Tư vấn trực tuyến phòng chống dịch viêm màng não

Ngày 24/12, Giáo sư. Tiến sĩ Phạm Nhật An - Giám đốc Trung tâm Nhi (Bệnh viên Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City) đã giải đáp trực tiếp những thắc liên quan đến bệnh viêm màng não trên báo Vnexpress.

Cháu tôi 1 tuổi bị viêm màng não nhưng đã chữa khỏi. Hiện tại chưa thấy có di chứng gì, nhưng không biết lớn lên thế nào? Liệu cháu sẽ thua kém với các bạn trong học hành hay không. Thực tế các cháu từng bị viêm màng não đã chữa khỏi sẽ ảnh hưởng như thế nào đến tương lai các cháu, thưa bác sĩ?

Châu Vũ, 36 tuổi.

Giáo sư, tiến sĩ Phạm Nhật An :

Chào bạn!

Thực tế, các cháu đã bị viêm màng não đã được chữa khỏi thì sẽ thuộc 2 nhóm:

  • Khỏi hoàn toàn, không có di chứng gì; những trẻ này sẽ phát triển trí tuệ, sức khỏe bình thường.
  • Trường hợp 2: Khỏi nhưng để lại di chứng, ví dụ như: Hạn chế về vận động (liệt, cứng cơ,...), sẽ chậm phát triển về trí tuệ,... Điều này dễ nhận thấy. Nhưng còn di chứng làm giảm thính lực thì cần phải khám chuyên khoa để phát hiện và điều trị kịp thời.

Cháu nhà bạn nhiều khả năng sẽ nằm ở trường hợp khỏi hoàn toàn, nếu có thể, gia đình nên đưa cháu đi kiểm tra thính lực.


Tôi thấy nhiều mẹ bỉm sữa phản ứng rất mạnh với những ai vô tình hôn hít con của họ, vì họ cho rằng nụ hôn làm lây lan rất nhiều bệnh, cũng có em bé bị viêm màng não do nhiễm vi khuẩn herpes từ người lớn. Các mẹ phản ứng có đúng không? Điều này có cơ sở khoa học không, thưa bác sĩ?

Hoài Thu, 34 tuổi, Hà Giang.

Giáo sư, tiến sĩ Phạm Nhật An :

Đúng như vậy, có những bệnh dễ dàng lây truyền qua con đường hôn hít - virus Herpes là một trong những tác nhân có thể lây truyền qua con đường này, có thể gây nên nhiều thể bệnh, nặng nhất là viêm não do Herpes (mặc dù hiếm gặp). Với những cháu bé thì khả năng lây bệnh qua con đường này càng dễ hơn. Vì vậy, người lớn cần hạn chế hôn trẻ.

Giáo sư, tiến sĩ Phạm Nhật An
Giáo sư, tiến sĩ Phạm Nhật An trả lời câu hỏi.


Thưa bác sĩ, khoảng 3 tuần gần đây, em bị chứng nhức đầu, kèm theo nôn, ói, và một bên mắt không nhìn thấy đường, giống như có bóng mờ che tầm mắt. Tôi lên mạng đọc thông tin thì thấy giống như u não, viêm màng não. Xin bác sĩ tư vấn giúp em đây là dấu hiệu của bệnh gì?

Nguyễn Thị Tân, 26 tuổi, TP HCM.

Giáo sư, tiến sĩ Phạm Nhật An :

Các triệu chứng này có thể là biểu hiện của nhiều bệnh, trong đó, có 2 loại bệnh cần chú ý:

  • Trường hợp thứ nhất: Có thể đây là chứng đau nửa đầu, rối loạn tuần hoàn não một bên, thường gặp với những người cao tuổi, có rối loạn chuyển hóa mỡ máu.
  • Trường hợp thứ hai: Có thể bạn bị một hội chứng choán chỗ một bên bán cầu não (u hoặc xuất huyết,...)

Bạn cần đến khám chuyên khoa thần kinh để được tư vấn và điều trị kịp thời.


Môi trường sống và chế độ ăn ảnh hưởng thế nào đến bệnh này thưa chuyên gia?

Tâm Tâm, 40 tuổi, Vinh, Nghệ An.

Giáo sư, tiến sĩ Phạm Nhật An :

Mẹ bị viêm âm đạo trong giai đoạn chu sinh (giai đoạn gần thời gian đẻ) thì dễ lây bệnh cho con, vì lúc sinh trẻ sẽ phải đi qua đường âm đạo nếu mẹ đẻ thường. Những trẻ này có thể bị các dạng nhiễm trùng sơ sinh sớm, trong đó có thể bị viêm màng mủ.

Vì vậy, các bà mẹ trong thời kỳ mang thai cần phải được theo dõi thai sản thường xuyên theo tư vấn của bác sĩ. Nếu có viêm âm đạo thì phải điều trị kịp thời, triệt để.


Thưa chuyên gia, với bệnh viêm màng não, cần phát hiện sớm trước bao lâu để chữa trị kịp thời? Những trường hợp phát hiện sớm và được điều trị ngay thì có khả năng là chữa khỏi hẳn hay có thể bị tái phát không?

Mây Phạm, 29 tuổi, Ba Đình.

Giáo sư, tiến sĩ Phạm Nhật An:

Với bệnh viêm màng não cấp, việc phát hiện sớm có ý nghĩa tiên lượng quan trọng vì nếu được chẩn đoán và điều trị kịp thời thì tỷ lệ tử vong và di chứng sẽ rất thấp, hầu hết khỏi hoàn toàn.

Thông thường, bệnh được coi là chẩn đoán sớm nếu xác định bệnh và điều trị trong vòng 24h đầu (tiêu chuẩn của Hội Nhi khoa Mỹ). Những trường hợp chẩn đoán được sau 48 đến 72h thì được coi là chẩn đoán muộn (tỷ lệ tử vong và di chứng sẽ cao hơn nhiều).

Những trường hợp bị viêm màng não có các lý do đặc biệt, ví dụ như dị tật hệ thống não màng não (như thoát vị màng não thủy, sau phẫu thuật sọ não,...), sau chấn thương sọ não gây tổn thương nền sọ, bệnh lý tai mạn tính (viêm tai giữa mạn tính), người suy giảm miễn dịch,... thì mới thường gặp viêm màng não tái phát. Những trường hợp này thì cần điều trị phối hợp nhiều chuyên khoa.


Cách điều trị viêm màng não như thế nào?

Nguyễn Trung Dũng, 56 tuổi, Hải Dương.

Giáo sư, tiến sĩ Phạm Nhật An :

Tùy theo căn nguyên, biến chứng và các thể bệnh, điều trị viêm màng não sẽ cách áp dụng điều trị khác nhau. Ví dụ, bệnh do các căn nguyên vi khuẩn khác nhau thì sẽ bác sĩ sẽ lựa chọn các kháng sinh điều trị khác nhau,...

Nguyên tắc chung sẽ là điều trị tích cực tại các cơ sở chuyên khoa, điều trị đặc hiệu và kết hợp với điều trị triệu chứng, điều trị hỗ trợ.

Giáo sư, tiến sĩ Phạm Nhật An
Giáo sư An cho biết tùy theo căn nguyên, biến chứng và các thể bệnh, điều trị viêm màng não sẽ cách áp dụng điều trị khác nhauGiáo sư An cho biết tùy theo căn nguyên, biến chứng và các thể bệnh, điều trị viêm màng não sẽ cách áp dụng điều trị khác nhau.

Triệu chứng của viêm màng não là gì?

Khánh Vy, 40 tuổi, Thanh Xuân, Hà Nội.

Giáo sư, tiến sĩ Phạm Nhật An:

Triệu chứng chung của viêm màng não là sốt, các dấu hiệu màng não (hội chứng màng não), biểu hiện thần kinh bất thường khác và có thể gặp các triệu chứng đặc trưng theo từng căn nguyên.

Hội chứng màng não có biểu hiện khác nhau tùy theo các lứa tuổi:

  • Trẻ sơ sinh và trẻ bú mẹ: Chủ yếu là bỏ bú, quấy khóc hoặc li bì, thóp phồng, nôn trớ,...
  • Trẻ lớn thường đau đầu, nôn vọt, có dấu hiệu cổ cứng,...
  • Người lớn có thể có những triệu chứng như trẻ lớn, thường có thêm dấu hiệu táo bón hoặc mất ngủ, mê sảng,...

Trong giai đoạn đầu, các dấu hiệu màng não nhiều trường hợp rất khó phát hiện, vì vậy, khi nghi ngờ cần đưa trẻ đến khám ngay.


Viêm màng não nấm là gì? Bệnh có biểu hiện, hệ lụy như thế nào nếu không được chữa trị kịp thời? Lứa tuổi thường mắc?

Hoàng Ngọc Thủy, 35 tuổi, Thái Bình.

Viêm màng não do nấm là một thể bệnh rất hiếm gặp, thường chỉ xảy ra trên các bệnh nhân suy giảm miễn dịch nặng (do HIV, các bệnh suy giảm miễn dịch bẩm sinh, bệnh nhân dùng hóa chất diệt tế bào) và đôi khi do lạm dụng kháng sinh và corticoides.

Bệnh có biểu hiện giống các loại viêm màng não khác nhưng xảy ra trên các cơ địa đặc biệt đã kể trên, không phụ thuộc lứa tuổi. Việc xác định chẩn đoán phải dựa vào xét nghiệm tìm được nấu trong dịch não tủy.

Đây là một dạng viêm màng não nặng, điều trị kết hợp kháng sinh chống nấm với các phương pháp điều trị bệnh nền.


Loại viêm màng não là bệnh nguy hiểm nhất? Vì sao thưa bác sĩ?

Nguyễn Văn Ngọc, 30 tuổi, Hà Nội.

Giáo sư, tiến sĩ Phạm Nhật An:

Các bệnh viêm màng não đều là bệnh nguy hiểm, trong đó, viêm màng não do não mô cầu dễ gây thành dịch, có những thể bệnh kịch phát rất nặng, tỷ lệ tử vong cao. Viêm màng não do phế cầu thường để lại những di chứng nặng nề. Các viêm màng não do virus gây nên thường ít để lại di chứng.


Tôi từng chứng kiến trường hợp trẻ viêm mãng não nhưng bác sĩ chẩn đoán nhiễm trùng huyết. Hai bệnh này giống và khác nhau như thế nào?

Nguyễn Văn Tú, 36 tuổi, Hà Nội.

Giáo sư, tiến sĩ Phạm Nhật An:

Trong một số trường hợp trẻ bị nhiễm khuẩn huyết và theo đường máu thì vi khuẩn cũng sẽ xâm nhập vào màng não và gây nên viêm màng não. Ví dụ, não mô cầu thường gây viêm màng não đồng thời có các biểu hiện của nhiễm khuẩn huyết với các bạn xuất huyết hoại tử hình sao xuất hiện nhiều nơi, tình trạng nhiễm trùng, nhiễm độc nặng, cấy máu và dịch não tủy đều dương tính.

Các vi khuẩn khác cũng có thể xảy ra các tình trạng tương tự, vì đường xâm nhập của vi khuẩn vào màng não phổ biến nhất là theo đường máu.

Giáo sư, tiến sĩ Phạm Nhật An
Tại buổi tư vấn trực tuyến còn có sự tham gia của Bác sĩ Nguyễn Bá Đăng, Cục Y Tế Dự Phòng.

Các bệnh viêm màng não chủ yếu lây qua đường hô hấp, rất dễ lây lan đặc biệt là ở trẻ em. Hy vọng những chia sẻ trên đây từ Giáo sư, tiến sĩ Phạm Nhật An đã giúp các bậc phụ huynh biết cách phòng tránh bệnh viêm màng não cho trẻ, đưa trẻ tiêm phòng đầy đủ, thực hiện tốt vệ sinh cá nhân môi trường và khi nào cần được cách ly và chữa trị kịp thời.

Theo: VnExpess

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

3.6K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • Công dụng thuốc Vitazidim 0,5g
    Công dụng thuốc Vitazidim 0,5g

    Thuốc Vitazidim 0,5g có thành phần là Ceftazidime và được sử dụng để điều trị một loạt các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn. Những bệnh nhiễm trùng này có thể ảnh hưởng đến ngực (viêm phế quản hoặc viêm ...

    Đọc thêm
  • viêm màng não
    Viêm màng não nước trong do virus đã điều trị âm tính có tái phát lại không?

    Chào bác sĩ! Em bị viêm màng não nước trong do virus. Em đã điều trị bằng kháng sinh, sau đó xét nghiệm lại âm tính.

    Đọc thêm
  • Gramotax
    Công dụng thuốc Gramotax

    Gramotax thuộc nhóm thuốc trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn, kháng virus, kháng nấm, được sử dụng trong điều trị nhiễm trùng máu, nhiễm trùng xương khớp, nhiễm khuẩn da, mô mềm, dự phòng nhiễm khuẩn sau phẫu thuật,... ...

    Đọc thêm
  • gentastad 80mg
    Công dụng thuốc Gentastad 80mg

    Gentastad là thuốc gì, có phải thuốc kháng sinh không? Thực tế, Gentastad 80mg là thuốc kháng sinh thuộc nhóm Aminoglycosid, chứa thành phần chính Gentamicin, được dùng trong điều trị một số tình trạng nhiễm khuẩn, nhiễm trùng.

    Đọc thêm
  • Vaklonal
    Công dụng thuốc Vaklonal

    Thuốc Vaklonal có thành phần Vancomycin hydrochloride được sử dụng trong điều trị viêm tủy xương, viêm phổi, nhiễm trùng da & huyết, viêm khớp, viêm màng não,... Cùng tìm hiểu chi tiết hơn về công dụng, cách dùng dòng ...

    Đọc thêm