Đái tháo đường thai kỳ (Phần II)

PHẦN II. NHỮNG TAI BIẾN THƯỜNG GẶP

KHI MẮC BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG THAI KỲ

Để nối tiếp nội dung của Phần I chủ đề Đái tháo đường Thai kỳ , chúng tôi xin được giới thiệu Phần II “Những tai biến thường gặp khi mắc bệnh Đái tháo đường Thai kỳ” với nội dung chủ yếu xoay quanh những “Ảnh hưởng của bệnh lên thai nhi và sản phụ”.

  1. ẢNH HƯỞNG LÊN THAI NHI

1.1. Dị dạng thai

Bệnh lý ống thần kinh, thoái triển vùng đuôi, xương sống chẻ đôi, não úng thủy, vô não. Dị dạng ở tim: Thông liên thất, thông liên nhĩ. Dị dạng đường tiêu hóa: Teo hậu môn, trực tràng. Dị dạng thận.

1.2.Thai to

Trọng lượng thai to trên 4000g thường gặp tai biến khi sinh như: Trật khớp vai và phải mổ lấy thai. Thai nhi khi sinh ra thường có tăng bilirubin máu, đa hồng cầu, bệnh cơ tim phì đại. Khi mang thai mẹ tăng cân nhiều, thai càng to. Nhưng nếu mẹ có bệnh tăng huyết áp dễ nhiễm độc thai nghén, thai nhi sẽ nhỏ.

1.3.Hạ đường huyết sơ sinh

Ở thai phụ đái tháo đường thai kỳ khi đường huyết mẹ tăng cao gây phì đại tụy thai nhi sẽ làm tăng tiết Insulin, khi còn trong bào thai vẫn được nuôi dưỡng của mẹ. Nhưng khi trẻ lọt lòng không được nuôi dưỡng của mẹ nữa, sẽ dẫn đến hạ đường huyết sơ sinh, nếu không phát hiện kịp thời trẻ có thể tử vong.

Đường huyết của thai phụ trong quá trình mang thai không ổn định dẫn đến biến chứng mạch máu nhỏ làm tăng nguy cơ hạ đường huyết sơ sinh. Nhiều nghiên cứu cho thấy: Khi đường huyết lúc đói của mẹ (GM)> 6,05 mmol/l, có tới 40,6% trẻ bị hạ đường huyết. Khi GM < 6,05mmol/l, tỷ lệ hạ đường máu sơ sinh là 18,2% và GM mẹ < 5,5mmol/l, giảm được hạ đường máu sơ sinh.

1.4. Đẻ non

Thai phụ ĐTĐTK thường hay đẻ non đặc biệt ở sản phụ có biến chứng thận có nguy cơ tiền sản dật có tới 50% đẻ non trước tuần thứ 37 và 25% đẻ non trước tuần thứ 34. Thai chậm tăng trưởng, suy hô hấp. Trẻ đẻ ra cần phải được chăm sóc ở khoa bệnh lý sơ sinh.

+ Tỷ lệ sống chu sinh: khoảng 95%

1.5.Suy hô hấp trẻ sơ sinh

- Do thiếu surfactan ở phế nang, trẻ khó thở khò khè, tím tái cần cấp cứu tại phòng sơ sinh.

- Rối loạn chuyển hóa lúc sơ sinh: tăng bilirubin máu, đa hồng cầu, hạ calci huyết.

- Suy hô hấp là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong chu sinh (trẻ tử vong từ lúc sinh ra cho đến 28 ngày sau sinh).

  1. ẢNH HƯỞNG ĐẾN MẸ

2.1 . Hạ glucose máu

Hiện tượng hạ Glucose máu thường gặp ở quý 1 của thai kỳ với một số triệu chứng như: đói, vã mồ hôi, run tay chân, mắt mờ...

Để đề phòng hiện tượng trên, sản phụ nên ăn uống đúng giờ, năng lượng phù hợp trong các bữa ăn chính và phụ, và cần phải theo dõi đường máu 4-6lần/ngày để bác sĩ chuyên khoa chỉnh liều Insulin.

Khi có triệu chứng hạ đường máu cần biết cách sơ cứu hạ đường huyết tại nhà: Cần cho bệnh nhân uống ngay15g (khoảng 3 thìa cà phê) đường hấp thu nhanh hoặc cho ăn kẹo hoặc cơm (nếu còn tỉnh và ăn được), sau 15 phút thử lại glucose máu nếu chưa đạt 80mg/dl (4,4mmol/l) thì tiếp tục sơ cứu.

2.2 . Tăng huyết áp

Nguyên nhân của việc tăng huyết áp thường gặp ở những người có tăng huyết áp từ trước, những sản phụ tiền sản giật, sản giật.

Tăng huyết áp do thai kỳ bao gồm:

- Tăng huyết áp mạn (HA>140/90mmHg), THA trước có thai hoặc trước tuần 20 thai kỳ.

- THA phát hiện trong lúc có thai và sau sinh 12 tuần.

- Tiền sản giật: Tuần lễ 20 (THA 140/90+protein 0,3g/24h).

- Hậu quả: Biến chứng thận.

TS.BSCKII. Phạm Thị Hồng Hoa

Đơn vị Nội Tiết-Đái tháo đường

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế V inmec

Xem thêm : Hướng dẫn chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

365 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan