Bệnh mày đay có lây không và liệu có tự khỏi?

Mày đay (còn gọi là bệnh mề đay) là bệnh lý thường gặp, phổ biến ở mọi lứa tuổi, giới tính. Mày đay có thể kéo dài (mày đay mạn tính), gây ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt hằng ngày và chất lượng cuộc sống của người bệnh

1. Bệnh mày đay là gì?

Mày đay là tình trạng ban sẩn phù thoáng qua trên da, kèm theo ngứa, thường hết trong vòng 24 giờ. Nó được gây ra bởi sự thoái hóa của các tế bào chứa histamine (tế bào mast) trong lớp trung bì nông

Mề đay có thể là dạng cấp tính (kéo dài không quá 6 tuần) hoặc mạn tính (kéo dài trên 6 tuần). Có nhiều nguyên nhân gây bệnh mề đay như dị ứng thời tiết, tiếp xúc với môi trường lạnh, dị ứng với hóa mỹ phẩm, côn trùng cắn, dị ứng phấn hoa, mệt mỏi, stress,... Trên cùng một bệnh nhân, đôi khi có nhiều yếu tố kết hợp gây mày đay.

2. Bệnh mề đay có nguy hiểm không?

Mày đay có thể là biều hiện ban đầu của tình trạng dị ứng cấp tính (trong đó có phản vệ, nếu không được phát hiện và xử trí kịp thời có thể dẫn đến tử vong); Trong một số trường hợp mày đay tái phát nhiều lần hoặc kéo dài người bệnh lạm dụng corticoid có thể gặp phải những tác dụng phụ khi sử dụng corticoid không đúng chỉ định.

benh-may-day-co-lay-khong-va-lieu-co-tu-khoi-1

3. Bệnh mày đay có lây không?

Mày đay không phải là bệnh lý truyền nhiễm, không lây. Trường hợp nhiều người trong gia đình cùng có biểu hiện nổi ban, thường đó không phải ban mày đay, cần đi khám để tìm nguyên nhân khác.

4. Bệnh mày đay có tự khỏi được không?

Mề đay có tự hết không? Mề đay bao lâu thì khỏi? Trả lời cho câu hỏi này, theo các bác sĩ, mày đay cấp thường khỏi hoàn toàn trong một vài ngày (kéo dài không quá 6 tuần). Tuy nhiên, nếu là bệnh mày đay mãn tính, thời gian bị bệnh có thể kéo dài vài tháng, vài năm, ảnh hưởng nhiều đến tâm lý và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Người bệnh cần đến khám chuyên khoa dị ứng miễn dịch để được tư vấn, tầm soát những bệnh lý đồng mắc và tránh việc sử dụng những loại thuốc không cần thiết.

benh-may-day-co-lay-khong-va-lieu-co-tu-khoi-2

Khi bị nổi mề đay lần đầu, nên đi khám bác sĩ chuyên khoa da liễu để được chẩn đoán, có phương hướng điều trị kịp thời, hiệu quả, loại trừ nguyên nhân để tránh tái phát.

Tuy bệnh mày đay không lây, hầu như không đe dọa tới tính mạng nhưng nó có ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Vì vậy, nếu phát hiện có những dấu hiệu mắc bệnh như làn da nổi mẩn màu đỏ, hồng, ngứa ngáy khó chịu,... người bệnh nên sớm đi khám tại các bệnh viện uy tín về chuyên môn da liễu.

Khoa Da Liễu - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City là địa chỉ chẩn đoán, điều trị mày đay, mẩn ngứa uy tín dành cho các khách hàng. Đến với Vinmec Times City, quý khách sẽ được đội ngũ y bác sĩ giàu kinh nghiệm khám và tư vấn trực tiếp, chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây bệnh, đề xuất phương án điều trị tích cực, hiệu quả, tránh các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

Quý khách cần tư vấn, hỗ trợ về việc điều trị bệnh mày đay cũng như các bệnh da liễu khác tại Vinmec Times City vui lòng liên hệ HOTLINE 0243 9743 556, hoặc đăng ký khám trực tuyến TẠI ĐÂY.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Hà Nội.

451.4K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • Lorfact-D
    Công dụng thuốc Lorfact-D

    Lorfact-D thuộc nhóm thuốc chống dị ứng. Công dụng và cách sử dụng thuốc này cụ thể như thế nào sẽ được giới thiệu đầy đủ tại bài viết dưới đây.

    Đọc thêm
  • Thuốc Scalpicin có tác dụng làm giảm sưng, ngứa và mẩn đỏ
    Nổi mẩn trắng vùng bìu gây ngứa là bị làm sao?

    Cháu bị nổi mấy mẩn màu trắng ở vùng bìu bên phải gây ngứa, khi gãi ra thì thấy mẩn đỏ như bị loét và rất xót. Bác sĩ cho cháu hỏi nổi mẩn trắng vùng bìu gây ngứa là ...

    Đọc thêm
  • Savoze
    Công dụng thuốc Savoze

    Thuốc Savoze có tác dụng điều trị bệnh viêm mũi dị ứng theo mùa, mề đay mạn tính... Vậy để tìm hiểu thuốc Savoze là thuốc gì? Cần lưu ý gì khi sử dụng? Hãy cùng tìm hiểu những thông ...

    Đọc thêm
  • thuốc tanacelest
    Công dụng thuốc Tanacelest

    Tanacelest là thuốc gì? Thuốc Tanacelest thường được dùng cho các trường hợp dị ứng nặng như dị ứng phấn hoa hay bụi nghiêm trọng, viêm mũi dị ứng mạn tính, hen phế quản nặng, viêm da dị ứng, viêm ...

    Đọc thêm
  • amtrifox
    Công dụng thuốc Amtrifox

    Amtrifox là thuốc chống dị ứng và được dùng trong các trường hợp quá mẫn với thành phần chính là Ebastin, hàm lượng 10mg. Để hiểu rõ hơn về công dụng, chỉ định của thuốc Amtrifox như thế nào? Bạn ...

    Đọc thêm