Bị bỏng keo nến phải làm sao?

Hỏi

Chào bác sĩ,

Năm ngày trước, cháu bị keo nến rơi vào tay và bị bỏng. Cháu bị bỏng ở chỗ cạnh ngón tay phải. Ngày đầu tiên nó sưng rát rất đau, như kim châm vào tay, ngày thứ hai thì ở chỗ bỏng ra nhiều nước. Đến ngày thứ ba thì đỡ hơn, vết bỏng đã xẹp xuống. Ngày thứ 4, vết bỏng bắt đầu đen tím lại. Đến hôm nay là ngày thứ 5, vết bỏng đen lại và có mùi hôi. Vết bỏng của cháu là ngoài da màu trắng còn bên trong tím đen. Cháu nói với mẹ nhưng mẹ cháu bảo không sao đâu. Bác sĩ cho cháu hỏi, bị bỏng keo nến phải làm sao? Cháu xin cảm ơn.

Khách hàng ẩn danh

Trả lời

Được giải đáp bởi Bác sĩ chuyên khoa II Trần Văn Trọng - Bác sĩ chuyên khoa Ngoại Nhi, Phẫu thuật tạo hình - Thẩm mỹ - Khoa Ngoại tổng hợp, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng.

Chào bạn,

Với câu hỏi “Bị bỏng keo nến phải làm sao?”, bác sĩ xin giải đáp như sau:

Thông thường, khi bị bỏng nến diện tích nhỏ thì không sao. Tuy nhiên, theo thông tin mô tả, chỗ bỏng của bạn có thể bị nhiễm trùng (vì bạn cảm thấy có mùi hôi. Vì vậy, bạn nên đến thăm khám bác sĩ chuyên khoa bỏng để được chẩn đoán, tư vấn chi tiết và có cách xử lý thích hợp. Nguyên tắc điều trị bệnh bỏng tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra bỏng và độ nặng của bệnh:

  • Hầu hết bỏng nhẹ có thể điều trị tại nhà bằng các thuốc không kê đơn hoặc sử dụng cây lô hội và thường lành rất nhanh.
  • Đối với các vết bỏng nghiêm trọng, sau khi sơ cứu ban đầu, người bệnh cần tiếp tục điều trị với thuốc, băng vết thương, trị liệu và phẫu thuật nhằm làm giảm đau, loại bỏ các mô chết, ngăn ngừa nhiễm trùng, giảm sẹo, phục hồi chức năng và liệu pháp tâm lý.

Nếu bạn còn thắc mắc về bỏng keo nến, bạn có thể đến bệnh viện thuộc Hệ thống Y tế Vinmec để kiểm tra và tư vấn thêm bạn nhé. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Vinmec. Chúc bạn có thật nhiều sức khỏe.

Trân trọng!

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

7.9K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • bidovidine
    Công dụng thuốc Bidovidine

    Thuốc Bidovidine là thuốc sát khuẩn được sử dụng bên ngoài. Khi sử dụng thuốc Bidovidine nên lưu ý những phản ứng phụ trên da. Sau đây là một số phản ứng phụ của thuốc Bidovidine cho bạn đọc tham ...

    Đọc thêm
  • Caldesene
    Thuốc Caldesene: Công dụng, chỉ định và lưu ý khi dùng

    Thuốc Caldesene là một dạng bột bôi ngoài da, đóng vai trò như một chất bảo vệ da, được sử dụng điều trị và ngăn ngừa các trường hợp phát ban do tã. Thuốc Caldesene chỉ sử dụng bên ngoài ...

    Đọc thêm
  • thuốc Dibucaine
    Tác dụng của thuốc Dibucaine

    Dibucaine là loại thuốc gây tê cục bộ, được sử dụng để giảm tình trạng đau và ngứa trên da. Bài viết sẽ cung cấp thông tin về tác dụng, liều dùng và những lưu ý khi sử dụng thuốc ...

    Đọc thêm
  • metavigel
    Công dụng thuốc Metavigel

    Metavigel thuộc nhóm thuốc trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn, kháng virus, kháng nấm và được bào chế ở dạng gel bôi da. Thành phần chính của thuốc Metavigel là Metronidazol. Thuốc được chỉ định để điều trị mụn ...

    Đọc thêm
  • thuốc Dolotranz
    Tác dụng của thuốc Dolotranz

    Dolotranz là loại thuốc gây tê tại chỗ, được sử dụng trước khi thực hiện các thủ thuật lâm sàng nhỏ, ngoài da. Bài viết sẽ cung cấp thông tin về tác dụng, liều dùng và những lưu ý khi ...

    Đọc thêm