Mọi phụ nữ đều có nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung, cần sàng lọc sớm

Tất cả đều có nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung khi họ bắt đầu có quan hệ tình dục. Các triệu chứng ban đầu của bệnh thường không rõ ràng, vì thế, sàng lọc sớm là cách tốt để phát hiện và điều trị kịp thời.

Ung thư cổ tử cung nguy hiểm như thế nào?

Ung thư cổ tử cung là bệnh ác tính phổ biến và đặc biệt nguy hiểm đối với phụ nữ. Tại Việt Nam, đây là loại ung thư phụ nữ thường gặp thứ 2, với tỉ lệ 10/100.000 người.

Điều đáng sợ nhất là ung thư cổ tử cung có thể không có triệu chứng nào rõ ràng ở giai đoạn đầu, nên chị em phụ nữ thường chủ quan, không quan tâm.

Ở giai đoạn muộn, người bệnh có thể thấy ra máu âm đạo bất thường, đặc biệt ra máu khi giao hợp. Giai đoạn muộn hơn nữa có thể thấy đau bụng vùng bụng dưới, đau khi giao hợp, đau lưng, đau chân, phù chân do chèn ép và thường sút cân. Càng phát hiện muộn, việc điều trị sẽ càng gặp nhiều khó khăn, hiệu quả không cao.

Mặc dù bệnh có thể gây tử vong cho chị em, nhưng có thể ngăn ngừa và điều trị khỏi nếu được phát hiện sớm, kịp thời. Khi phát hiện ở giai đoạn I, tỷ lệ điều trị khỏi là 80 - 90%. Tỷ lệ chữa khỏi giảm còn 75% ở giai đoạn II, xuống còn 30 - 40% ở giai đoạn III, và chỉ còn dưới 15% khi bệnh ở giai đoạn IV.

Ai có nguy cơ cao mắc ung thư cổ tử cung?

Virus HPV gây u nhú là nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến ung thư cổ tử cung. 90-95% người nhiễm virus HPV có khả năng tự đào thải hoặc tiêu diệt hoàn toàn virus này nhờ hệ thống miễn dịch và sự thay đổi pH âm đạo. Tuy nhiên, hầu hết mọi phụ nữ đều bị nhiễm HPV ít nhất 1 lần trong đời, và không gì đảm bảo virus HPV trong người có tự đào thải được hay không. Ngoài ra còn có 1 số loại vi khuẩn khác có thể gây ung thư cổ tử cung nhưng ít gặp hơn: Nhiễm khuẩn Chlamydia, Nấm Trichomonas... Vì vậy, cần tầm soát ung thư định kỳ hàng năm để kịp thời phát hiện những thay đổi bất thường trong tế bào cổ tử cung và điều trị từ giai đoạn đầu.

Những phụ nữ có một trong các yếu tố: quan hệ tình dục sớm, sinh con trước tuổi 17 tuổi, có nhiều bạn tình, sử dụng thuốc tránh thai trên 5 năm, hút thuốc lá cũng được coi là có nguy cơ cao mắc ung thư cổ tử cung, nên cần phải được sàng lọc sớm hơn.

Ung thư cổ tử cung có thể xảy ra ở phụ nữ mọi lứa tuổi.

Đã tiêm vaccine HPV, có cần sàng lọc ung thư cổ tử cung?

Hiện tại, đã có vaccine phòng HPV - giúp giảm nguy cơ ung thư khoảng trên 90% và các tổn thương tiền ung thư trên 60%. Các nghiên cứu chỉ ra rằng, vaccine chỉ có hiệu quả khi bạn chưa bị lây HPV hoặc chưa có quan hệ tình dục nên được khuyến cáo tiêm cho trẻ em gái hoặc phụ nữ lứa tuổi từ 9 - 26 tuổi và có thời gian bảo vệ kéo dài từ 4 - 6 năm. Sau thời gian này, chưa có nghiên cứu chính thức nào khẳng định vaccine còn hiệu lực bảo vệ.

Do vậy, Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo, cho dù bạn đã tiêm vaccine HPV thì vẫn cần sàng lọc phát hiện tổn thương tiền ung thư và ung thư giai đoạn sớm, nếu không may bị bệnh.

Lưu ý, thời điểm tốt để thực hiện khám sàng lọc là 2 tuần sau ngày đầu tiên của chu kì kinh nguyệt. Không đặt thuốc âm đạo trong vòng 48 giờ trước khi lấy xét nghiệm và không giao hợp tối hôm trước.

Những trường hợp phát hiện mắc ung thư cổ tử cung qua sàng lọc sẽ được hỗ trợ lên tới 70% chi phí điều trị tại bệnh viện Vinmec từ nay đến ngày 31/12/2018.

Tại Vinmec, khách hàng được các bác sĩ chuyên khoa ung bướu có chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm thăm khám với những phương pháp hiện đại nhất, cho kết quả chính xác.

Vinmec có cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại, môi trường thăm khám và thực hiện các thủ thuật đảm bảo vô khuẩn.

Khách hàng được hướng dẫn, theo dõi và chăm sóc tận tâm, chu đáo; kết quả sàng lọc được trả tận nhà kèm tư vấn và khuyến cáo cụ thể.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

1.3K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan