Dịch tả lợn Châu Phi đã lan ra 34 tỉnh thành

Dịch tả lợn Châu Phi vẫn đang tiếp tục lan rộng ra trên toàn quốc một cách nhanh chóng. Cho đến hiện nay, dịch tả lợn Châu Phi đã lan ra 34 tỉnh thành trên cả nước, với số lượng tiêu hủy khoảng 1,5 triệu con, chiếm 5% tổng số đàn lợn trên toàn quốc.

1. Sơ lược về bệnh tả lợn Châu Phi

  • Đây là một bệnh truyền nhiễm do Myxovirus chứa ADN gây ra.
  • Khi bệnh xảy ra dễ trở thành dịch và lưu cữu trong nhiều năm.
  • Bệnh tả lợn Châu Phi có nhiều mức độ biểu hiện: cấp tính, mãn tính, quá cấp và không điển hình.
  • Khi lợn bị bệnh thì tỷ lệ chết là 100%.
  • Bệnh có các dấu hiệu đặc trưng như là thâm tím da phần lớn cơ thể lợn, viêm xuất huyết tràn lan ở đường tiêu hóa, hạch lâm ba và thận.
  • Virus gây bệnh tả lợn Châu Phi có sức sống rất tốt: chúng có thể sống trong máu trong 6 năm trong điều kiện bảo quản lạnh, ở lách là 2 - 2,5 năm, ở phân ẩm là 122 ngày, ở nước tiểu là 45 ngày.
  • Virus này nhạy cảm với các chất sát trùng: NaOH 3 - 4%, Formol 2% và các loại thuốc sát trùng chuồng trại.

2. Đặc điểm dịch tả lợn Châu Phi

  • Cả lợn nhà và lợn rừng đều mắc bệnh.
  • Lợn nuôi thả rông dễ mắc bệnh hơn do tiếp xúc nhiều với phân và nước tiểu.
  • Bệnh có thể xảy ra quanh năm.
  • Lợn ở mọi lứa tuổi đều có thể bị bệnh.
Dịch tả lợn châu phi
Lợn nuôi thả rông dễ mắc bệnh tả lợn Châu Phi hơn

3. Biểu hiện bệnh dịch tả lợn Châu Phi

  • Thời gian ủ bệnh thường từ 5-10 ngày
  • Lợn bị sốt cao tới 41 - 42 độ C, sốt kéo dài liên tục trong khoảng 4 ngày với thể trạng bình thường.
  • Sau thời gian bị sốt, lợn có biểu hiện lờ đờ, ủ rũ, suy nhược, thở khó, ho, run, dáng đi loạng choạng, nằm chồng lên nhau, lợn nái bị sảy thai.
  • Xuất huyết thâm tím xuất hiện ở tai, bụng, bẹn, mặt đùi sau và chân rồi hoại tử.

4. Bệnh tích của bệnh tả lợn Châu Phi

  • Có máu chảy ra từ các lỗ tự nhiên như miệng, mũi, hậu môn.
  • Xuất huyết ở tim, cơ tim, vành tim.
  • Lách bị sưng to, xuất huyết và nhồi máu.
  • Gan cũng bị sưng to, xuất huyết.
  • Phổi lợn bị xuất huyết, khí quản và phế quản chứa bọt.
  • Dạ dày cũng bị xuất huyết.
  • Thận bị xuất huyết.
Dịch tả lợn châu Phi
Thận của lợn bị bệnh tả lợn Châu Phi bị xuất huyết

  • Bàng quang bị phù và xuất huyết.
  • Hạch lâm ba sưng và xuất huyết.

5. Dịch tả lợn châu Phi đã chấm dứt chưa?

Dịch tả lợn châu Phi
Dịch tả lợn Châu Phi đã chấm dứt chưa?

Thực tế cho thấy, nếu công tác phòng chống không làm triệt để thì việc dịch lây lan khắp toàn quốc là hoàn toàn có thể xảy ra, kể cả những nơi hết dịch thì bệnh vẫn có thể quay lại. Tình hình hiện nay vô cùng cấp bách và diễn biến hết sức phức tạp, không chỉ những hộ kinh doanh nhỏ lẻ mà kể cả những chủ hộ chăn nuôi lớn đều bị ảnh hưởng. Bệnh tả lợn được ghi nhận xuất phát từ Hưng Yên và lây lan khắp các tỉnh bắc bộ.

Dịch tả lợn Châu Phi là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do virus gây ra, và lây lan nhanh. Bệnh tuy không lây nhiễm và gây bệnh ở người nhưng thiệt hại mà nó gây ra là không hề nhỏ.

Với tình hình phức tạp như hiện nay, các hộ dân cũng như các cấp lãnh đạo cần quyết liệt trong cách xử lý bệnh, đồng thời hỗ trợ kịp thời cho những hộ gia đình bị thiệt hại.

Với đặc điểm chăn nuôi lợn ở Việt Nam với 2,5 triệu hộ chăn nuôi lợn, cộng thêm đặc điểm của bệnh (virus có sức đề kháng cao, đường lây truyền đa dạng và chưa có thuốc điều trị) nên tính tới thời điểm này, dịch tả lợn châu Phi đã có mặt tại 34 tỉnh thành trên cả nước, phải tiêu hủy đến 1,5 triệu đàn lợn.

6. Cách phòng bệnh tả lợn Châu Phi hiệu quả

  • Các hộ chăn nuôi cần tăng cường sát trùng chuồng trại cả bên ngoài và bên trong chuồng trại, lối đi vào trại, nơi tiến hành cân xe, khu vực xung quanh trại, khu vực xử lý heo chết,...
  • Tại cổng xuất và cổng nhập gia súc cần phải có hố sát trùng và máy phun thuốc sát trùng, mỗi đầu trại chăn luôn phải có hố/khay sát trùng và thay nước hàng ngày.
  • Các phương tiện ra vào trại như xe chở cám, xe tải bắt lợn, xe 2 bánh,... cần phải được phun xịt sát trùng thật kỹ lưỡng trước khi ra vào trại.
  • Cần hạn chế nhân viên ra khỏi trại khi không cần thiết. Đồng thời cần phải hạn chế tối đa người vào trại, khi vào phải đi qua nhà sát trùng, tắm xà phòng và cần cách ly ít nhất 24 giờ, sau đó mới được xuống trại.
  • Các chủ chăn nuôi cần tăng cường chăm sóc đàn lợn chu đáo, phòng bệnh bằng vaccine đối với các bệnh do virus như: Tai xanh, Dịch tả, Giả dại, Lở mồm long móng, Circovirus,... Tăng cường sức đề kháng cho lợn bằng cách bổ sung thêm vitamin C, vitamin nhóm B, Beta glucan,...
  • Các chủ trại cần nhập lợn có nguồn gốc rõ ràng, và cần phải có khu riêng để nuôi cách ly lợn mới nhập, để theo dõi theo đúng quy trình. Cần giám sát tình trạng sức khỏe của toàn đàn hàng ngày, từ đó đưa ra giải pháp xử lý kịp thời nếu có nghi ngờ lợn bị bệnh này.
  • Cần có biện pháp diệt côn trùng, chuột trong trại chăn nuôi. Không để cho mèo, chó, gà, vịt vào trong trại lợn.

Dịch tả lợn Châu Phi đã xuất hiện ở nước ta từ hồi đầu tháng 2 ở Hưng Yên, sau đó lan ra một cách nhanh chóng tới 34 tỉnh thành trên cả nước và chưa chấm dứt. Mọi người dân, đặc biệt là những hộ chăn nuôi lớn cần chú ý tới việc phòng chống bệnh dịch này.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

6.4K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan