Bệnh đậu mùa lây qua đường nào?

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Vũ Quốc Ánh - Bác sĩ Nhi khoa - Khoa Nhi - Sơ sinh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng.

Bệnh đậu mùa là một bệnh do virus gây ra. Các triệu chứng ban đầu của bệnh như sốt, phát ban...dễ gây nhầm lẫn với những bệnh truyền nhiễm khác.

1. Bệnh đậu mùa lây lan như thế nào?

Bệnh đậu mùa do nhiễm vi rút variola. Các triệu chứng sớm của bệnh đậu mùa bao gồm sốt cao và mệt mỏi. Sau đó, virus gây ra phát ban đặc trưng, ​​đặc biệt là ở mặt, cánh tay và chân. Các đốm trở nên chứa đầy chất lỏng trong suốt, chuyển thành mủ, đó tạo thành một lớp vỏ, cuối cùng khô lại và rơi ra. Virus đậu mùa có thể lây truyền qua những con đường sau

  • Trực tiếp từ người này sang người khác: Sự lây truyền trực tiếp của virus đòi hỏi phải tiếp xúc trực tiếp khá lâu. Virus có thể lây truyền qua không khí bằng những giọt bắn nhỏ thoát ra khi người nhiễm bệnh ho, hắt hơi hoặc nói chuyện.
  • Một cách gián tiếp từ người bị nhiễm bệnh: Trong những trường hợp hiếm hoi, virus trong không khí có thể lây lan xa hơn, có thể thông qua hệ thống thông gió trong tòa nhà, lây nhiễm cho mọi người trong các phòng khác hoặc trên các tầng khác.
  • Thông qua các vật dụng bị ô nhiễm: Bệnh đậu mùa cũng có thể lây lan qua tiếp xúc với quần áo và khăn trải giường bị ô nhiễm, mặc dù nguy cơ nhiễm trùng từ các nguồn này ít phổ biến hơn.
Bệnh đậu mùa do nhiễm virus variola
Bệnh đậu mùa do nhiễm vi rút variola

2. Dấu hiệu và triệu chứng bệnh đậu mùa

Các triệu chứng đầu tiên của bệnh đậu mùa thường xuất hiện từ 10 đến 14 ngày sau khi bệnh nhân nhiễm virus. Trong thời gian ủ bệnh từ 7 đến 17 ngày, bạn cảm thấy khỏe mạnh và không thể lây nhiễm cho người khác.

Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh đậu mùa có thể bao gồm:

  • Sốt cao đột ngột có thể tái phát
  • Khó chịu
  • Nổi mẩn trên da lan rộng - những đốm phẳng chuyển thành mụn nhọt sau đó nổi mụn nước cứng sau đó đóng vảy
  • Đau đầu dữ dội
  • Đau lưng
  • Đau bụng
  • Nôn
  • Tiêu chảy.

Vài ngày sau, những đốm đỏ, phẳng xuất hiện đầu tiên trên mặt, tay và cẳng tay và sau đó trên thân người. Trong vòng một hoặc hai ngày, nhiều tổn thương này biến thành những mụn nước nhỏ chứa đầy chất lỏng trong suốt, sau đó biến thành mủ. Các vảy bắt đầu hình thành 8 - 9 ngày sau đó và cuối cùng rơi ra, để lại sẹo sâu.

Trong 30 đến 50% số người chưa được tiêm chủng với variola chính, bệnh tiến triển với chảy máu, huyết áp thấp, suy đa tạng và tử vong.

3. Phòng ngừa và điều trị

Tiêm vacxin phòng tránh bệnh đậu mùa
Tiêm vacxin phòng tránh bệnh đậu mùa hiệu quả nhất

Nếu có dịch bệnh đậu mùa, các quan chức y tế sẽ sử dụng vắc-xin đậu mùa để kiểm soát. Bên cạnh đó một số loại thuốc chống vi-rút có thể giúp điều trị hoặc ngăn ngừa bệnh đậu mùa trở nên tồi tệ hơn, nhưng không có cách điều trị nào được chứng minh là có hiệu quả tối đa.

3.1 Vắc xin đậu mùa

Trong vòng 3 ngày kể từ khi tiếp xúc với vi-rút, vắc-xin có thể bảo vệ bạn khỏi bệnh. Nếu bạn vẫn mắc bệnh, bạn có thể bị bệnh ít hơn nhiều so với người không được tiêm phòng.

Trong vòng 4 đến 7 ngày kể từ khi tiếp xúc với vi-rút, vắc-xin có thể cung cấp cho bạn một số bảo vệ khỏi bệnh. Nếu bạn vẫn mắc bệnh, bạn có thể không bị bệnh như người chưa được tiêm phòng.

Một khi bạn đã phát triển bệnh đậu mùa, vắc-xin sẽ không còn tác dụng bảo vệ.

Hiện tại, vắc-xin đậu mùa không có sẵn cho công chúng vì bệnh đậu mùa đã bị loại bỏ và vi-rút không còn tồn tại trong tự nhiên.

3.2 Thuốc kháng vi-rút

Vào tháng 7 năm 2018, FDA đã phê duyệt tecovirimat (TPOXX) để điều trị bệnh đậu mùa. Trong các thử nghiệm trong phòng thí nghiệm, tecovirimat đã được chứng minh là có hiệu quả chống lại virus gây bệnh đậu mùa. Trong phòng thí nghiệm, loại thuốc này có hiệu quả trong điều trị động vật mắc các bệnh tương tự như bệnh đậu mùa. Tecovirimat chưa được thử nghiệm ở những người bị bệnh đậu mùa, nhưng nó đã được dùng cho những người khỏe mạnh. Kết quả kiểm tra cho thấy nó an toàn và chỉ gây ra tác dụng phụ nhỏ.

Cidofovir và brincidofovir đã được chứng minh là có hiệu quả chống lại virus gây bệnh đậu mùa. Ở các phòng thí nghiệm, những loại thuốc này có hiệu quả trong điều trị động vật mắc các bệnh tương tự như bệnh đậu mùa. Cidofovir và brincidofovir chưa được thử nghiệm ở những người bị bệnh đậu mùa, nhưng đã được thử nghiệm ở những người khỏe mạnh và ở những người mắc các bệnh do virus khác. Những loại thuốc này tiếp tục được đánh giá về hiệu quả và độc tính.

Bởi vì những loại thuốc này không được thử nghiệm ở những người bị bệnh đậu mùa, nên không biết liệu một người mắc bệnh đậu mùa có đạt hiệu quả khi điều trị bệnh hay không. Tuy nhiên, việc sử dụng chúng có thể được xem xét nếu có dịch bệnh đậu mùa.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

31.7K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • Acam2000
    Công dụng của thuốc Acam2000

    Acam2000 là một loại vắc xin mới được đưa vào sử dụng trong việc phòng ngừa bệnh đậu mùa cho một số người có nguy cơ cao mắc bệnh. Bệnh đậu mùa trước đây đã bị xoá sổ nhờ sự ...

    Đọc thêm
  • bệnh đậu mùa có nguy hiểm không
    Bệnh đậu mùa có nguy hiểm không?

    Bệnh đậu mùa là căn bệnh truyền nhiễm có ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của con người và hiện nay vẫn chưa có vắc-xin phòng bệnh. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn giải đáp được thắc mắc về ...

    Đọc thêm
  • brincidofovir
    Tác dụng của thuốc Brincidofovir

    Brincidofovir được biết đến với tên gọi phổ biến khác là Tembexa Brincidofovir được chỉ định để điều trị bệnh đậu mùa ở người do vi rút variola gây ra. Thuốc được sử dụng cho bệnh nhân người lớn và ...

    Đọc thêm
  • vacxin Jynneos
    Thông tin về vacxin Jynneos

    Đậu mùa khỉ là bệnh gây ra do virus cùng họ với virus đậu mùa đã tồn tại từ rất lâu trước đây. vacxin Jynneos là một biện pháp phòng bệnh được FDA chấp thuận để phòng cho người trên ...

    Đọc thêm
  • Mới khỏi nhiễm covid-19 tiêm vacxin phế cầu được không?
    Hiện đã có vaccine đậu mùa khỉ chưa?

    Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), hiện nay nguy cơ mắc bệnh đậu mùa khỉ đang ở mức trung bình trên toàn cầu, riêng đối với khu vực Châu u là ở mức nguy cơ cao. Dịch bệnh ...

    Đọc thêm