Chụp cộng hưởng từ giúp đánh giá chi tiết tổn thương mạch máu

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Lâm Thị Kim Chi - Bác sĩ Chẩn đoán hình ảnh - Khoa Chẩn đoán hình ảnh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng.

Chụp cộng hưởng tử được áp dụng rộng rãi trong chẩn đoán bệnh lý mạch máu thần kinh mà người bệnh không bị bức xạ. Chụp cộng hưởng từ giúp đánh giá chi tiết tổn thương mạch máu.

1. Chụp cộng hưởng từ là gì?

Cộng hưởng từ hay còn gọi là chụp MRI là một kỹ thuật tạo hình cắt lớp sử dụng sóng từ trường và sóng radio. Khi các nguyên tử hydrogen trong cơ thể người dưới tác động của từ trường và sóng radio, hấp thụ và phóng thích năng lượng RF. Quá trình phóng thích này được máy thu nhận, xử lý và chuyển đổi các tín hiệu thành hình ảnh.

Hình ảnh cộng hưởng từ MRI có độ tương phản cao, sắc nét và rõ ràng, chi tiết, giải phẫu tốt và có khả năng tái tạo 3D mang lại hiệu quả chẩn đoán cho bác sĩ đối với bệnh lý của bệnh nhân. Trong rất nhiều trường hợp, hiệu quả chẩn đoán của MRI tốt hơn rất nhiều so với siêu âm, chụp X-quang hay chụp cắt lớp CT...

http://vinmec.com/uploaded/MRI%20tesla.jpg
Chụp mạch não tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec

2. Chụp cộng hưởng từ mạch máu là gì?

Chụp cộng hưởng từ mạch máu (MRA) là một kỹ thuật hình ảnh sử dụng từ trường và các xung năng lượng sóng vô tuyến để cung cấp hình ảnh của các mạch máu bên trong cơ thể. MRA có thể dùng để chẩn đoán các tổn thương mạch máu gây giảm lưu lượng máu và tính trạng thành mạch. Đây là một kỹ thuật không xâm lấn được sử dụng để khảo sát các mạch máu đến não, thận, chân...Tất cả các thông tin, hình ảnh được lưu trữ nhằm hỗ trợ các bác sỹ trong việc phân tích, đánh giá và hội chẩn một cách tốt nhất.

MRA đang được sử dụng nhiều hơn như một sự thay thế chụp mạch máu thông thường. Chụp CT mạch máu (CTA) sử dụng thuốc cản quang qua đường tĩnh mạch để tăng cường khả năng hiển thị của các mạch máu. Chụp cộng hưởng từ mạch máu (MRA) cũng thường sử dụng thuốc tương phản từ tiêm tĩnh mạch.

3. Chỉ định chụp cộng hưởng từ mạch máu

  • Bất thường mạch máu (phình mạch, tắc mạch...), cục máu đông, xơ vữa mạch máu.
  • Hẹp các mạch máu cơ quan (sọ não, tim, phổi, thận, chân...)
  • Phình, bóc tách hệ động mạch chủ.

4. Bệnh nhân cần chuẩn bị chụp cộng hưởng từ mạch máu như thế nào?

Hãy thông báo cho nhân viên y tế nếu:

  • Bị dị ứng với bất kỳ loại thuốc nào.
  • Đang hoặc có thể đang mang thai
  • Có bất kỳ kim loại cấy ghép trong cơ thể: stent động mạch vành, máy tạo nhịp tim, máy khử rung tim, van tim kim loại, chốt, kẹp kim loại, chân tay giả, răng giả, niềng răng, dụng cụ tránh thai...
  • Chứng sợ không gian hẹp
  • Các vấn đề sức khỏe khác: bệnh lý thận, thiếu máu hồng cầu hình liềm...
  • Các miếng dán thuốc, hình xăm trên da
  • Đối với MRA vùng bụng: Nhịn ăn từ 4-6h

5. Cảm giác khi chụp MRA

Không có cảm giác bị đau từ từ trường hay sóng vô tuyến được sử dụng trong MRA. Bàn chụp có thể cứng, phòng chụp cộng hưởng từ thường để nhiệt độ thấp. Bệnh nhân có thể mệt mỏi hoặc đau do phải nằm yên trong 1 thời gian dài

Một số bệnh nhân cảm thấy khó chịu hoặc lo lắng khi đưa vào trong buồng chụp MRI. Nếu có tiêm đối quang từ có thể cảm thấy mát khi đưa thuốc vào tĩnh mạch, trường hợp hiếm: cảm giác ngứa ran trong miệng nếu có chất hàn răng kim loại.

Khi vực khảo sát có thể ấm lên

Hãy báo với kỹ thuật viên nếu bạn buồn nôn, nôn, nhức đầu, chóng mặt, đau, nóng rát hoặc khó thở.

38992-MRI silient.jpg
Máy chụp cộng hưởng từ mới 3.0 Tesla công nghệ Silent tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec

6. Các rủi ro có thể gặp khi chụp MRA

  • Nguy cơ bỏng nếu bệnh nhân có miếng dán thuốc hoặc hình xăm lớn trên da.
  • Nguy cơ dị ứng nhưng rất thấp và thoáng qua, thường được kiểm soát các yếu tố ảnh hường trước khi chụp
  • Đối với trường hợp cho con bú: theo các nghiên cứu, thuốc tương phản từ ít đi qua sữa mẹ và ít truyền cho em bé. Tuy nhiên, bà mẹ nên lưu trữ sữa và cho bé sử dụng trong một hoặc 2 ngày sau chụp MRA.

7. Kết quả MRA

  • Bình thường: Thành mạch liên tục, không tìm thấy cục máu đông, mảng xơ vữa, không thấy xuất huyết, dị dạng mạch máu, không thấy tắc nghẽn hoặc phình mạch...
  • Các bất thường có thể thấy như tắc nghẽn 1 phần hoặc toàn bộ lòng mạch, nguyên nhân từ: cục máu đông, mảng xơ vữa hoặc hẹp lòng mạch; túi phình, tổn thương thành mạch...
  • Sau chụp MRA, nếu cần thiết, Bác sĩ sẽ đề nghị bạn thực hiện chụp Cắt lớp vi tính mạch máu trước khi xem xét vấn đề điều trị

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec hiện là một trong những bệnh viện lớn có thiết bị máy móc hiện đại phục vụ quy trình khám chữa bệnh nói chung và chụp cộng hưởng từ MRI chính xác, hiện đại cho các bệnh về não, mạch máu não nói riêng.

Bệnh nhân thực hiện chụp MRI tại Vinmec sẽ được các nhân viên hỗ trợ, nhân viên kĩ thuật hướng dẫn rõ ràng các thao tác, quy trình chụp, vấn đề an toàn tốt nhất, đảm bảo cho hình ảnh chẩn đoán tốt mà không gây hại tới bệnh nhân.

Đặc biệt, hiện nay Vinmec đã lần đầu tiên tại Đông Nam Á đưa vào sử dụng máy chụp cộng hưởng từ mới 3.0 Tesla công nghệ Silent từ nhà sản xuất GE Healthcare Hoa Kỳ.

Máy hiện áp dụng công nghệ chụp cộng hưởng từ an toàn, chính xác nhất hiện nay, không dùng tia X, không xâm lấn. Đặc biệt công nghệ Silent rất có lợi cho các trường hợp bệnh nhân là trẻ nhỏ, người già, bệnh nhân sức khỏe yếu hay vừa phẫu thuật.

Thạc sĩ Bác sĩ Lâm Thị Kim Chi tốt nghiệp Thạc sĩ chuyên khoa Chẩn đoán hình ảnh - Đại học Y Dược Huế và có trên 6 năm kinh nghiệm làm bác sĩ chẩn đoán hình ảnh. Bác sĩ Chi từng công tác tại tại Bệnh viện Phụ sản- Nhi Đà Nẵng trước khi là bác sĩ chẩn đoán hình ảnh tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng như hiện nay.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

2.9K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan