Tâm nhĩ là gì? Chức năng và các vấn đề thường gặp

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa I Trần Quốc Vĩnh - Bác sĩ Cấp cứu - Khoa Hồi sức - Cấp cứu - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Nha Trang.

Tâm nhĩ là buồng trên của tim, đó là nơi mà qua đó máu đi vào tâm thất. Tim người có 2 tâm nhĩ, tâm nhĩ trái nhận máu từ tuần hoàn phổi và tâm nhĩ phải nhận máu từ tuần hoàn tĩnh mạch. Tâm nhĩ thực hiện 3 chức năng khác nhau trong một chu chuyển tim: là buồng nhận máu trong thì tâm thu, bơm máu thụ động vào tâm thất trong thì đầu tâm trương và bơm máu tăng cường trong thì cuối tâm trương.

1. Các bệnh lý của Tâm nhĩ

1.1 Rung nhĩ

Rung nhĩ là loại rối loạn nhịp tim thường gặp, xảy ra khi các xung động điện học xuất phát một cách vô tổ chức từ các vị trí khác nhau ở tâm nhĩ (buồng trên của tim), điều này làm cho tâm nhĩ luôn ở trạng thái rung rung chứ không co bóp nhịp nhàng và đồng bộ, biểu hiện bằng nhịp tim hoặc mạch đập không đều. Rung nhĩ là nguyên nhân chủ yếu gây đột quỵ não.

  • Triệu chứng của rung nhĩ là gì?

Các triệu chứng bao gồm:

  • Đánh trống ngực
  • Mệt mỏi
  • Thở gấp, khó thở
  • Chóng mặt hoặc choáng váng

Mạch đập không đều có thể là dấu hiệu bạn bị rung nhĩ. Tuy nhiên, một số người chỉ có triệu chứng nhẹ nhàng, trong khi những người khác thì không thấy có triệu chứng gì.

  • Phương pháp chẩn đoán rung nhĩ

Rung nhĩ có thể được phát hiện bằng cách bắt mạch ở cổ tay. Nếu bị rung nhĩ, bạn sẽ có mạch đập không đều về tần số. Bạn cũng có thể cảm nhận thấy tình trạng tương tự như vậy khi bạn bị mất mạch đập hoặc có mạch đập đến sớm, các rối loạn nhịp tim này rất hay gặp và thường không nên lo lắng về nó. Một số người có cơn rung nhĩ kịch phát (tự xuất hiện và tự biến mất), thỉnh thoảng họ bắt thấy mạch đập bình thường và khi khác thì thấy mạch đập không đều. Để chẩn đoán xác định bạn cần được đo điện tim, theo dõi điện tim 24 giờ, siêu âm tim và làm các xét nghiệm để xác định nguyên nhân.

1.2 Ngoại tâm thu nhĩ

Ngoại tâm thu nhĩ là tình trạng nhịp tim đến sớm hơn bình thường do tín hiệu điện bất thường phát ra từ các vị trí khác nhau tâm nhĩ (buồng trên của tim).

Ngoại tâm thu nhĩ có thể xảy ra ở người khoẻ mạnh và hiếm khi có triệu chứng.

Ngoại tâm thu nhĩ thường gặp ở những người có bệnh phổi (như là bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính) và người lớn tuổi. Rối loạn nhịp tim này có thể xuất hiện hoặc trở nên trầm trọng hơn khi uống cà phê, trà và rượu, hoặc khi lạnh run, sốt và hen phế quản

Vai trò của điện tâm đồ trong chẩn đoán nhồi máu cơ tim
Đo điện tim giúp phát hiện bệnh lý tâm nhĩ

Ngoại tâm thu nhĩ hiếm khi gây triệu chứng, đôi khi có người cảm thấy đánh trống ngực.

Ngoại tâm thu nhĩ có thể được phát hiện bởi khám lâm sàng và đo điện tim.

  • Điều trị

Hiếm khi người bệnh cần sử dụng thuốc chống rối loạn nhịp, trừ khi cơn ngoại tâm thu nhĩ xảy ra thường xuyên và bệnh nhân không chịu đựng nổi những cơn đánh trống ngực. Các thuốc chống rối loạn nhịp tim thường có hiệu quả. Người bệnh cũng nên điều trị nguyên nhân gây ngoại tâm thu nhĩ (nếu có) vì phòng bệnh lúc nào cũng hơn chữa bệnh.

1.3 Thông liên nhĩ

Thông liên nhĩ là tình trạng tồn tại lỗ thông ở vách liên nhĩ (vách phân chia 2 buồng tâm nhĩ). Đây là bệnh lý tim bẩm sinh.

Lỗ thông liên nhĩ nhỏ không gây triệu chứng cơ năng và thường được phát hiện tình cờ. Lỗ thông liên nhĩ nhỏ có thể tự đóng trong những năm đầu khi trẻ lớn lên.

Thông liên nhĩ lỗ lớn và kéo dài có thể gây tổn thương tim và phổi. Một người trưởng thành có thể bị thông liên nhĩ không được phát hiện trong nhiều năm cho đến khi xuất hiện triệu chứng suy tim và tăng áp lực động mạch phổi. Phẫu thuật đóng lỗ thông liên nhĩ là phương pháp điều trị cần thiết để ngăn ngừa biến chứng.

  • Triệu chứng

Nhiều đứa trẻ khi sinh ra bị bệnh thông liên nhĩ nhưng không có bất kỳ dấu chứng hay triệu chứng gì. Đối với người trưởng thành, các triệu chứng thường xuất hiện ở khoảng tuổi 30, tuy nhiên có một số trường trường hợp không có triệu chứng của bệnh cho mãi tới nhiều năm sau đó.

Dấu chứng và triệu chứng của thông liên nhĩ bao gồm:

  • Thở gấp, đặc biệt khi vận động.
  • Mệt mỏi.
  • Phù chân, bàn chân hoặc bụng.
  • Đánh trống ngực hoặc cảm thấy tim đập mạnh.
  • Đột quỵ.
  • Phát hiện có tiếng thổi ngắt quãng ở tim khi khám bằng ống nghe.

Hãy đi gặp bác sĩ khi bạn hoặc con bạn có các dấu chứng hoặc triệu chứng sau:

  • Thở gấp, khó thở.
  • Mau mệt, đặc biệt sau khi vận động.
  • Phù chân, bàn chân hoặc bụng.
  • Đánh trống ngực hoặc thấy tim đập mạnh.

Đây là các dấu chứng/ triệu chứng của suy tim hoặc biến chứng khác của bệnh tim bẩm sinh.

Khám nhi tại Vinmec
Khi phát hiện trẻ có các triệu chứng bệnh lý tim mạch, phụ huynh nên đưa trẻ đên bệnh viện để được khám chuyên khoa tim mạch

2. Yếu tố nguy cơ

Người ta không rõ nguyên nhân gây nên bệnh thông liên nhĩ, tuy nhiên các dị tật tim bẩm sinh dường như có yếu tố gia đình và đôi khi do rối loạn về gen như là hội chứng Down. Nếu bạn hoặc con bạn bị bệnh tim bẩm sinh, thì chuyên gia tư vấn về di truyền học có thể ước tính được tỷ lệ mắc bệnh tim bẩm sinh của thế hệ sau.

Một số tình trạng người bệnh đang mắc phải hoặc xảy ra khi phụ nữ mang thai có thể làm tăng nguy cơ sinh trẻ có bệnh tim bẩm sinh, bao gồm:

  • Nhiễm Rubella: người mẹ bị nhiễm Rubella (sởi Đức) trong những tháng đầu của thai kỳ làm tăng nguy cơ bị bệnh tim bẩm sinh cho thai nhi.
  • Sử dụng hoặc tiếp xúc với ma túy, thuốc lá và rượu trong thời kỳ mang thai.
  • Đái tháo đường hoặc bệnh lupus.
  • Béo phì. Thừa cân quá mức có thể làm tăng nguy cơ sinh trẻ bị bệnh tim bẩm sinh.
  • Bệnh Phenylketo niệu là tình trạng di truyền hiếm gặp, gây ra bởi sự tích tụ quá mức acidamine phenylalanine tụ trong cơ thể. Nếu người bệnh mắc phải Phenylketo niệu nhưng lại không tuân thủ chế độ ăn, nguy cơ sinh con bị tim bẩm sinh sẽ rất cao.

3. Dự phòng bệnh lý tâm nhĩ

Bệnh thông liên nhĩ không thể dự phòng được trong đa số trường hợp. Nếu bạn có kế hoạch có thai, nhân viên y tế sẽ cung cấp lịch trình thăm khám cho bạn trước khi mang thai. Bao gồm:

  • Xét nghiệm miễn dịch đối với Rubella. Nếu bạn chưa có miễn dịch, nên yêu cầu được tiêm ngừa vacxin Rubella.
  • Kiểm tra thường xuyên tình trạng sức khoẻ và sử dụng thuốc. Bận cần theo dõi cân thận các vấn đề về sức khỏe trong thời kỳ mang thai. Bác sĩ cũng sẽ khuyên điều chỉnh hoặc dừng hẳn một vài loại thuốc trước khi bạn có thai.
  • Xem xét lại tiền sử bệnh tật của gia đình. Nếu có tiền sử gia đình có người mắc bệnh tim bẩm sinh hoặc các rối loạn di truyền khác, bạn nên nói chuyện với chuyên gia tư vấn di truyền học về nguy cơ có thể gặp phải trước khi quyết định có thai.

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là một trong những bệnh viện không những đảm bảo chất lượng chuyên môn với đội ngũ y bác sĩ đầu ngành, hệ thống trang thiết bị công nghệ hiện đại mà còn nổi bật với dịch vụ khám, tư vấn và chữa bệnh toàn diện, chuyên nghiệp; không gian khám chữa bệnh văn minh, lịch sự, an toàn và tiệt trùng tối đa.

Bác sĩ Trần Quốc Vĩnh có hơn 6 năm làm việc (bắt đầu từ năm 2011) trong lĩnh vực Cấp cứu, bác sĩ từng công tác tại khoa Cấp Cứu Bệnh viện Đa khoa Tỉnh Khánh Hòa, Tham gia khám, điều trị Nội khoa cho nhiều phòng khám trong khu vực Nha Trang trước khi là bác sĩ khoa hồi sức cấp cứu Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Nha Trang như hiện nay.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết tham khảo nguồn: webmd.com, ncbi.nlm.nih.gov, mayoclinic.org

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

33.8K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan