Biến chứng của suy hô hấp cấp tính

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ Trần Thị Diễm Trang - Bác sĩ Nội hô hấp - Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park. Bác sĩ đã có hơn 10 năm kinh nghiệm về điều trị các bệnh lý về Hô hấp.

Suy hô hấp cấp tính (ARDS) là bệnh phổi ở giai đoạn rất nặng, người bệnh cần được cấp cứu kịp thời do có khả năng đe dọa đến tính mạng. Bài viết sau đây sẽ làm rõ triệu chứng, đối tượng dễ mắc và các biến chứng suy hô hấp cấp.

1. Triệu chứng của suy hô hấp cấp

Trong suy hô hấp cấp tính, quá trình trao đổi thông thường giữa oxy (O2) và carbon dioxide (CO2) trong phổi bị gián đoạn. Kết quả là không đủ lượng oxi đến tim, não hoặc phần còn lại của cơ thể gây ra các triệu chứng như khó thở, lú lẫn, da xanh xao, nhợt nhạt và thậm chí đe doạ đến tính mạng người bệnh.

Suy hô hấp cấp tính thường xuất hiện trên nền người bệnh mắc các bệnh lý về tim và phổi hoặc chấn thương nặng. Các triệu chứng có thể khác nhau về mức độ, tần suất như:

  • Khó thở nặng
  • Thở nặng nhọc và thở nhanh bất thường
  • Huyết áp thấp
  • Lú lẫn và mệt mỏi cực độ
  • Co kéo các cơ hô hấp
  • Môi hoặc móng tay có màu xanh tím do thiếu oxy trong máu
  • Chóng mặt
  • Đổ mồ hôi nhiều
  • Nhìn thấy rõ ở hõm trên xương ức và các khoảng gian sườn
  • Trẻ em có thể kèm theo cánh mũi phập phồng.

2. Nguyên nhân dẫn đến suy hô hấp cấp tính

Suy hô hấp cấp tính có thể được gây ra bởi nhiều nguyên nhân.

  • Nhiễm khuẩn huyết là nguyên nhân phổ biến nhất của ARDS
  • Hít phải khói của hóa chất độc hại ở nồng độ cao
  • Viêm phổi nặng
  • Chấn thương ở đầu, ngực hoặc các chấn thương nặng khác do tai nạn, té ngã làm tổn thương trực tiếp phổi hoặc vùng não kiểm soát nhịp thở
  • Viêm tụy, truyền máu nhiều, bị bỏng
  • Quá liều trên cocaine và các loại chất kích khác
  • Suýt chết đuối.
Biến chứng của suy hô hấp cấp tính
Nhiễm khuẩn huyết là nguyên nhân phổ biến nhất của ARDS

3. Ai là người dễ mắc suy hô hấp cấp tính?

Mặc dù không thể chắc chắn người bệnh nào sẽ mắc ARDS, nhưng có một vài yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc suy hô hấp cấp tính, gồm:

  • Có hút thuốc lá
  • Có điều trị bằng oxy cho các bệnh phổi khác
  • Gần đây có phẫu thuật
  • Béo phì
  • Lượng protein thấp trong máu
  • Lạm dụng rượu
  • Gần đây có hóa trị.

4. Biến chứng suy hô hấp cấp tính

Suy hô hấp cấp tính có thể gây tử vong. Theo một bài thuyết trình Hiệp hội lồng ngực Hoa Kỳ, khoảng 360.000 người bị suy hô hấp cấp tính mỗi năm tại nước này. Khoảng 36% những trường hợp này tử vong trong thời gian nằm viện.

Con số này có thể cao hơn tùy thuộc vào nguyên nhân cơ bản. Các tác giả của một nghiên cứu trong Đánh giá hô hấp ở châu Âu rằng những người có dạng ARDS nặng nhất có tỷ lệ tử vong đến 42%.

Phần lớn người bệnh mắc ARDS do đang điều trị các bệnh khác nên ARDS làm nặng hơn các bệnh hiện tại và làm tăng các nguy cơ:

  • Tạo cục máu đông: Khi người bệnh nằm lâu trong bệnh viện do đang thở máy có thể làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông, đặc biệt là ở các tĩnh mạch sâu ở chân. Nếu một cục máu đông hình thành ở chân, một phần của nó có thể vỡ ra và di chuyển đến một hoặc cả hai phổi và chặn dòng máu tới các mô ở phía sau của mạch máu, được gọi là thuyên tắc phổi
  • Tràn khí màng phổi: Trong hầu hết các trường hợp ARDS, người bệnh sẽ được sử dụng máy thở để tăng oxy trong cơ thể và đẩy chất lỏng ra khỏi phổi. Tuy nhiên, áp suất và thể tích không khí trong máy thở tạo ra có thể đẩy khí đi qua lỗ nhỏ ở bên ngoài phổi và khiến phổi bị tràn khí
  • Nhiễm trùng: Do người bệnh thở máy được đặt trực tiếp ống thở vào trong khí quản, điều này cũng tạo điều kiện cho vi trùng dễ dàng xâm nhập hơn và làm tổn thương thêm cho phổi
  • Trong xơ phổi: Mô ở giữa các túi khí bị sẹo và dày lên có thể xảy ra trong vòng một vài tuần kể từ khi bắt đầu bị ARDS. Bệnh này làm cứng phổi và khiến oxy càng khó di chuyển từ túi khí vào máu.

Nhờ sự tiến bộ của các phương pháp điều trị đã tăng khả năng sống của người bệnh mắc ARDS. Tuy nhiên, nhiều người còn sống có thể để lại những di chứng nghiêm trọng như:

Biến chứng của suy hô hấp cấp tính
Nhiều người bị ARDS phục hồi hầu hết chức năng phổi trong vòng vài tháng đến hai năm
  • Vấn đề về thở: Nhiều người bị ARDS phục hồi hầu hết chức năng phổi trong vòng vài tháng đến hai năm, nhưng cũng có những trường hợp thì không hồi phục hoàn toàn nên có thể bị khó thở trong suốt quãng đời còn lại. Ngay cả những người đã khỏe hoàn toàn nhưng vẫn có thể bị khó thở và mệt mỏi và có thể cần thở oxy ở nhà
  • Rất nhiều người bệnh đã điều trị suy hô hấp cấp tính thành công và họ đã từng trải qua giai đoạn trầm cảm nhưng có thể điều trị được
  • Vấn đề với trí nhớ và suy nghĩ: Thuốc an thần và lượng oxy trong máu thấp có thể dẫn đến mất trí nhớ và ảnh hưởng đến khả năng nhận thức sau khi mắc ARDS. Trong một số trường hợp, các tác dụng phụ hoặc biến chứng này giảm dần theo thời gian, nhưng trong những trường hợp khác, có thể là mất trí nhớ vĩnh viễn.

Suy hô hấp cấp là một bệnh lý nguy hiểm và để phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm do bệnh gây ra, bệnh nhân cần được điều trị ở những bệnh viện có uy tín lâu năm và có chất lượng chuyên môn đi kèm chất lượng dịch vụ tốt như hệ thống Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec. Tại đây quy tụ đội ngũ y bác sĩ hàng đầu cả nước, cơ sở vật chất trang trọng, lịch sự, hệ thống máy móc hiện đại, dụng cụ y tế được vô trùng đúng chuẩn quốc tế, mang lại sự an toàn tối đa cho cả mẹ và bé, đặc biệt với loại bệnh đòi hỏi có sự tiệt trùng khắt khe như bệnh suy hô hấp cấp.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: Mayoclinic.org, Webmd.com, Lung.org

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

4.6K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan