Bệnh võng mạc ở trẻ sinh non có nguy hiểm không?

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Phan Thị Cẩm Vân - Khoa Nhi - Sơ sinh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng. Bác đã có 09 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Nội soi tiêu hóa với thế mạnh trong việc nội soi điều trị các bệnh lý đường tiêu hóa, thực hiện các thủ thuật can thiệp phức tạp liên quan đến tiêu hóa.

Bệnh võng mạc ở trẻ sinh non là một rối loạn mắt có thể gây mù, xuất hiện chủ yếu ở trẻ sơ sinh có cân nặng dưới 1,5 kg hoặc trẻ được sinh ra trước tuần 31 của thai kỳ. Trẻ sinh ra càng nhỏ thì càng có nhiều khả năng bị bệnh võng mạc. Rối loạn này là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất của tình trạng mất thị giác và suy giảm thị lực ở trẻ.

1. Bệnh võng mạc ở trẻ sinh non có nguy hiểm không?

Trẻ sinh non khi chào đời dưới 37 tuần tuổi chia ra 3 mức độ: sinh cực non (dưới 28 tuần), sinh rất non (28 đến dưới 32 tuần) và sinh non (32 đến dưới 37 tuần). Trẻ sinh càng non càng dễ tử vong và càng phải đối mặt với nhiều nguy cơ sức khỏe trong những ngày đầu sau sinh và nhiều năm sau.

Một trong những nguy cơ về sức khỏe của trẻ sinh non là bệnh lý võng mạc. Tình trạng bệnh võng mạc ở trẻ sinh non được chia làm 2 loại là bệnh nhẹ có thể tự lành và bệnh nặng cần điều trị.

Hầu hết các trường hợp mắc bệnh võng mạc trẻ sinh non thường ở thể nhẹ (chiếm khoảng 90%), bệnh có thể tự cải thiện và không có ảnh hưởng gì lâu dài. Tuy nhiên, cha mẹ vẫn cần đưa trẻ đi khám mắt định kỳ và theo dõi thường xuyên để tránh những biến chứng sau này.

Bệnh võng mạc trẻ sơ sinh ở thể nặng cần phải được điều trị càng sớm càng tốt, nếu không sẽ gây xuất huyết võng mạc ở trẻ sơ sinh, suy giảm thị lực, nhiều trường hợp bị mù vĩnh viễn.

Bệnh võng mạc trẻ đẻ non
Bệnh võng mạc trẻ đẻ non

2. Nguyên nhân gây bệnh võng mạc ở trẻ sinh non

Trong vòng 12 tuần cuối thai kỳ, mắt của thai nhi sẽ phát triển rất nhanh. Khi trẻ được sinh ra, hầu hết các mạch máu ở võng mạc đã gần như hoàn thiện. Võng mạc sẽ dần dần phát triển hoàn chỉnh trong vòng vài tuần đầu sau sinh.

Nếu trẻ bị sinh quá sớm, các mạch máu có thể ngừng phát triển hoặc phát triển sai lệch. Các mạch máu mỏng manh có thể vỡ ra, gây xuất huyết võng mạc ở trẻ sơ sinh. Các mô sẹo hình thành, và khi chúng co lại chúng có thể kéo võng mạc rời khỏi phần sau của mắt. Hiện tượng này gọi là bong võng mạc. Bong võng mạc là nguyên nhân chính gây nên các vấn đề về thị giác và thậm chí mù lòa ở trẻ bị mắc ROP.

3. Biến chứng bệnh võng mạc ở trẻ sinh non

Ở thể nhẹ:

Ở thể nặng:

  • Bệnh võng mạc ở trẻ sinh non có thể gây mù loà nếu không được phát hiện và điều trị thành công, xảy ra chủ yếu ở trẻ sinh non dưới 30 tuần hoặc nhẹ cân dưới 1,5kg hoặc có yếu tố nguy cơ khác như ngạt sơ sinh, điều trị oxy kéo dài.
  • Loạn sản phổi - phế quản, chủ yếu xảy ra ở trẻ sinh cực non hoặc trẻ sinh non suy hô hấp phải thở máy.
  • Nhiễm trùng do hệ thống miễn dịch non yếu, hay gặp viêm phổi, nhiễm trùng huyết, và viêm màng não.
  • Vàng da nặng, thiếu máu.

4. Phòng bệnh võng mạc ở trẻ sinh non

Bầu
Cách tốt nhất để ngăn ngừa bệnh võng mạc ở trẻ sinh non là thai phụ nên quản lý thai nghén để tránh sinh non

Cách tốt nhất để ngăn ngừa bệnh võng mạc ở trẻ sinh non là thai phụ nên quản lý thai nghén để tránh sinh non. Tư vấn và chăm sóc trước sinh có thể giúp ngăn chặn sinh non và thông báo cho sản phụ biết về các yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi trong tử cung.

Các can thiệp dự phòng khác bao gồm giám sát chặt chẽ nhu cầu oxy ở trẻ sinh non. Đưa trẻ đi kiểm tra mắt thường xuyên để bác sĩ theo dõi tình hình của trẻ, bất kể bệnh võng mạc ở trẻ đang trong giai đoạn nào.

Khoa mắt tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City là đơn vị uy tín trong lĩnh vực chăm sóc và điều trị các bệnh lý về mắt ở trẻ sinh non. Hiện nay tại bệnh viện đang áp dụng Laser chùm Pascal với nhiều ưu điểm. Đây là một thiết bị laser quang đông võng mạc tiên tiến nhất hiện nay trên thế giới, khắc phục nhiều nhược điểm của các loại laser thông dụng hiện nay.

Thời gian tác dụng laser lên các mô của võng mạc rất ngắn, không gây bỏng rộng quanh vùng laser nên giúp kiểm soát tác dụng theo ý muốn, ít gây tổn hại võng mạc xung quanh vùng laser. Bên cạnh đó, đây là phương pháp điều trị vùng hoàng điểm an toàn. Hơn nữa, phương pháp này không hoặc rất ít gây đau, giảm thiểu biến chứng và tác dụng phụ của laser.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

2.3K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan