Dấu hiệu thiếu hoặc ngộ độc Vitamin B6

Vitamin B6 còn được gọi là pyridoxine, đóng vai trò như một chất xúc tác giúp cơ thể sử dụng và dự trữ năng lượng từ protein và carbohydrate trong thực phẩm cũng như góp phần sản xuất hemoglobin, một chất trong tế bào hồng cầu mang oxy đi khắp cơ thể. Nhiều loại thực phẩm trong bữa ăn hằng ngày có chứa vitamin B6 được khuyến khích nhằm phòng ngừa thiếu vitamin b6. Đồng thời, khi dùng thực phẩm bổ sung, điều quan trọng là không nên dùng quá nhiều nhằm tránh nguy cơ ngộ độc vitamin B6.

1. Dấu hiệu thiếu vitamin B6

Thiếu vitamin B6 thường xảy ra khi các vitamin nhóm B khác trong cơ thể cũng có nồng độ thấp, đặc biệt là vitamin B12axit folic. Sự thiếu hụt nhẹ có thể không có triệu chứng, nhưng sự thiếu hụt nặng hơn hoặc kéo dài có thể biểu hiện những dấu hiệu sau:

  • Thiếu máu hồng cầu nhỏ
  • Bệnh lý ngoài da
  • Phiền muộn
  • Lú lẫn
  • Giảm khả năng miễn dịch

Một số tình trạng có thể làm tăng nguy cơ thúc đẩy vào sự thiếu hụt do cản trở sự hấp thụ vitamin B6 như sau:

  • Bệnh lý thận
  • Rối loạn đường ruột tự miễn dịch như bệnh celiac, viêm loét đại tràngbệnh Crohn
  • Rối loạn viêm tự miễn dịch như viêm khớp dạng thấp
  • Nghiện rượu
  • Tiếp xúc độc chất
Rối loạn lo âu
Thiếu vitamin B6 có thể gây ra tình trạng lo âu

2. Dấu hiệu ngộ độc Vitamin B6

Ngược lại với tình trạng thiếu vitamin B6, rất khó để đạt tới mức độ ngộ độc của vitamin B6 chỉ với nguồn gốc từ thực phẩm. Vitamin B6 là một loại vitamin hòa tan trong nước; theo đó, lượng sinh tố dư thừa, không sử dụng được sẽ thoát ra ngoài cơ thể qua nước tiểu.

Tuy nhiên, nguy cơ mắc phải ngộ độc Vitamin B6 có thể xảy ra khi bổ sung liều rất cao trong thời gian dài với trên 1.000 mg mỗi ngày. Các triệu chứng của ngộ độc Vitamin B6 thường giảm dần sau khi ngừng dùng liều cao, bao gồm:

  • Bệnh thần kinh ngoại biên ở bàn chân và bàn tay
  • Mất khả năng điều hòa - mất kiểm soát các chuyển động của cơ thể
  • Tổn thương da đau đớn, biến dạng
  • Các triệu chứng tiêu hóa, chẳng hạn như ợ chua và buồn nôn
  • Nhạy cảm với ánh sáng mặt trời (cảm quang)
  • Tê bì
  • Giảm khả năng cảm nhận cơn đau hoặc nhiệt độ cao

Tóm lại, mỗi người đều có thể nhận được lượng vitamin B6 cần thiết bằng cách duy trì một chế độ dinh dưỡng đa dạng các loại thực phẩm như ngũ cốc, đậu, rau, gan, thịt và trứng, giảm thiểu khả năng thiếu vitamin B6 cũng như các sinh tố nhóm B khác. Nếu muốn bổ sung vitamin B6 thì bạn không nên uống quá nhiều vì điều này có thể dẫn đến ngộ độc Vitamin B6 và gây hại cho cơ thể, trừ khi được bác sĩ chỉ định trong các trường hợp đặc biệt.

Tê bì tay chân
Ngộ độc vitamin b6 gây ra triệu chứng tê bì chân tay

Việc thiếu hay thừa vitamin B6 đều có ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của con người. Vì thế, bạn nên sử dụng với một lượng vừa phải hoặc theo chỉ định của bác sĩ, dược sĩ, chuyên gia dinh dưỡng. Nếu cần tư vấn chuyên sâu hơn nữa bạn có thể đến Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec để thăm khám và nhận được lời tư vấn tốt nhất.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: hsph.harvard.edu, msdmanuals.com, msdmanuals.com

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

5.7K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan