Bệnh viêm phổi ở trẻ em có lây không?

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Trương Thành Tâm - Bác sĩ Nhi khoa - Khoa Nhi - Sơ sinh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng và Bác sĩ nội trú Dương Văn Sỹ - Khoa Nhi - Sơ sinh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng. Bác sĩ Tâm đã có 15 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Nhi khoa, từng tham gia nhiều hội thảo khoa học về nhi khoa trong nước và quốc tế. Thế mạnh của bác là chẩn đoán và điều trị bệnh lý huyết học - Ung thư nhi, hồi sức, cấp cứu nhi.

Viêm phổi là tình trạng viêm ở nhu mô phổi, do các nguyên nhân khác nhau gây ra. Bệnh rất thường gặp và là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu, đặc biệt là đối với trẻ dưới 5 tuổi.

1. Viêm phổi ở trẻ em có lây lan không?

Các nguyên nhân thường gặp gây viêm phổi ở trẻ em là virus (virus hợp bào hô hấp - RSV, cúm, Adenovirus,...), vi khuẩn (phế cầu -Streptococcus pneumoniae, Haemophilus influenzae, tụ cầu, liên cầu,...), ngoài ra còn có các tác nhân ít gặp hơn như nấm, ký sinh trùng,...

Phế cầu và Haemophilus influenzae là hai nguyên nhân vi khuẩn hàng đầu cần chú ý đối với bệnh viêm phổi ở trẻ em.

Viêm phổi ở trẻ em là bệnh truyền nhiễm cấp tính, rất dễ lây lan và có thể đe dọa tới tính mạng của trẻ. Bệnh viêm phổi có thể lây truyền từ bệnh nhân sang những người xung quanh. Bệnh nhân viêm phổi có thể phát tán mầm bệnh như virut, vi khuẩn, nấm... qua những hạt nước bọt nhỏ li ti bắn ra khi ho, hắt hơi hay nói chuyện...

viem-phoi-1
Viêm phổi có thể đe dọa tính mạng trẻ

2. Khi mắc viêm phổi trẻ có biểu hiện như thế nào?

Khi viêm phổi trẻ có thể xuất hiện các triệu chứng sau:

  • Trẻ có thể biểu hiện tình trạng nhiễm trùng như: sốt nhẹ hoặc hạ nhiệt độ (thường xảy ra ở trẻ sơ sinh và trẻ đẻ non), mệt mỏi, quấy khóc hoặc li bì, ăn kém hoặc bỏ ăn.
  • Biểu hiện ở hệ hô hấp:
    • Ho khan hoặc ho xuất tiết có đờm.
    • Ngạt mũi hoặc chảy nước mũi.
    • Thở khò khè hoặc thở rít.
    • Nhịp thở nhanh: cha mẹ sẽ đếm nhịp thở của trẻ bằng cách để trẻ nằm yên, không hoạt động gắng sức (không bú, không quấy khóc,...), đếm nhịp di động của lồng ngực hoặc bụng trong trọn vẹn 1 phút, trẻ thở nhanh khi:
      • > 60 lần/phút ở trẻ < 2 tháng.
      • > 50 lần/phút ở trẻ từ 2 - 12 tháng.
      • > 40 lần/phút ở trẻ từ 1 - 5 tuổi.
    • Trường hợp nặng có thể xuất hiện rối loạn nhịp thở, thở không đều hoặc thở chậm, thậm chí có cơn ngừng thở.
    • Dấu hiệu của khó thở như rút lõm lồng ngực, cánh mũi phập phồng, thở rên, tím tái,...
  • Trẻ có thể xuất hiện rối loạn tiêu hóa (như ỉa lỏng, chướng bụng, nôn,...)

3. Dấu hiệu nào cho biết trẻ cần đi cấp cứu?

Khi trẻ có các dấu hiệu nguy hiểm, đe dọa đến tính mạng cha mẹ cần phải đưa trẻ đi cấp cứu ngay:

  • Với trẻ < 2 tháng:
    • Trẻ bỏ bú hoặc bú kém.
    • Trẻ co giật.
    • Trẻ ngủ li bì, khó đánh thức.
    • Trẻ sốt hoặc lạnh.
    • Trẻ thở khò khè hay xuất hiện tím (tím quanh môi, nổi vân tím toàn thân,...).
  • Với trẻ từ 2 tháng đến 5 tuổi:
    • Trẻ không thể uống được.
    • Trẻ co giật.
    • Trẻ ngủ li bì, khó đánh thức.
    • Trẻ thở có tiếng rít.
viem-phoi-2
Trẻ bỏ bú hoặc bú kém là triệu chứng của viêm phổi

4. Làm thế nào để phòng viêm phổi cho trẻ?

Có thể phòng tránh viêm phổi ở trẻ em nhờ một số biện pháp sau:

  • Chăm sóc, bảo vệ sức khỏe bà mẹ khi mang thai, quản lý tốt thai nghén, hạn chế tai biến sản khoa (đẻ non, ngạt, nhiễm trùng sau sinh,...).
  • Chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ tốt, giữ ấm cho trẻ, tránh để lạnh, tránh để việc thay đổi nhiệt độ môi trường đột ngột.
  • Cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu.
  • Giữ vệ sinh môi trường.
  • Tránh để trẻ tiếp xúc và dùng chung đồ dùng với bệnh nhân với người đang mắc bệnh lý hô hấp.
  • Thường xuyên rửa tay sạch với nước và xà phòng diệt khuẩn
viem-phoi-3
Trẻ viêm phổi cần được phát hiện và điều trị sớm

Trẻ em ở bất kỳ giai đoạn nào cũng rất dễ mắc phải bệnh lý viêm phổi. Vì vậy, cha mẹ nên bổ sung thêm một số thực phẩm hỗ trợ có chứa thành phần lysine, các vi khoáng chất và vitamin thiết yếu như kẽm, crom, selen, vitamin nhóm B,... giúp đáp ứng đầy đủ nhu cầu về dưỡng chất, đồng thời hỗ trợ hệ miễn dịch, tăng cường sức đề kháng, giảm nguy cơ mắc các bệnh viêm đường hô hấp trên, viêm phế quản, viêm phổi, cảm cúm ở trẻ.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

43.2K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • Cefmetazol VCP
    Công dụng thuốc Cefmetazol VCP

    Thuốc Cefmetazol VCP có công dụng điều trị và dự phòng nhiễm trùng do vi khuẩn kỵ khí gây ra. Để đảm bảo an toàn và phát huy tối đa hiệu quả điều trị, bạn cần dùng thuốc theo đúng ...

    Đọc thêm
  • Giãn phế quản
    Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị giãn phế quản

    Giãn phế quản ở thời đại trước khi có kháng sinh là một bệnh thường gặp và thường dẫn đến tàn phế và tử vong. Nhưng ngay nay, giãn phế quản đã trở thành một bệnh tương đối hiếm ở ...

    Đọc thêm
  • Midazoxim 1g
    Công dụng thuốc Midazoxim 1g

    Midazoxim 1g là dược phẩm được sử dụng để chống nhiễm khuẩn và bài trừ vi khuẩn hay nhưng vi rút gây hại cho cơ thể. Thuốc Midazoxim 1g sử dụng tiêm cho người bệnh nên cần có bác sĩ ...

    Đọc thêm
  • alemctum
    Công dụng thuốc Alemctum

    Alemctum là thuốc trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn, kháng virus, kháng nấm được chỉ định để điều trị một số bệnh truyền nhiễm như nhiễm trùng hô hấp, nhiễm trùng đường tiết niệu.... Dưới đây là những thông ...

    Đọc thêm
  • Klotacef
    Công dụng thuốc Klotacef

    Klotacef là thuốc kháng sinh, được sử dụng phổ biến để điều trị tình trạng nhiễm khuẩn trong cơ thể như viêm mũi, viêm tai giữa, nhiễm khuẩn da hay ổ bụng, nhiễm khuẩn thận và nhiễm khuẩn đường tiết ...

    Đọc thêm