Luồng trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ em

Bài viết được viết bởi Giáo sư, Tiến sĩ, Bác sĩ Nguyễn Thanh Liêm - Phụ trách Đơn nguyên Kỹ thuật cao điều trị tự kỷ và bại não kiêm Viện trưởng Viện nghiên cứu Tế bào gốc và công nghệ gen Vinmec - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City.

Luồng trào ngược dạ dày thực quản khá thường gặp ở trẻ em và có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm nếu không được chẩn đoán và điều trị sớm.

1. Luồng trào ngược dạ dày thực quản là gì ?

Bệnh trào ngược thực quản là tình trạng trào ngược thức ăn từ dạ dày lên thực quản ( hực quản: đoạn ống tiêu hóa nối từ khoang miệng đến dạ dày) ( Hình 1)
Luồng trào ngược dạ dày thực quản được chia làm 2 loại : luồng trào ngược dạ dày thực quản và bệnh trào ngược dạ dày thực quản.
a) Luồng trào ngược dạ dày thực quản sinh lí là hiện tượng trào ngược nhưng không gây nên các biến chứng hoặc không ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Thời gian trào ngược cho mỗi đợt ngắn < 3 phút.
b) Bệnh trào ngược dạ dày –thực quản : trào ngược gây nên các biến chứng hoặc ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.

Luồng trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ em
Bình thường khi dạ dày co bóp phần thực quản nối với dạ dày được đóng kín bởi cơ thắt thực quản dưới

2. Tại sao có luồng trào ngược dạ dày thực quản ?

Bình thường khi dạ dày co bóp phần thực quản nối với dạ dày được đóng kín bởi cơ thắt thực quản dưới ( Hình 1 ). Khi áp lực cơ thắt thực quản thấp hơn áp lực co bóp của dạ dày thực quản không được đóng kín vì vậy thức ăn từ dạ dày trào ngược lên thực quản.

3. Luồng trào ngược dạ dày thực quản có biểu hiện như thế nào ?

a) Biểu hiện của đường tiêu hóa. Nôn (trớ) là biểu hiện chính . Nôn ra sữa xuất hiện ngay sau sinh, nôn dễ dàng, tăng sau khi ăn.
b) Biểu hiện ngoài đường tiêu hóa: rất da dạng có thể có một hoặc nhiều trong các biểu hiện sau:

  • Hen / khò khè
  • Viêm phổi tái phát
  • Giãn phế quản
  • Viêm xoang ,viêm tai
  • Mòn răng
  • Ngừng thởThiếu máu
  • Suy dinh dưỡng
Luồng trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ em
Nôn ra sữa xuất hiện ngay sau sinh, nôn dễ dàng, tăng sau khi ăn.

4. Luồng trào ngược dày thực quản nguy hiểm như thế nào ?

Ngoài các biến chứng của đường hô hấp, luồng trào ngược dạ dày thực quản nếu không được điều trị có thể gây viêm loét và chảy máu thực quản , hẹp thực quản, tử vong đột ngột do ngừng tim vì thần kinh chi phối bị kích thích do dịch vị dạ dày trào lên thực quản

5. Các bệnh nào có biểu hiện gần giống luồng trào ngược dạ dày-thực quản ?

Các bệnh gây tắc nghẽn lối thoát cua dạ dày như hẹp phì đại môn vị, hẹp môn vị do màng ngăn, tắc tá tràng trên bóng Vater( phần ống tiêu hóa nằm ngay dưới dạ dày) cũng có biểu hiện bằng nôn ra sữa nên có thể nhầm với luồng trào ngược dạ dày thực quản

6. Cần làm những xét nghiệm gì để chẩn đoán luồng trào ngược dạ dày thực quản

  • Siêu âm ổ bụng là xét nghiệm cần thiết để loại trừ nguyên nhân hẹp phì đại môn vị
  • Chụp lưu thông dạ dày- ruột cần thiết để loại trừ các nguyên nhân do tắc lối thoát của dạ dày và phát hiện thoát vị dạ dày lên ngực
  • Đo Ph thực quản từng được coi là là tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán tuy nhiên các nghiên cứu gần đây cho thấy cũng có nhiều hạn chế.
  • Soi thực quản: chỉ định khi nghi ngờ có các biến chứng như hẹp thực quản

7. Điều trị luồng trào ngược dạ dày-thực quản như thế nào?

a) Mục tiêu điều trị:

  • Loại bỏ triệu chứng
  • Làm lành thực quản bị viêm
  • Xử lí hoặc ngăn ngừa biến chứng
  • Duy trì/cải thiện chất lượng sống của cả gia đình.

b) Chế độ ăn

Cho ăn làm nhiều bữa,cho ăn thức ăn đặc sớm. Có thể dùng các loại sữa chuyên biệt cho trẻ bi trào ngược dạ dày thực quản

c) Tư thế

Cho nằm ngửa , thân và đầu cao tạo một góc với mặt gường từ 45-60 độ

d) Thuốc

  • Tăng áp lực cơ thắt dưới TQ:
    Primperan, Motilium
    Bất thường ngoại khoa kết hợp: Thoát vị qua khe thực quản, teo TQ đã mổ có trào ngược
  • Các thuốc giảm tiết dịch vị: Nexium, Losec, Ranitidin...
  • Các thuốc bọc niêm mạc dạ dày, thực quản: Gastropulgite, Malox...
Luồng trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ em
Cho trẻ nằm ngửa , thân và đầu cao tạo một góc với mặt gường từ 45-60 độ

8. Khi nào cần phẫu thuật

Đa số các trường hợp có thể điều trị khỏi bằng thuốc. Chỉ định mổ khi:

  • Điều trị nội khoa thất bại : thời gian điều trị > 12 tuần nhưng nôn không giảm hoặc hết, cân nặng tăng chậm hoặc không tăng, viêm phổi tái phát
  • Luồng trào ngược kèm theo thoát vị qua khe thực quản
  • Có biến chứng: hẹp thực quản

9. Phẫu thuật được tiến hành như thế nào và có nguy hiểm gì không?

Ngày nay phẫu thuật được tiến hành bằng phương pháp nội soi. Mục tích của phẫu thuật là tạo nên một van chống trào ngược bằng cách dùng một phần dạ dày quấn quanh đoạn thực quản ở bụng

Tỉ lệ thành công cao trên 90%, biến chứng thấp. Các biến chứng có thể gặp là hẹp thực quản do van quá chặt hoặc vẫn tiếp tục trào ngược do van quá lỏng.
Thời gian nằm viện sau mổ khoảng 3 ngày.

Mục tích của phẫu thuật là tạo nên một van chống trào ngược bằng cách dùng một phần dạ dày quấn quanh đoạn thực quản ở bụng
Mục tích của phẫu thuật là tạo nên một van chống trào ngược bằng cách dùng một phần dạ dày quấn quanh đoạn thực quản ở bụng
Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

11.1K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan