Xử trí thế nào khi bị bong gân ngón tay?

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Lê Quang Minh - Bác sĩ Chấn thương chỉnh hình - Khoa Ngoại tổng hợp - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng.

Bong gân ngón tay là một trong những chấn thương thể thao thường gặp nhất. Tình trạng này gây không ít khó khăn cho người bệnh trong sinh hoạt cũng như công việc hằng ngày. Bong gân ngón tay là một tình trạng không quá nghiêm trọng và có thể được điều trị tại nhà.

1. Bong gân ngón tay là gì?

Bong gân ngón tay là tổn thương dây chằng ở ngón tay bị kéo căng hoặc bị rách.

Dây chằng là các cơ bao quanh các khớp xương, có nhiệm vụ cố định và bảo vệ đầu khớp, kết nối các xương với nhau. Khi bị chấn thương ngón tay cái và các ngón tay khác có thể bị bong gân khi chúng bị bẻ cong theo hướng bất thường, thường gặp khi bị ngã bàn tay xòe ra.

Bong gân ngón tay là một chấn thương phổ biến có thể gây đau, sưng và khó cử động ngón tay. Tình trạng này thường do một chấn thương ở khớp giữa ngón tay, còn gọi là khớp gian đốt ngón gần (PIP) cụ thể xảy ra khi những dây chằng này bị căng quá mức hoặc có áp lực nặng đè lên.

bong gân ngón tay
Bong gân ngón tay rất dễ gặp phải do bị ngã

2. Nguy cơ bị bong gân ngón tay

2.1 Ai có thể bị bong gân ngón tay?

Ai cũng có thể bị bong gân ngón tay và xảy ra bất kỳ lúc nào. Tuy nhiên, những người chơi thể thao như: bóng đá, tennis, cầu lông, bóng rổ, bóng ném....có nguy cơ cao bị bong gân ngón tay.

2.2 Những yếu tố làm tăng nguy cơ bong gân ngón tay

  • Rèn luyện không tốt, kỹ năng sai làm cho cơ bị yếu dẫn đến bong gân.
  • Khởi động chưa đúng: Khởi động không đúng cách trước khi vận động nặng sẽ làm các cơ giữ chặt, giảm tầm vận động của khớp dễ dàng xảy ra chấn thương hay rách dây chằng cũng như xương khớp.
  • Điều kiện môi trường vận động: Các bề mặt trượt trơn hay không bằng phẳng có thể làm cho bạn dễ bị chấn thương.
  • Dụng cụ hỗ trợ tập: Giày tập và các dụng cụ thể thao kém chất lượng có thể gây bong gân cho bạn.

3. Triệu chứng bong gân ngón tay

Các triệu chứng của bong gân ngón tay bao gồm: Các ngón tay bị đau ở các khớp, đau khi bẻ các ngón tay, sưng khớp, đau và vận động ngón tay bị hạn chế. Chấn thương nghiêm trọng hay rách dây chằng có thể khiến cho bị yếu ngón tay bị yếu và không thể cầm nắm được.

Nếu bạn có các triệu chứng như trên hoặc gặp phải các chấn thương ở tay khi chơi thể thao, hay có bất kỳ câu hỏi hoặc thắc mắc nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Bong gân ngón tay
Bong gân ngón tay gây khó khăn trong việc vận động ngón tay

4. Chẩn đoán bong gân ngón tay

Các bác sĩ chẩn đoán bằng cách kiểm tra các ngón tay và có thể chụp X-quang để đảm bảo rằng xương không bị gãy.

Chụp MRI (Cộng hưởng từ): Có thể giúp chẩn đoán chấn thương dây chằng bên trong.

5. Xử trí bong gân ngón tay như nào?

Điều trị bong gân là làm giảm đau, giảm sưng và giảm phù nề để người chơi thể thao nhanh chóng hồi phục.

  • Khi xảy ra chấn thương cần: Nghỉ ngơi, chườm đá, băng ép và nâng cao tay.
  • Chườm đá tại các ngón tay bị tổn thương từ 15-20 phút, chườm bốn lần mỗi ngày cho đến khi thấy đỡ sưng và đau.
  • Sử dụng thuốc chống viêm: ibuprofen, aspirin hoặc các loại thuốc khác acetaminophen có thể làm giảm đau và giảm viêm.
  • Để giúp các ngón tay bị bong gân, dùng nẹp để băng cố định các ngón tay đó. Ngón tay cái bị bong gân nó có thể cần cố định lâu hơn, đặc biệt là nếu một dây chằng có thể đã bị rách cần phải phải phẫu thuật để làm liền vết thương.
  • Khi ngón tay bị bong gân và đi kèm theo trật khớp hoặc gãy xương có thể bị sưng tấy lên và làm giảm khả năng di chuyển , sức mạnh trong vài tuần hoặc hàng tháng. Nhưng nếu chỉ bị bong gân, 1-3 tuần các triệu chứng có thể biến mất.
Bong gân ngón tay
Cần nẹp để cố định vị trí bong gân ngón tay

6. Phương pháp điều trị bong gân tại nhà

Một phương pháp khác giúp điều trị bong gân ngón tay tại nhà hiệu quả là PRICE, trong đó:

  • P là bảo vệ: Có thể đeo nẹp hoặc quấn băng để giúp ngón tay ít bị tổn thương hơn.
  • R là nghỉ ngơi: Nên nghỉ ngơi và tránh sử dụng bàn tay càng nhiều càng tốt để bảo vệ ngón tay.
  • I là đá: Hãy áp một túi nước đá lên ngón tay bị thương để giúp giảm viêm và đỏ. Giữ túi đá trên ngón tay trong 10–15 phút một lần.
  • C là nén: Nẹp hoặc băng quấn ngón tay có thể giúp giảm viêm và thúc đẩy chữa bệnh. Tuy nhiên, bạn không băng ngón tay quá chặt khiến việc lưu thông máu bị ảnh hưởng.
  • E là độ cao: Nên đặt tay lên một chiếc gối sao cho khuỷu tay thấp hơn bàn tay để giúp giảm sưng và đau.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

180.9K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan