Điều trị hạ calci máu như thế nào?

Hỏi

Chào bác sĩ, vợ tôi có triệu chứng hạ calci máu, vậy bác sĩ cho tôi hỏi hạ calci máu phải cấp cứu thế nào và phải điều trị như thế nào?

Đăng Minh (1980)

Trả lời

Để trả lời câu hỏi của bạn một cách chính xác, tôi cần hỏi bạn thêm một số câu hỏi như: Vợ bạn đã từng được chẩn đoán xét nghiệm Calci máu, tìm nguyên nhân gây hạ Calci máu là gì, có tiền sử phẫu thuật tuyến giáp không, có được điều trị và theo dõi của cơ sở y tế như bệnh viện hay phòng khám không?

Sau đây tôi xin trả lời vắn tắt chung về hạ Calci máu để bạn xác định vợ bạn gặp phải tình huống nào, xử lý ra sao để cô ấy có được tình trạng sức khỏe tốt nhất. Calci có vai trò rất quan trọng liên quan đến tất cả các quá trình chuyển hóa của cơ thể. Lượng Calci trong máu được duy trì thông qua việc cung cấp qua các bữa ăn, uống cũng như khả năng hấp thu của đường tiêu hóa và sự đào thải qua thận. Lượng Calci cung cấp vào cơ thể cho một người trưởng thành khoảng 1000 đến 1300 mg/ ngày nhưng Calci được hấp thu tại đường tiêu hóa khá ít, khoảng 200 đến 400 mg.

Các triệu chứng của hạ Calci máu từ nhẹ đến nặng như co thắt cơ, chuột rút, tê bì, co quắp chân tay, khó thở, rối loạn nhịp tim. Do mức độ nguy hiểm của hạ Calci phụ thuộc vào nồng độ Calci máu nên bệnh này phải được khám, chẩn đoán, điều trị và theo dõi đáp ứng. Khi có các dấu hiệu hạ Calci máu, cần bình tĩnh bổ sung canxi, sử dụng ngay Calci đường uống dạng viên hoặc dạng ống siro đều được. Nếu triệu chứng nặng nề phải đến ngay cơ sở y tế để được sử dụng Calci đường tiêm truyền và xét nghiệm máu nếu cần thiết. Tuyệt đối không được tự tiêm truyền Calci tại nhà hoặc khi không có đường truyền tĩnh mạch chắc chắn vì Calci đường tiêm chỉ được tiêm truyền vào tĩnh mạch. Nếu tiêm nhầm vào nơi khác, sẽ gây hoại tử, rất nguy hiểm. Nếu có thiếu Vitamin D, phải được bổ sung các chế phẩm có Viatmin D, Calcitriol, phơi nắng. Dự phòng hạ Calci bằng chế độ ăn giàu Calci như trứng, sữa, rau xanh, phơi nắng phù hợp, điều trị các bệnh đường tiêu hóa giúp cho việc hấp thụ Calci được hiệu quả.

Cảm ơn bạn đã đặt câu hỏi tới website vinmec.com. Trân trọng.

BSCKI Trần Thị Ngát - Bác sĩ Gây mê - Khoa Ngoại tổng hợp - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

2.8K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • Muối canxi
    Muối canxi là gì?

    Canxi có vai trò quan trọng trong việc duy trì hoạt động bình thường của các tế bào thần kinh, cơ và xương. Nếu lượng canxi trong máu bị thiếu hụt, cơ thể sẽ tự động lấy canxi trong hệ ...

    Đọc thêm
  • Rofcal
    Công dụng thuốc Rofcal

    Rofcal nằm trong danh sách thuốc thiết yếu của Tổ chức Y Tế Thế giới, được dùng như một loại thuốc để điều trị canxi trong máu thấp do suy tuyến cận giáp, nhuyễn xương và cường cận giáp do ...

    Đọc thêm
  • Quy trình kỹ thuật
    Quy trình kỹ thuật điều trị co giật trong ngộ độc

    Các cơn co giật trong ngộ độc xảy ra ngày càng dày với cường độ ngày càng mạnh, dẫn tới trạng thái động kinh hay còn gọi là co giật liên tục, sẽ dẫn tới tử vong nhanh chóng nếu ...

    Đọc thêm
  • Docalciole
    Công dụng thuốc Docalciole

    Thuốc Docalciole 0.25 mcg có thành phần chính là Calcitriol, được sử dụng điều trị loãng xương ở bệnh nhân lọc thận mãn tính. Cùng tìm hiểu thuốc Docalciole có tác dụng gì trong bài viết dưới đây.

    Đọc thêm
  • Tác dụng của thuốc Bondronat
    Tác dụng của thuốc Bondronat

    Thuốc Bondronat là một loại thuốc dạng dung dịch tiêm truyền dùng để phòng và điều trị loãng xương cho phụ nữ thời kỳ mãn kinh. Khi sử dụng thuốc cần phải có sự giám sát trực tiếp từ các ...

    Đọc thêm