Điều trị và chăm sóc bệnh nhân suy tim độ 3

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Ths.BS Trần Văn Quý - Trưởng khoa Khám bệnh và Nội khoa, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng.

Điều trị suy tim độ 3 là một hành trình dài đòi hỏi người bệnh cần kiên trì tuân thủ suốt đời. Suy tim độ 3 sống được bao lâu phụ thuộc rất nhiều vào tinh thần của bệnh nhân. Người bệnh cần phải giữ tinh thần lạc quan, thoải mái mới có thể cải thiện được và chữa trị được bệnh.

1. Suy tim độ 3 là gì? Những triệu chứng của suy tim độ 3 thường gặp

Suy tim là tình trạng tim không thể bơm đủ máu để đáp ứng nhu cầu của cơ thể. Theo thời gian, vấn đề như động mạch bị thu hẹp (bệnh động mạch vành) hoặc huyết áp cao dần dần làm cho tim quá yếu hoặc xơ cứng để bơm hiệu quả dẫn đến máu lưu thông qua tim cũng như khắp cơ thể với tốc độ chậm hơn.

Suy tim độ 3 là mức độ trung bình theo hệ thống phân loại suy tim của Hiệp hội tim mạch New York (NYHA). Trong giai đoạn này, người bệnh bị hạn chế nhiều các vận động thể lực. Dù chỉ vận động nhẹ đã thấy các triệu chứng suy tim như mệt mỏi, nhịp tim nhanh, khó thở, ho khan hoặc đau thắt ngực. Triệu chứng không xuất hiện khi nghỉ ngơi. Đây cũng là giai đoạn nhiều người mắc phải nhất.

2. Biến chứng của suy tim độ 3

Suy tim giai đoạn 3 có thể gây ra một số biến chứng nguy hiểm và chuyển nhanh thành suy tim độ 4 nếu không được quản lý và điều trị tốt. Các biến chứng đó là:

  • Phù phổi cấp: Là trường hợp cấp cứu nội khoa khẩn cấp do dịch bị ứ tại phổi, nếu để lâu người bệnh sẽ rơi vào trạng thái suy hô hấp nặng, rối loạn ý thức.
Điều trị và chăm sóc bệnh nhân suy tim độ 3
Phù phổi cấp là biến chứng của suy tim độ 3.

  • Tổn thương thận: Suy tim gây suy giảm chức năng thận do thận không nhận được đủ lượng máu nuôi dưỡng để thực hiện chức năng thải, lọc chất cặn bã và dịch dư thừa.
  • Tổn thương gan: Máu ứ tại gan lâu ngày làm giảm chức năng gan, gây to gan, xơ gan,...
  • Biến chứng từ cục máu đông: Cục máu đông dễ xuất hiện do ứ trệ tuần hoàn sẽ gây ra tắc mạch, dẫn tới nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não,...

3. Chăm sóc người bệnh suy tim độ 3

Điều trị và chăm sóc bệnh nhân suy tim độ 3
Trong khi tập luyện, bạn cần theo dõi sự thay đổi của cơ thể và ngừng tập ngay khi có biểu hiện mệt, khó thở hay đau ngực.

Điều trị suy tim độ 3 là một hành trình dài đòi hỏi người bệnh cần kiên trì tuân thủ suốt đời. Suy tim độ 3 sống được bao lâu phụ thuộc rất nhiều vào tinh thần của bệnh nhân. Người bệnh cần phải giữ tinh thần lạc quan, thoải mái mới có thể cải thiện được và chữa trị được bệnh.

Giai đoạn suy tim độ 3 tác động đáng kể đến tâm lý của người bệnh và gia đình họ. Vì vậy, chăm sóc giảm nhẹ ở giai đoạn này rất quan trọng để người bệnh bình thản đón nhận, tránh cảm giác bất an, lo lắng về bệnh tật.

Ngoài các phương pháp điều trị bằng thuốc, suy tim độ 3 còn có thể điểu trị bằng việc sử dụng các thiết bị như:

Khi bệnh suy tim tiến triển đến giai đoạn 3, các triệu chứng như: mệt mỏi, đánh trống ngực, khó thở, hoặc đau thắt ngực xuất hiện khi gắng sức nhẹ, hạn chế nhiều hoạt động thể lực. Lúc này, ngoài việc điều trị tích cực theo hướng dẫn của bác sĩ, người bệnh cũng cần được quan tâm cả về tinh thần để giúp giảm cải thiện triệu chứng, nâng cao sức khỏe.

Việc chăm sóc đúng cách khi bị suy tim rất quan trọng để giúp người bệnh giảm nhẹ triệu chứng và hồi phục sức khỏe. Dưới đây là những lưu ý chăm sóc cho người bệnh suy tim độ 3 mà bạn cần biết.

Khi người bệnh thấy khó thở

  • Giúp người bệnh dễ thở hơn bằng cách nới lỏng quần áo, hút đờm (nếu có).
  • Tránh các hoạt động gắng sức, nghỉ ngơi tại giường ở tư thế nửa nằm, nửa ngồi.
  • Nếu người bệnh có những cơn khó thở kịch phát về đêm thì ngay từ đầu tối cần khuyên họ nằm ở tư thế nửa ngồi sẽ giúp thở dễ hơn.

Bị phù do ứ máu ngoại biên

  • Luôn nhắc người bệnh dùng thuốc đúng giờ hoặc lấy sẵn thuốc cho họ sử dụng. Riêng thuốc lợi tiểu thường được cho uống vào buổi sáng để tránh mất ngủ do tiểu đêm.
  • Ghi lại cân nặng hàng ngày, nếu phát hiện tăng cân nhanh, phù cần thông báo ngay với bác sĩ điều trị.
  • Chỉ nên uống khi khát. Lượng nước uống bằng tổng lượng nước tiểu trong 24 giờ + 300 ml.
  • Ăn giảm muối, giảm mặn để hạn chế tích nước, khiến phù nặng thêm.

Người bệnh thấy buồn nôn, chán ăn

Trong trường hợp là do tác dụng phụ của thuốc hoặc do bệnh lý đường tiêu hóa, thì cần phải đổi loại thuốc điều trị, dùng thêm thuốc điều trị bệnh tiêu hóa theo chỉ định của bác sĩ. Nếu là do bệnh lý tim mạch gây giảm sức co bóp ở dạ dày thì người chăm sóc cần phải thay đổi cách chế biến thức ăn cho người bệnh như:

  • Thức ăn dạng mềm, lỏng, dễ tiêu như cháo, bún, miến, súp hay cơm trắng; giữa các bữa phụ có thể cho uống thêm 100 ml sữa. Nên chọn sữa không đường hoặc ít đường đã tách béo. Có thể chọn sữa dành cho người tiểu đường để sử dụng.
  • Chia nhỏ bữa ăn, ăn từng ít một.
  • Cách chế biến cần đa dạng, phù hợp với khẩu vị.
  • Khuyến khích người bệnh ăn nhiều rau quả chứa kali, bởi chúng rất tốt cho người bệnh suy tim, chẳng hạn chuối tiêu, khoai lang, bí đỏ, cà rốt, măng tây, cá,...
  • Không dùng các loại thức ăn chế biến sẵn có nhiều muối như dưa muối, cà pháo, mắm tôm, bánh mì, thịt hun khói, patê, xúc xích,...

Người bệnh cảm thấy mệt mỏi, đau người

  • Giúp đỡ, khuyến khích người bệnh vận động thường xuyên, vừa sức, có thể đi bộ, đi dạo quanh phòng, quanh nhà.
  • Thường xuyên xoa bóp các chi, đặc biệt là chi dưới để làm cho máu ngoại vi về tim dễ dàng hơn, giảm bớt các nguy cơ gây tắc mạch, vận động nhẹ nhàng không gây mệt.

Khi người bệnh cảm thấy lo lắng về bệnh tật

Cần phải giải thích cho họ hiểu về bệnh theo hướng tích cực. Lúc này, người thân, người nhà phải là chỗ dựa vững chắc cho người bệnh, luôn quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ bệnh nhân vượt qua gánh nặng về bệnh tật.

Quản lý suy tim là nỗ lực nhóm và bạn là thành viên chủ chốt của nhóm. Bác sĩ tim mạch của bạn sẽ kê cho bạn đơn thuốc và quản lý các vấn đề sức khỏe khác. Các thành viên khác trong nhóm, bao gồm y tá, nhà dinh dưỡng, dược sĩ, chuyên gia tập luyện và các nhân viên xã hội - sẽ giúp bạn vượt qua căn bệnh. Nhưng điều này tùy thuộc vào việc bạn dùng thuốc, thay đổi chế độ ăn, thay đổi lối sống và tái khám đúng hẹn và bạn trở thành một thành viên tích cực của đội.

Trung tâm Tim Mạch - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City là một trong số ít các phòng khám chuyên sâu về suy tim được xây dựng sớm nhất tại Việt Nam. Phòng khám chuyên sâu về suy tim Vinmec có tham khảo mô hình của Mỹ và Singapore, mang lại hy vọng điều trị hiệu quả cho những bệnh nhân bị suy tim.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

14.1K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan