Các biểu hiện có thể gặp sau mổ u tuyến thượng thận

Mổ u tuyến thượng thận là phương pháp điều trị thường được chỉ định khi khối u tuyến thượng thận làm ảnh hưởng đến quá trình sản xuất hormone. Ngoài ra, còn để lại một số biến chứng.

1. Mổ u tuyến thượng thận

Tuyến thượng thận là tuyến nội tiết nằm ở trên đỉnh mỗi quả thận. Tuyến thượng thận có vai trò quan trọng, giúp sản xuất các hormone điều hòa huyết áp, kiểm soát đường huyết, protein, cholesterol máu, chống stress và tham gia vào hoạt động của hệ miễn dịch.

Khối u tuyến thượng thận là các khối u ở một hoặc hai bên tuyến thượng thận. Khối u tuyến thượng thận thường lành tính, rất hiếm các trường hợp là ác tính (ung thư). Các khối u tuyến thượng thận làm mất cân bằng trong điều tiết các hormone, từ đó gây nên nhiều tình trạng bệnh lý.

Mổ u tuyến thượng thận là phương thức điều trị thường được chỉ định đối với bệnh nhân có khối u tuyến thượng thận. Khi khối u được loại bỏ, chức năng nội tiết của tuyến thượng thận sẽ trở về bình thường, các triệu chứng của bệnh sẽ không còn nữa. Có hai phương pháp mổ u tuyến thượng thận là mổ nội soi và mổ hở. Mổ nội soi thường được áp dụng trong các trường hợp khối u có kích thước nhỏ và lành tính, mổ hở được áp dụng khi khối u có kích thước lớn hoặc khối u là ung thư.

Vì sao phẫu thuật Robot chiếm nhiều ưu điểm so với phẫu thuật mổ hở và nội soi cổ điển?
Mổ u tuyến thượng thận là phương pháp điều trị đối với bệnh nhân có khối u tuyến thượng thận

2. Các biểu hiện có thể gặp sau mổ u tuyến thượng thận

2.1 Nguy cơ chảy máu

Khối u tuyến thượng thận nằm sau phúc mạc, giữa thận, gan và các mạch máu lớn nên quá trình phẫu thuật diễn ra rất khó khăn, dễ gây chảy máu và nguy cơ tổn thương các cơ quan khác. Mổ nội soi ít gây xâm lấn nên ít gây chảy máu hơn mổ hở, thời gian nằm viện ít hơn, bệnh nhân hồi phục nhanh hơn. Hầu hết bệnh nhân sẽ hồi phục sau 1 đến 2 tuần sau mổ nội soi và 5 đến 6 tuần sau phẫu thuật hở.

2.2 Nguy cơ nhiễm trùng

Cũng như các loại phẫu thuật khác, bệnh nhân có nguy cơ bị nhiễm trùng sau mổ u tuyến thượng thận. Bệnh nhân có thể được sử dụng kháng sinh trước và sau phẫu thuật để dự phòng nguy cơ nhiễm trùng có thể xảy ra.

Nếu bệnh nhân có dấu hiệu sốt cao liên tục, sưng đau, đỏ, có dịch rỉ bất thường từ vết mổ, cảm giác buồn nôn, nôn, ớn lạnh, bệnh nhân có thể đã bị nhiễm trùng vết mổ, cần liên hệ ngay với bác sĩ để được thăm khám và điều trị kịp thời.

2.3 Đau

Bệnh nhân sau mổ u tuyến thượng thận sẽ bị đau nhiều mức độ khác nhau. Tùy từng trường hợp, bệnh nhân sẽ được sử dụng các thuốc khác nhau như: Paracetamol, Ibuprofen, morphin để giảm đau.

2.4 Đau họng

Sau mổ u tuyến thượng thận bệnh nhân sẽ có cảm giác đau họng, cảm thấy như có đờm trong cổ họng và cần ho. Tình trạng này thường kéo dài 5 ngày sau phẫu thuật. Sử dụng các viên ngậm và chế độ ăn uống mềm sẽ giảm sự khó chịu ở cổ họng bệnh nhân.

Đau họng
Sau mổ u tuyến thượng thận có thể gây biến chứng đau họng và ho

2.5 Kiểm soát huyết áp và nồng độ hormone cortisol

Sau mổ bệnh nhân sẽ được theo dõi huyết áp, bệnh nhân có khối u sản xuất aldosterone sẽ được kiểm tra nồng độ kali máu và có thể cần tiếp tục sử dụng thuốc để kiểm soát huyết áp.

Bệnh nhân có khối u sản xuất cortisol và hội chứng Cushing, có thể tiếp tục sử dụng cortisol sau phẫu thuật. Bệnh nhân sẽ được giảm liều cortisol khi tuyến thượng thận hồi phục khả năng sản xuất đủ hormone cortisol cho cơ thể.

Hiện nay, các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh công nghệ cao như CT scan, MRI, PET tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec giúp phát hiện và tầm soát các khối u với độ chính xác cao.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

10.8K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan