Sơ cứu chấn thương khung chậu

Bài viết bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Phạm Đức Lượng - Bác sĩ Cấp cứu - Khoa Cấp cứu - Bệnh viện Đa khoa quốc tế Vinmec Times City

Chấn thương xương chậu là một chấn thương nghiêm trọng cần cần cấp cứu kịp thời. Việc sơ cứu nạn nhân chấn thương khung chậu đúng cách sẽ đem lại tiên lượng sống tốt và phục hồi nhanh chóng.

1. Chấn thương xương chậu có thể gây biến chứng nguy hiểm

Khung chậu có hình dạng như một cái chậu thắt ở giữa, gồm 2 xương chậu, xương cùng và xương cụt. Các chấn thương đối với khung chậu thường do lực gián tiếp gây ra, chẳng hạn như tai nạn giao thông, tai nạn ô tô, ngã cao hoặc do đè bẹp khi bị lấp/vùi. Những sự kiện này có thể làm ép đầu xương dài (xương đùi) vào khung chậu thông qua ổ khớp háng (ổ cối).

Vì xương chậu là xương xốp nên khi gãy gây chảy máu nhiều. Hơn nữa, gãy xương chậu có thể gây chấn thương các mô mềm và cơ quan bên trong xương chậu như bàng quang, trực tràng, tử cung. Chảy máu nặng từ các cơ quan lớn và mạch máu trong khung chậu có thể sốc mất máu. Vì vậy, mục đích của sơ cứu chấn thương khung chậu nhằm giảm thiểu nguy cơ sốc và nhanh chóng tổ chức vận chuyển nạn nhân đến bệnh viện.

Nguyên nhân chấn thương xương chậu
Nguyên nhân chấn thương xương chậu có thể do tai nạn giao thông hoặc ngã

2. Cách phát hiện bệnh nhân chấn thương khung chậu

Cách phát hiện nạn nhân bị chấn thương xương chậu là nạn nhân không thể đi hoặc thậm chí đứng, mặc dù chân dường như không bị thương. Bên cạnh đó, người bệnh có thể bị đau và nhức ở vùng hông, háng hoặc lưng tăng theo chuyển động. Khó hoặc đau khi đi tiểu và quần áo dính máu. Ngoài ra, nạn nhân có các dấu hiệu sốc như:

  • Da lạnh, ẩm và nhợt nhạt;
  • Môi hoặc móng tay tái xanh (nếu bệnh nhân có da sẫm màu thì các khu vực này chuyển sang xám);
  • Mạch đập nhanh và yếu, huyết áp dưới mức trung bình;
  • Tăng thông khí, thở nhanh sâu hoặc thở chậm nông, hổn hển;
  • Buồn nôn hoặc ói mửa;
  • Đồng tử giãn rộng, ánh mắt thất thần, nhìn sững;
  • Cơ thể yếu và mệt mỏi;
  • Cảm thấy chóng mặt, đôi khi ngất xỉu;
  • Thay đổi về mặt tinh thần hoặc hành vi, chẳng hạn như lú lẫn, lo lắng hoặc kích động, bứt rứt và lo lắng.

3. Các bước sơ cứu cho bệnh nhân chấn thương khung chậu

Các bước sơ cứu cho bệnh nhân chấn thương khung chậu như sau:

  • Giúp nạn nhân nằm ngửa, đầu bằng hoặc đầu thấp để giảm thiểu sốc. Giữ chân thẳng và phẳng hoặc nếu thấy thoải mái hơn, hãy giúp nạn nhân gấp nhẹ đầu gối và dùng vật mềm, chẳng hạn như đệm hoặc quần áo gấp, đặt dưới đầu gối để đỡ lấy sức nặng của chân.
  • Đặt vật mềm giữa các điểm xương của đầu gối và mắt cá chân của nạn nhân. Buộc 2 vòng băng to bản ở khung chậu. Cố định hai chân của nạn nhân bằng cách băng chúng lại với nhau tại các vị trí: băng số 8 xung quanh mắt cá chân và bàn chân (1); băng một băng rộng bản ở đầu gối (2).
Sơ cứu chấn thương xương chậu
Khi gọi cấp cứu ngay khi có người bị chấn thương xương chậu

  • Gọi 115 hoặc dịch vụ y tế chuyên nghiệp để được trợ giúp khẩn cấp.
  • Xử lý nạn nhân bị sốc (nới lỏng áo chật để bệnh nhân thoải mái, giữ ấm để tránh nhiễm lạnh; không cho nạn nhân ăn hay uống, sơ cứu các tổn thương khác nếu có), đồng thời không nâng cao chân.

Ngoài ra, cần theo dõi và ghi lại các dấu hiệu sinh tồn: ý thức, nhịp thở, mạch cho đến khi đội cấp cứu tới.

4. Một số điểm lưu ý khi sơ cứu bệnh nhân chấn thương khu chậu

Không cho nạn nhân ăn hoặc uống vì có thể cần phải gây mê. Giữ các cử động của nạn nhân ở mức tối thiểu để tránh làm trầm trọng thêm thương tích. Ngoài ra, không băng bó chân nạn nhân lại với nhau, nếu điều này làm tăng cơn đau. Trong những trường hợp như vậy, chỉ bao quanh khung chậu bằng đệm mềm, chẳng hạn như quần áo hoặc khăn tắm.

Chấn thương xương chậu là một chấn thương nghiêm trọng cần cần cấp cứu kịp thời. Vì thế, sau khi thực hiện các bước sơ cứu nạn nhân, những người thân cần gọi cấp cứu để nhận được sự hỗ trợ tốt nhất từ các y bác sĩ.

Khoa Cấp cứu Bệnh viện Đa khoa quốc tế Vinmec hoạt động 24/24 vào tất cả các ngày trong tuần, kể cả thứ 7 và Chủ nhật cũng như các ngày lễ trong năm. Đội ngũ bác sĩ, điều dưỡng cấp cứu tại Khoa được đào tạo chuyên sâu, bài bản, có thể tiếp nhận và xử lý khẩn cấp các trường hợp bệnh nhân, đồng thời luôn có sự phối hợp với tất cả các chuyên khoa một cách nhanh chóng.

Với trang thiết bị hiện đại cùng với đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm, khoa Cấp cứu đã tiến hành cấp cứu và cứu sống những bệnh nhân nặng, phức tạp. Đồng thời, người bệnh tại Khoa Cấp cứu luôn được chăm sóc phối hợp bởi nhiều chuyên khoa chuyên sâu khác (chăm sóc theo nhóm chuyên khoa - Team Base Care). Chính vì vậy, tại Khoa Cấp cứu, người bệnh sẽ được khám, chẩn đoán, chính xác, nhanh chóng mức độ tin cậy cao và được điều trị chuyên sâu ngay từ giai đoạn cấp cứu giúp người bệnh nhanh chóng qua khỏi giai đoạn nguy kịch và ổn định.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

5.3K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan