Hen phế quản điều trị như thế nào để triệt để?

Bài viết được viết bởi Tiến sĩ, Bác sĩ Nguyễn Văn Đĩnh - Trưởng Đơn nguyên Hô hấp - Hen - Dị ứng - Miễn dịch lâm sàng, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City.

Khi được chẩn đoán hen phế quản, bạn sẽ cần tuân thủ chặt chẽ để kiểm soát được căn bệnh này. Phòng khám Hen, Dị ứng và miễn dịch lâm sàng Vinmec đã xây dựng phác đồ điều trị và hướng dẫn chăm sóc giúp người bệnh đạt được hiệu quả điều trị tối ưu, lâu dài. Hơn nữa, bạn sẽ thực sự trở thành thầy thuốc của chính mình cùng với sự hỗ trợ giúp đỡ của bác sĩ để có thể kiểm soát hen cho chính mình.

1. Bạn được chẩn đoán hen phế quản như thế nào?

Chẩn đoán hen phế quản không đơn thuần đưa cho bạn một thông tin đơn độc là “Bạn bị hen phế quản” mà các bác sĩ sẽ cho các bạn biết về mức độ nặng của bệnh, tính chất bệnh hen của bạn ra sao, nguyên nhân nào gây hen và các bệnh mắc kèm theo. Nếu bạn được chẩn đoán xác định thì bác sĩ sẽ kê đơn thuốc, hướng dẫn các bạn cách sử dụng thuốc vì các thuốc hen được sản xuất nhằm mục đích dùng tại chỗ cho phổi ở dạng phụ hít. Những bước cụ thể bao gồm:

Thăm dò chức năng thông khí

Hen phế quản đặc trưng bởi tình trạng co thắt phế quản, do đó thăm dò chức năng thông khí phổi sẽ phát hiện được tình trạng tắc nghẽn. Nếu phát hiện có tắc nghẽn, bác sĩ sẽ cho bạn làm một nghiệm pháp đặc biệt để đánh giá phổi của bạn có đáp ứng với thuốc điều trị hen không. Nếu có, thì bạn được chẩn đoán xác định là hen phế quản. Nếu không thì bác sĩ sẽ chẩn đoán hen của bạn dựa các biểu hiện trên lâm sàng của bạn. Nhiều trường hợp mặc dù bệnh nhân có hen phế quản nhưng các chỉ số này vẫn nằm trong giá trị bình thường nếu như bệnh nhân đang không có cơn co thắt phế quản. Tuy nhiên, dựa trên khai thác triệu chứng lâm sàng và các yếu tố nguy cơ, bệnh nhân vẫn được chẩn đoán là hen phế quản. Một số trường hợp khó cần làm nghiệm pháp kích thích để chẩn đoán hoặc loại trừ.

Đo khí NO thở ra (FeNO).

Sự tổng hợp NO tăng lên khi có đáp ứng viêm, nên NO có thể sử dụng với vai trò là chất đánh dấu để đánh giá tình trạng viêm cấp hoặc mạn tình, đặc biệt là trong hen phế quản.

  • Giá trị FeNO cao ở bệnh nhân viêm mũi dị ứng hoặc có các yếu tố nguy cơ cao khác của hen sẽ giúp bác sĩ dễ dàng hơn cho quyết định điều trị hen phế quản sớm và mang lại lợi ích lớn hơn cho bệnh nhân.-
  • FeNO còn giúp đánh giá đáp ứng với thuốc nếu như giá trị giảm đi sau dùng thuốc, đặc biệt là corticoid đường hít xịt hoặc đường toàn thân.
  • FeNo còn giúp đánh giá tình trạng tuân thủ điều trị của bệnh nhân

2. Những nguyên nhân gây bệnh hen

Mặc dù hen phế quản có thể hen dị ứng hoặc hen không dị ứng nhưng 80% bệnh nhân hen là hen dị ứng. Việc xác định được nguyên nhân gây hen là rất quan trọng trong việc dự phòng và điều trị đặc hiệu. Tại Bệnh viện Vinmec Times City, các bác sĩ tiến hành xác định các nguyên nhân bằng test da và xét nghiệm máu để xác định nồng độ kháng thể IgE đặc hiệu với các nguyên nhân gây hen hay gặp.

  1. Bọ nhà
  2. Nấm mốc
  3. Lông chó, mèo
  4. Gián
  5. Phấn hoa
  6. Các thuốc: Aspirin, các thuốc giảm đau chống viêm
  7. Thức ăn: Sữa, trứng, các loại hạt (lạc, hạt điều. hạnh nhân, hạt dẻ...)
Hen phế quản điều trị như thế nào để điều trị triệt để?
Bọ nhà (House dust mites) là nguyên nhân gây hen phổ biến nhất

3. Các đánh giá sức khỏe cần thực hiện trước khi điều trị hen phế quản

  • Hen phế quản là bệnh lý dị ứng, do vậy hay có nhiều bệnh cùng mắc đồng thời như viêm mũi dị ứng, eczema (chàm cơ địa) và viêm kết mạc.
  • Ngoài ra còn có trào ngược dạ dày thực quản, béo phì làm cho điều trị hen trở nên khó khăn hơn. Trong các bệnh trên thì viêm mũi dị ứng là hay gặp nhất.
  • Viêm mũi dị ứng và hen phế quản được coi là đôi bạn cùng tiến vì là một bệnh lý chung của đường hô hấp từ trên xuống dưới do cấu tạo niêm mạc phủ từ mũi, xoang và phế quản là tương đồng.

Viêm mũi dị ứng và hen phế quản thường sẽ song hành cùng nhau
Viêm mũi dị ứng và hen phế quản thường song hành cùng nhau

  • Các cơ chế và nguyên nhân của các phản ứng dị ứng gây ra viêm mũi xoang và hen phế quản là giống nhau. Do vậy khi bị hen phế quản, bệnh nhân cần được sàng lọc viêm mũi dị ứng (80% bệnh nhân hen có viêm mũi) để được chẩn đoán và điều trị.
  • Lợi ích của điều trị viêm mũi ở bệnh nhân hen là giúp kiểm soát hen tốt hơn. Nếu viêm mũi dị ứng bị bỏ sót hoặc không được kiểm soát sẽ làm nặng hen phế quản hoặc khó kiểm soát các cơn hen phế quản cấp hơn.
  • Ngược lại, các bệnh nhân viêm mũi dị ứng cần phải được sàng lọc để chẩn đoán hen phế quản (40% bệnh nhân viêm mũi xoang dị ứng có hen phế quản). Phát hiện và điều trị hen phế quản sớm sẽ giúp cải thiện tình trạng tiến triển thành nặng và những biến chứng lâu dài của hen phế quản, đặc biệt ở trẻ em.
  • Một vấn đề nữa cần đặt ra là nhiều trẻ có viêm mũi dị ứng và có những đợt khò khè, thậm chí thở rít nhưng vẫn chỉ được chẩn đoán và viêm phế quản co thắt nên việc điều trị lâu dài và dự phòng là không có, gây ra tình trạng bệnh tái đi tái lại.
  • Đặc biệt hơn, nhiều bà mẹ có bé mặc dù đã được chẩn đoán là hen, đáp ứng tốt với các thuốc điều trị hen nhưng vẫn lo lắng và không muốn thừa nhận trẻ bị hen nên đã có những sai lầm trong kiểm soát bệnh.
  • Những thuốc điều trị hen phế quản hiện nay chủ yếu dùng đường tại chỗ, với hàm lượng rất thấp tính bằng microgram (1/1000 gram) nên về cơ bản là an toàn. Nhiều bà mẹ lo lắng tác dụng phụ của các thuốc hen lên sự phát triển chiều cao và các ảnh hưởng khác. Tuy nhiên việc hen không kiểm soát làm ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất và tinh thần nhiều hơn rất nhiều so với việc dùng thuốc. Do đó, lợi ích của kiểm soát hen sớm là vượt trội.

4. Bác sĩ sẽ làm gì để điều trị hen phế quản hiệu quả?

Từ những thăm khám trên, bác sĩ có thể đánh giá hen một cách toàn diện cho bạn và sẽ lập kế hoạch để giúp bạn cùng với bác sĩ để kiểm soát bệnh.

  1. Bác sĩ sẽ giải thích cho các bạn về các loại thuốc điều trị hen. Thuốc nào là thuốc điều trị chính để dự phòng, chống viêm. Thuốc nào là dùng để cắt cơn hen. Tác dụng phụ có thể gặp là gì? Và cách thức để hạn chế tối đa các tác dụng này.
  2. Hướng dẫn các bạn biết cách sử dụng các dụng cụ hít, xịt thuốc, các bước cơ bản để đảm bảo các bạn biết cách đúng nhất. Nhiều trường hợp cơn hen trở nên nguy kịch vì sử dụng sai loại thuốc hoặc/và sai cách.
  3. Bác sĩ sẽ hướng dẫn cho các bạn có thể tự theo dõi và đánh giá hen của các bạn tại nhà bằng bộ câu hỏi đơn giản nhưng rất hiệu quả. Dự trên điểm số các bạn cung cấp, bác sĩ sẽ biết được lịch sử cơn hen của các bạn trong vòng 28 ngày qua và có kế hoạch điều trị cho bạn tốt hơn.

Kết luận

Tóm lại, hen phế quản là một bệnh lý dị ứng phức tạp cần được phát hiện sớm và toàn diện để có được một kế hoạch điều trị phù hợp và đầy đủ nhằm tránh các biến chứng nguy hiểm và những biến chứng không đáng có do không được kiểm soát toàn diện. Các bạn có những biểu hiện nghi ngờ hen phế quản nên đến gặp các bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và điều trị. Chúc các bạn mạnh khỏe.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

30.1K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • givet 5
    Công dụng thuốc Givet 5

    Thuốc Givet 5 thường được sử dụng trong dự phòng và điều trị hen phế quản mạn tính, dự phòng co thắt phế quản do gắng sức,... Vậy thuốc Givet là gì?

    Đọc thêm
  • kidtecat
    Công dụng thuốc Kidtecat

    Thuốc Kidtecat 4mg thuộc nhóm tác dụng lên đường hô hấp. Thuốc Kidtecat được dùng trong dự phòng và điều trị hen phế quản mãn tính; giảm triệu chứng của bệnh viêm mũi dị ứng cho cả người lớn và ...

    Đọc thêm
  • Viêm phế quản
    Nghiệm pháp kích thích phế quản

    Hen phế quản là bệnh lý hô hấp chiếm tỉ lệ không nhỏ trong các bệnh lý hô hấp mãn tính ở cả người lớn và trẻ nhỏ. Hen phế quản được chẩn đoán dựa trên các tiêu chuẩn lâm ...

    Đọc thêm
  • Tiêm phòng vacxin
    Nên tiêm phòng hen phế quản cho trẻ khi nào?

    Em muốn tiêm dự phòng hen phế quản cho bé, không biết là khi cơ thể bé khỏe mạnh mới được tiêm hay sao ạ? Nên tiêm phòng hen phế quản cho trẻ khi nào ạ?

    Đọc thêm
  • Ketonaz
    Công dụng thuốc Ketonaz

    Thuốc Ketonaz là dược phẩm thường sử dụng điều trị cho bệnh lý liên quan tới hormone và nội tiết. Đây là thuốc không được tự ý sử dụng khi chưa có chỉ định của bác sĩ. Sau đây là ...

    Đọc thêm