Điều trị rối loạn mỡ máu ở bệnh nhân tiểu đường cần lưu ý gì?

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa II Hồ Viết Lệ Diễm - Bác sĩ Nội tổng quát - Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park.

Rối loạn lipid máu hay còn gọi là rối loạn mỡ máu và tiểu đường là các bệnh lý chuyển hóa rất hay gặp hiện nay, bệnh tiến triển âm thầm cho đến khi xuất hiện các biến chứng nặng nề nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Rối loạn mỡ máu ở người bị tiểu đường lại càng nguy hiểm đối với bệnh nhân, làm gia tăng đáng kể các nguy cơ về bệnh lý tim mạch.

1. Rối loạn mỡ máu ở bệnh nhân tiểu đường

Rối loạn mỡ máu: là tình trạng tăng Cholesterol, Triglycerid huyết tương hoặc cả hai. Rối loạn Cholesterol bao gồm tình trạng tăng Lipoprotein trọng lượng phân tử thấp ( sau đây gọi là LDL-C) hoặc tình trạng giảm lipoprotein trọng lượng phân tử cao ( HDL-C) hoặc cả hai.

Tiểu đường: là bệnh lý rối loạn chuyển hóa, đặc trưng bởi tình trạng tăng glucose máu mạn tính, do tình trạng thiếu hụt insulin hoặc kém dung nạp insulin gây nên, bệnh có thể kèm theo các rối loạn chuyển hóa lipid, protid và glucid, tiểu đường bao gồm 2 loại chính là tiểu đường type 1 và tiểu đường type 2.

Đặc điểm rối loạn mỡ máu ở bệnh nhân tiểu đường

Bệnh nhân tiểu đường có tỉ lệ rối loạn mỡ máu cao, đặc biệt ở bệnh nhân bị tiểu đường type 2, theo ghi nhận có khoảng 30 đến 60% bệnh nhân bị tiểu đường type 2 bị rối loạn mỡ máu.

Các yếu tố làm cho bệnh nhân tiểu đường hay bị rối loạn mỡ máu gồm:

  • Tình trạng tăng đường máu mãn tính kiểm soát không tốt
  • Tình trạng đề kháng insulin, ảnh hưởng của insulin lên chuyển hóa việc sản xuất, chuyển hóa các enzym, protein ở gan có tham gia vào quá trình sinh tổng hợp, chuyển hóa lipid như: các loại apoprotein, enzym lipoprotein lipase, enzym cholesteryl ester transfer protein.
  • Giảm tác dụng của insulin lên chuyển hóa mỡ ở các tế bào mỡ và tế bào cơ.
  • Các rối loạn chuyển hóa mỡ ở các nhóm bệnh nhân tiểu đường có đôi chút khác biệt
  • Bệnh nhân tiểu đường type 1 thường bị tăng Triglycerid và ít gặp giảm HDL-C hơn, việc kiểm soát tốt đường máu ở nhóm bệnh nhân này cũng giúp kiểm soát khá tốt các rối loạn mỡ máu.
  • Bệnh nhân tiểu đường type 2 hay gặp tăng Triglycerid và giảm HDL-C,bên cạnh đó là sự thay đổi về cấu trúc LDL-C, ở bệnh nhân đái đường type 2, các LDL-C trở nên nhỏ hơn về kích thước, điều này làm tăng nguy cơ lắng đọng tại mạch máu, làm tăng nguy cơ xơ vữa. Các rối loạn mỡ máu ở bệnh nhân tiểu đường type 2 khó kiểm soát hơn ngay cả khi kiểm soát tốt glucose máu.
  • Rối loạn mỡ máu và tiểu đường làm tăng đáng kể nguy cơ tim mạch
  • Bản thân rối loạn mỡ máu và tiểu đường là các yếu tố nguy cơ quan trọng của các bệnh lý tim mạch, đặc biệt là các bệnh lý liên quan đến xơ vữa động mạch như nhồi máu cơ tim, nhồi máu não., khoảng 1/3 số bệnh nhân bị bệnh lý động mạch vành có rối loạn lipid máu và khoảng hơn 2/3 số bệnh nhân tiểu đường chết vì các biến cố tim mạch, tiểu đường làm tăng nguy cơ bệnh lý tim mạch gấp 2 đến 4 lần.
  • Rối loạn mỡ máu làm tăng nguy cơ các bệnh lý tim mạch ở bệnh nhân đái đường, đặc biệt là các rối loạn cholesterol có vai trò quan trọng trong xơ vữa động mạch.
  • Tiểu đường gây nên các biến chứng mạch máu, bao gồm biến chứng mạch máu lớn và vi mạch. Trong khi tình trạng đường máu cao chủ yếu gây nên tổn thương các mạch máu nhỏ thì tình trạng rối loạn lipid chủ yếu gây ra các tổn thương xơ vữa mạch máu lớn, sự kết hợp của tiểu đường và rối loạn mỡ máu làm gia tăng cả biến cố mạch máu lớn và mạch máu nhỏ.
  • Rối loạn mỡ máu ở cả bệnh nhân tiểu đường type 1 và type 2 đều làm tăng đáng kể nguy cơ các bệnh lý tim mạch.
RL mỡ máu ở bn tiểu đường
Rối loạn mỡ máu ở bệnh nhân tiểu đường do nhiều cơ chế khác nhau, có những đặc điểm sinh bệnh học riêng

2. Điều trị rối loạn mỡ máu ở bệnh nhân tiểu đường

Điều trị rối loạn mỡ máu

  • Nguyên tắc điều trị rối loạn mỡ máu bao gồm
  • Điều trị theo nguyên nhân
  • Điều trị theo loại rối loạn mỡ máu

Đánh giá đầy đủ nguy cơ tim mạch để có mục tiêu điều trị phù hợp, phối hợp hợp lý giữa điều trị dùng thuốc và điều trị không dùng thuốc, phối hợp điều trị các bệnh lý đi kèm, theo dõi thường xuyên đáp ứng điều trị.

  • Điều trị không dùng thuốc: Bao gồm điều chỉnh chế độ ăn, thay đổi lối sống, tăng cường tập luyện thể dục, kiểm soát cân nặng, bỏ thuốc lá...
  • Điều trị dùng thuốc: Hiện có nhiều loại thuốc giúp điều trị các rối loạn mỡ máu, mỗi nhóm thuốc có cơ chế tác dụng, hiệu quả, chi phí điều trị khác nhau, cần lựa chọn loại thuốc phù hợp với từng đối tượng bệnh nhân cụ thể, nhiều trường hợp cần phối hợp nhiều nhóm thuốc với nhau để đạt hiệu quả tối đa cho bệnh nhân. Các nhóm thuốc điều trị rối loạn mỡ máu đang dùng hiện nay gồm: Nhóm Statin, nhóm Fenobibrate, nhóm Ezetimibe, nhóm Niacin, nhóm ức chế PCSK9..

Các lưu ý khi điều trị rối loạn mỡ máu ở bệnh nhân tiểu đường

Với những đặc điểm về mặt bệnh lý như nói ở trên, việc điều trị rối loạn mỡ máu ở bệnh nhân tiểu đường cần lưu ý những điều sau

  • Người vừa bị rối loạn mỡ máu và tiểu đường sẽ tăng đáng kể nguy cơ các bệnh lý tim mạch, do đó cần phân tầng nguy cơ một cách đầy đủ, chính xác để có mục tiêu điều trị phù hợp, mục tiêu điều trị hạ mỡ máu ở nhóm bệnh nhân này cũng khắt khe hơn so với người không bị tiểu đường
  • Các rối loạn mỡ máu ở người bị tiểu đường thường phức tạp hơn, phối hợp nhiều loại rối loạn như: Tăng triglycerid, giảm HDL-C, Tăng LDL-C, giảm kích thước LDL-C, do đó việc điều trị thường đòi hỏi phối hợp nhiều biện pháp bao gồm: Kiểm soát tốt đường máu, điều trị không dùng thuốc và thường là phải kết hợp nhiều nhóm thuốc điều trị rối loạn mỡ máu khác nhau
  • Bệnh nhân bị rối loạn mỡ máu và tiểu đường sẽ phải điều trị tốt cả 2 bệnh lý, nên thường sẽ phải dùng nhiều loại thuốc cùng một lúc, các thuốc điều trị rối loạn mỡ máu và tiểu đường đều có thể ảnh hưởng đến chức năng gan, thận.. do đó cần theo dõi thường xuyên trong quá trình điều trị, tránh các tương tác thuốc không đáng có.
Mỡ máu bao nhiêu là bình thường, bao nhiêu là cao?
Kiểm soát tốt mỡ máu ở bệnh nhân tiểu đường là hết sức quan trọng để phòng ngừa các biến cố tim mạch, đặc biệt là xơ vữa động mạch

Rối loạn mỡ máu ở bệnh nhân tiểu đường cần được chẩn đoán, kiểm soát, điều trị và theo dõi một cách hợp lý, tích cực để phòng các biến cố tim mạch một cách hiệu quả. Kết hợp khám sàng lọc đái tháo đường, rối loạn mỡ máu là việc nên làm để kiểm tra và bảo vệ sức khỏe của mình. Tại Vinmec đã và đang triển khai hiệu quả gói khám này, cho thấy mức độ quan tâm khá cao của khách hàng đối với 2 căn bệnh này.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

19K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • Thuốc Atorpa 10
    Công dụng thuốc Atorpa 10

    Thuốc Atorpa 10 là một thuốc có tác dụng hạ mỡ máu thuộc nhóm Statin. Thuốc được sử dụng kết hợp với chế độ ăn uống và tập luyện, khi áp dụng phương pháp không dùng thuốc nhưng không mang ...

    Đọc thêm
  • microvatin
    Các tác dụng phụ của thuốc Microvatin-20

    Thuốc Microvatin 20mg có thành phần chính là Rosuvastatin. Đây là thuốc điều trị rối loạn mỡ máu. Cùng tìm hiểu các tác dụng phụ của thuốc Microvatin 20 trong bài viết dưới đây.

    Đọc thêm
  • Lipirate
    Công dụng thuốc Lipirate 100mg

    Là sản phẩm được sản xuất trong nước, thuốc Lipirate 100mg được kê đơn sử dụng trong điều trị tăng Cholesterol. Để hiểu rõ hơn những tác dụng thuốc Lipirate 100mg, mời bạn đọc tham khảo bài viết sau đây.

    Đọc thêm
  • Gemfar
    Công dụng thuốc Gemfar

    Thuốc Gemfar là thuốc kê đơn, thuộc nhóm thuốc tim mạch, chứa thành phần chính là Gemfibrozil, hàm lượng 600mg, dạng bào chế viên nén bao phim, đóng gói 10 viên trong 1 vỉ. Thuốc được chỉ định trong rối ...

    Đọc thêm
  • opesimeta
    Công dụng thuốc Opesimeta

    Opesimeta thuộc nhóm thuốc tim mạch, với thành phần chính là Simvastatin. Thuốc Opesimeta được điều chế ở dạng viên nén, hình tròn bao phim. Thuốc thường được chỉ định trong các trường hợp rối loạn cholesterol trong máu, bệnh ...

    Đọc thêm