăng HDL cholesterol, cần bỏ hút thuốc, duy trì cân nặng hợp lý, tăng cường thể dục thể thao...

3. Cholesterol nguy cơ gây các bệnh về tim mạch

3.1 Những chỉ số xét nghiệm cholesterol

Nồng độ của cholesterol tổng toàn phần thường được đánh giá dựa trên:

  • Tỷ trọng lipoprotein cao (HDL), hay chính là chỉ số cholesterol tốt
  • Tỷ trọng lipoprotein thấp (LDL), hay chính là chỉ số cholesterol xấu
  • Trong đó có 20% tỷ trọng triglycerides, đây là 1 loại thuộc nhóm chất béo, một phần tử có xuất hiện trong máu.
  • Tỷ trọng cholesterol ratio còn gọi là chỉ số ước lượng rủi ro tim mạch.

3.2 Cholesterol ratio là gì?

Cholesterol và bệnh tim mạch
Nồng độ Cholesterol

Được hiểu đây chính là chỉ số ước lượng rủi ro tim mạch, cholesterol ratio sẽ được tính ra bằng phép chia tỷ trọng cholesterol tổng toàn phần cho tỷ trọng lipoprotein cao HDL. Con số này sẽ giúp người bệnh nắm được tình trạng sức khỏe tim mạch của bản thân. Theo khuyến cáo từ Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ, mỗi người chỉ nên duy trì chỉ số cholesterol ratio trong cơ thể ở mức dưới 5, đặc biệt mức chỉ số hoàn hảo đạt 3,5.

  • Chỉ số - nguy cơ với nam giới

Trung bình chỉ số cholesterol ratio là 5 sẽ cho thấy, ở nam giới đã có nguy cơ mắc các bệnh liên quan về tim mạch. Chỉ số này khi đạt ngưỡng 9,6 tức là nguy cơ đã tăng lên gấp đôi so với bình thường, và đương nhiên, khi chỉ số tụt xuống còn ở mức 3,4 thì nguy cơ bị mắc các bệnh tim mạch đã giảm đi một nửa.

  • Chỉ số - nguy cơ với nữ giới

Ở phụ nữ, nồng độ của HDL cholesterol hay là cholesterol tốt thường cao hơn. Nhiều nghiên cứu khoa học đã cho thấy, chỉ số trung bình thông báo tỷ trọng cholesterol ratio ở mức 4,4 là nữ giới đã có nguy cơ bị mắc các bệnh tim mạch. Nguy cơ này sẽ tăng lên gấp đôi khi chỉ số cholesterol ratio đạt ngưỡng 7 và khi chúng chỉ còn ở con số 3,3 nguy cơ đó sẽ giảm xuống một nửa.

  • Cùng nồng độ cholesterol toàn phần, nhưng cholesterol ratio khác nhau

Dù 2 cá nhân xét nghiệm cho cùng kết quả về chỉ số cholesterol tổng toàn phần ở trong máu, thì vẫn có thể đạt chỉ số cholesterol ratio dự tính những rủi ro về bệnh tim mạch khác nhau.

Cụ thể một trường hợp như sau: Nếu chỉ số cholesterol tổng toàn phần đạt con số 200, kèm theo đó chỉ số HDL cholesterol là 60, vậy chỉ số cholesterol ratio trong cơ thể sẽ đạt 3,3. Con số này may mắn là đã đạt gần với mức chỉ số lý tưởng mà Hiệp hội tim mạch đưa ra.

Thế nhưng, khi chỉ số cholesterol tổng toàn phần được giữ nguyên ở mức 200 còn HDL cholesterol của bạn chỉ còn là 35, con số này thấp hơn mức chỉ số lý tưởng (tỷ trọng HDL lý tưởng cho nam là 40 và cho nữ là 50) thì chỉ số cholesterol ratio trong cơ thể bạn đạt 5,7 con số này đang báo động, bạn có khả năng mắc các bệnh lý về tim mạch cao hơn bình thường.

  • Chỉ số cholesterol ratio của mỗi người

Mỗi người cần ghi nhớ chỉ số tỷ lệ cholesterol ratio trong cơ thể mình, dễ dàng hơn việc phải ghi nhớ toàn bộ những chỉ số tỷ lệ HDL cholesterol, LDL cholesterol, và cả cholesterol tổng toàn phần. Chỉ số cholesterol ratio giúp dễ dàng nắm bắt được tình trạng sức khỏe tim mạch của mình đang ở mức nào, có nguy hiểm hay không.

Tuy nhiên, nếu thấy cảnh báo lượng cholesterol xấu trong cơ thể bạn đang tăng thì cách tốt nhất là bạn nên cân bằng và chú ý thêm đến toàn bộ các con số còn lại. Hãy đặt sự quan tâm tới tất cả những chỉ số của cơ thể và ghi nhớ cả chỉ số cholesterol ratio thì sẽ giúp bản thân có kế hoạch khắc phục tình hình phù hợp khi có cảnh báo xảy ra, bên cạnh đó có thể duy trì chỉ số tốt trong ngưỡng an toàn.

3.3 Phương pháp để có mức cholesterol ratio tối ưu

Để có nồng độ cholesterol ratio tối ưu phải đảm bảo được mức đánh giá cholesterol toàn phần cùng HDL, tức là bao gồm cả LDL cholesterol và HDL cholesterol đạt giá trị tối ưu. Việc này không phải điều dễ dàng, nó đòi hỏi sự kiên trì thực hiện lối sống lành mạnh, chế độ ăn lành mạnh và tập luyện hợp lý. Càng bắt đầu cuộc sống lành mạnh sớm bao nhiêu thì kết quả càng tốt bấy nhiêu. Các chuyên gia khuyên:

Chế độ ăn nên duy trì:

  • Ăn nhiều rau, hoa quả.
  • Ăn các loại ngũ cốc.
  • Uống sữa không béo.
  • Thịt nạc, thịt gia cầm không da.
  • Cá béo (nhiều dầu), ít nhất 2 lần/tuần.
  • Dầu thực vật không bão hòa (dầu ô liu, dầu hướng dương, dầu đậu nành...).

Đồ ăn nên hạn chế:

  • Bơ thực vật, mỡ động vật, thịt động vật chưa lọc mỡ.
  • Sữa béo (nguyên kem).
  • Phủ tạng động vật.
  • Thức ăn chế biến sẵn: pate, xúc xích, salami...
  • Các đồ ăn chiên rán, đồ ăn nhanh (bao gồm cả mì ăn liền).
  • Dầu thực vật nhiều chất béo bão hòa: dầu dừa, dầu cọ, dầu hạnh nhân...

Chế độ tập luyện hợp lý:

  • Tập tối thiểu mỗi ngày 30 phút.
  • Tập đều đặn các ngày trong tuần.
  • Cường độ tập đủ mạnh, đủ ra mồ hôi (nếu có bệnh lý trong người nên tham khảo các bác sĩ về chế độ tập luyện cụ thể).

Sống lành mạnh, bỏ những thói quen có hại:

  • Bỏ hút thuốc lá: Hút thuốc không chỉ ảnh hưởng đến sự hình thành xơ vữa động mạch, mà còn gây rối loạn lipid máu cũng như nhiều ảnh hưởng bất lợi khác.
Cholesterol và bệnh tim mạch
Hút thuốc ảnh hưởng đến sự hình thành xơ vữa động mạch

  • Hạn chế rượu: Nếu uống rượu, không nên uống nhiều, tránh lạm dụng rượu. Tốt nhất nếu uống thì nên uống rượu vang đỏ, số lượng không quá 142 ml mỗi ngày.
  • Giảm cân: Giảm cân nặng nếu thừa cân/béo phì, duy trì chỉ số khối cơ thể (BMI) ở mức lý tưởng (BMI từ 19 – 23).
  • Tránh stress: Tránh lối sống tĩnh tại, tránh căng thẳng stress

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec cung cấp cho khách hàng gói khám Quản lý ngoại trú tiểu đường - tăng mỡ máu giúp người bệnh chủ động tầm soát tình trạng cholesterol, mỡ máu trong cơ thể thông qua các xét nghiệm máu, tổng phân tích nước tiểu,.....Từ đó, bác sĩ sẽ đưa ra kết luận khái quát và lời khuyên cho khách hàng để bảo vệ sức khỏe, điều chỉnh lối sống lành mạnh, giảm thiểu những nguy cơ ảnh hưởng đến tim mạch.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

3K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • Công dụng của thuốc Cadisimvas

    Cadisimvas là thuốc được chỉ định trong việc điều trị tăng lipid máu, có tác dụng ức chế chọn lọc sự hấp thu cholesterol và các sterol thực vật. Để đảm bảo hiệu quả sử dụng Cadisimvas, người dùng cần ...

    Đọc thêm
  • banner natives image QC
    Giải pháp hỗ trợ điều trị và dự phòng xơ vữa động mạch

    Nattokinase trong sản phẩm vừa có tác dụng phân giải cục máu đông, vừa có tác dụng kích hoạt các enzyme

    Đọc thêm
  • shintovas
    Công dụng thuốc Shintovas

    Thuốc Shintovas được chỉ định trong điều trị tăng cholesterol máu nguyên phát, tăng lipid máu hỗn hợp, dự phòng biến cố tim mạch ở người bệnh tăng cholesterol máu không có triệu chứng lâm sàng... Cùng tìm hiểu về ...

    Đọc thêm
  • Sanlitor
    Công dụng thuốc Sanlitor

    Thuốc Salitor được chỉ định trong điều trị rối loạn Betalipoprotein máu nguyên phát, phối hợp với các liệu pháp khác trong điều trị tăng cholesterol toàn phần, tăng Apolipoprotein B, tăng triglyceride máu... Cùng tìm hiểu về công dụng, ...

    Đọc thêm
  • Juxtapid
    Thông tin thuốc Juxtapid

    Thuốc Juxtapid được sử dụng cùng với chế độ ăn ít chất béo và các phương pháp điều trị khác để giảm cholesterol toàn phần ở những người mắc chứng tăng cholesterol máu gia đình đồng hợp tử (một loại ...

    Đọc thêm
  • atorota
    Công dụng thuốc Atorota

    Atorota thuộc nhóm thuốc tim mạch, dạng bào chế viên nén bao phim, đóng gói hộp 3 vỉ x 10 viên. Thuốc có chứa thành phần chính là Atorvastatin (dưới dạng Atorvastatin calcium) 10mg. Tuân thủ chỉ định, liều dùng ...

    Đọc thêm