Thế nào được coi là dậy thì muộn?

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Minh Tuấn - Bác sĩ Nhi - Khoa Nhi - Sơ sinh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng

Ngày càng có nhiều trẻ em xuất hiện tình trạng dậy thì muộn. Dậy thì muộn ở trẻ cần được quan tâm vì nó có thể là do các bệnh tật liên quan đến nhiễm sắc thể giới tính, sự phát triển không bình thường của các tuyến trong cơ thể.

1. Như thế nào được gọi là dậy thì muộn?

Tuổi dậy thì đánh dấu cơ thể của trẻ em bắt đầu phát triển hoàn thiện và thường bắt đầu ở độ tuổi từ 7 đến 13 với nữ, độ tuổi từ 9 đến 15 với nam. Lúc này dưới sự tác động của vùng dưới đồi và tuyến yên, tuyến sinh dục của trẻ bắt đầu tăng cường sản xuất các hormone sinh dục (testosterone ở bé trai và estrogen ở bé gái) tác dụng làm các đặc trưng giới tính của trẻ, chẳng hạn như ngực và buồng trứng ở bé gái, cơ bắp và tinh hoàn ở bé trai bắt đầu phát triển.

Dậy thì muộn (hay còn gọi là chậm dậy thì) là tình trạng tuổi dậy thì không bắt đầu vào thời điểm như thông thường. Khi trẻ gái trên 13-14 tuổi và trẻ trai trên 15-16 tuổi vẫn chưa xuất hiện các dấu hiệu của tuổi dậy thì thì xem như dậy thì muộn.

2. Các dấu hiệu và triệu chứng của dậy thì muộn

Ở nữ, dậy thì muộn có biểu hiện là ngực không phát triển vào tầm độ tuổi 13, chu kỳ kinh nguyệt không bắt đầu trong khoảng độ tuổi 16.

Ở nam, dậy thì muộn thể hiện bằng các dấu hiệu như tinh hoàn không phát triển to hơn ở khoảng độ tuổi 14 hoặc giai đoạn tăng trưởng sinh dục bị trì hoãn hơn 5 năm.

3. Nguyên nhân gây ra dậy thì muộn (chậm dậy thì)

Thế nào được coi là dậy thì muộn?
Chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng trực tiếp tới dậy thì

  • Chế độ dinh dưỡng không hợp lý
  • Do bị bệnh mạn tính
  • Các bé gái phải tập luyện thể lực cường độ cao thường xuyên như điền kinh hoặc thể dục dụng cụ, thường bắt đầu dậy thì muộn hơn trẻ bình thường.
  • Chứng suy sinh dục: Tuyến sinh dục ở trẻ (tinh hoàn ở nam và buồng trứng ở nữ) sản xuất ít hoặc không sản xuất ra hormone. Chứng suy sinh dục được chia làm hai loại gồm:
    • Suy sinh dụng sơ cấp (còn gọi là suy sinh dục trung tâm hay suy sinh dục do suy nội tiết tố hướng sinh dục). Bệnh xảy ra do tuyến yên và vùng dưới đồi ở não gặp vấn đề. Nguyên nhân bao gồm các rối loạn di truyền, đặc biệt là hội chứng Turner (ở nữ giới) và hội chứng Klinefelter (ở nam giới); một số rối loạn tự miễn dịch; một số rối loạn phát triển; xạ trị hoặc hóa trị; nhiễm trùng; phẫu thuật.
    • Suy sinh dục thứ cấp: Nguyên nhân gây ra bao gồm hội chứng Kaliman, xạ trị, chấn thương, phẫu thuật ở não hoặc tuyến yên, có khối u ở não hoặc tuyến yên.

4. Yếu tố nào làm tăng nguy cơ dậy thì muộn (chậm dậy thì)?

  • Yếu tố di truyền;
  • Mắc các bệnh lý mãn tính;
  • Suy dinh dưỡng, có thể từ rối loạn ăn uống hoặc các bệnh mãn tính;
  • Tập thể dục quá mức, ví dụ các vận động viên chuyên nghiệp;
  • Khối u hay các chấn thương ảnh hưởng tới các tuyến;
  • Các hội chứng liên quan đến hormone;
  • Bệnh di truyền ảnh hưởng đến sự phát triển sinh dục.

5. Những phương pháp nào dùng để điều trị dậy thì muộn (chậm dậy thì)?

Thông thường, bác sĩ sẽ sử dụng các liệu pháp hormone ngắn hạn để điều trị:

  • Ở bé trai, bác sĩ sẽ bổ sung hormone testosterone bằng cách tiêm trực tiếp hoặc dùng miếng dán và gel bôi.
  • Ở bé gái, bác sĩ sẽ bổ sung hormone estrogen hoặc progesterone bằng thuốc uống hoặc gel bôi.

6. Những kỹ thuật dùng để chẩn đoán dậy thì muộn (chậm dậy thì)?

Thế nào được coi là dậy thì muộn?
Mật độ estrogen ở từng lứa tuổi
  • Tiền sử gia đình: Giúp các bác sĩ tìm ra các nguyên nhân như thói quen ăn uống bất thường (ăn vô độ, chán ăn do tâm lý) và tập thể thao quá độ (vận động viên chạy marathon, thể dục dụng cụ) có thể dẫn đến trì hoãn dậy thì;
  • Xét nghiệm máu: Được thực hiện để đo lường mức độ hormone trong máu;
  • Phân tích nhiễm sắc thể: Việc phân tích nhiễm sắc thể sẽ được thực hiện để loại trừ các rối loạn hiếm gặp;
  • Chụp X-quang: Để kiểm tra xem tuổi xương của trẻ có phát triển chậm hơn bình thường không;
  • Chụp cắt lớp (CT) hoặc chụp cộng hưởng từ (MRI) não để kiểm tra khối u của tuyến yên;
  • Siêu âm để kiểm tra xem buồng trứng và tử cung có phát triển như bình thường không.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

184.4K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan