Chán ăn tâm thần ở trẻ em

Bài viết bởi Bác sĩ Ma Văn Thấm - Khoa Nhi - Sơ sinh, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Phú Quốc.

Chán ăn tâm thần (CATT) là rối loạn ăn uống đặc trưng bởi việc không có khả năng duy trì một cân nặng bình thường, lo sợ khủng khiếp về tăng cân, thói quen ăn kiêng thường xuyên để ngăn tăng cân, thay đổi trong cách nhìn nhận về hình dáng và cân nặng của cơ thể.

1. Dịch tễ học chán ăn tâm thần ở trẻ em

  • Tuổi khởi phát: 13-17, hiện nay giảm xuống 9-12 tuổi
  • Giới: Nữ > Nam = 8/1, 95% là nữ
  • Chủng tộc: Da trắng nhiều hơn (VD: Mỹ: 0,3-1%)
  • Phát triển kinh tế - xã hội: Nước phát triển gặp nhiều
  • Nhóm nguy cơ cao: Vũ công, vận động viên, diễn viên, người mẫu, tiếp viên hàng không...
  • Ngày càng gia tăng ở nước đang phát triển (do xu hướng hội nhập)

2. Dấu hiệu chán ăn tâm thần

Có thể nhận biết trẻ bị chán ăn tâm thần qua các dấu hiệu:

Dấu hiệu quan trọng: hạ huyết áp, nhịp tim chậm, hạ thân nhiệt.

Nữ: rối loạn kinh nguyệt, mọc lông trên mặt và cơ thể...

Da: tăng sắc tố, viêm da, ngứa...

Chán ăn tâm thần có thể gây ra những biến chứng như: táo bón, tiêu chảy cấp, rối loạn điện giải....

Nếu không được điều trị, chán ăn tâm thần có thể ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của trẻ như chiều cao thấp, cân nặng thấp, suy dinh dưỡng, thiểu năng sinh dục, dậy thì muộn...

Tránh biếng ăn cho trẻ: Cha mẹ cần làm gì?
Chán ăn tâm thần có thể gây ra những biến chứng như: táo bón, tiêu chảy cấp, rối loạn điện giải....

3. Tiêu chuẩn chẩn đoán theo Hiệp hội tâm thần học Hoa Kỳ DSM-5

A. Hạn chế tiêu thụ năng lượng so với nhu cầu, dẫn đến trọng lượng cơ thể thấp hơn đáng kể so với tuổi, giới, chu kỳ phát triển và sức khỏe thể chất.

B. Nỗi sợ hãi lớn khi tăng cân hoặc trở nên béo phì, hoặc hành vi liên tục cản trở sự tăng cân (nôn, sử dụng thuốc nhuận tràng...) mặc dù trọng lượng của bệnh nhân đã thấp.

C. Có vấn đề về hình ảnh bản thân: tự liên kết giữa cân nặng và giá trị bản thân, có hình ảnh méo mó về vẻ ngoài hoặc hình dáng cơ thể mình

4. Yếu tố thuận lợi của chán ăn tâm thần

Tuổi:

  • 10 – 14 tuổi: Giai đoạn tuổi dậy thì. Trẻ có nhiều áp lực và nhạy cảm với sự chỉ trích, đồng thời bắt đầu chú ý đến ngoại hình
  • 15 – 16 tuổi: Khẳng định bản thân, sự tự lập và tự do
  • 17 – 18 tuổi: Dễ xung đột, không rời nhà để học đại học hoặc kết hôn.

Giới tính: Nữ

Nhân cách:

  • Hoàn hảo
  • Tự ti, đánh giá thấp bản thân
  • Khó khăn khi giải quyết mâu thuẫn

Gia đình: Mẹ lo lắng, cảm xúc tiêu cực, rối loạn tâm thần.

5. Chỉ định nhập viện

Chán ăn tâm thần ở trẻ cần được chỉ định nhập viện điều trị khi:

Cân nặng: BMI < 14kg/m2 hoặc Cân nặng giảm nhanh hoặc
Cân nặng < 75% cân nặng mong đợi.

Khám tổng thể:

  • HR < 50
  • Rối loạn nhịp tim
  • HA < 80/50 mmHg
  • QT > 450s
  • T < 35.5 C
  • Kali máu < 3 mmol/l
  • Giảm bạch cầu hạt
  • Phospho < 0.5 mmol/

6. Điều trị chán ăn tâm thần

Trẻ biếng ăn
Chán ăn tâm thần ở trẻ em ảnh hưởng đến thể chất và sức khỏe của trẻ

Điều trị chán ăn tâm thần ngoại trú cũng hiệu quả như nội trú, chi phí ít hơn cần áp dụng cho trẻ có sức khỏe ổn định. Trẻ có tình trạng sức khỏe không ổn định cần điều trị nội khoa trước khi ra viện điều trị ngoại trú.

Mục tiêu: tăng 0.5-1 kg/tuần với bệnh nhân nội trú và 0.5kg/tuần với bệnh nhân ngoại trú

6.1 Trị liệu tâm lý

Áp dụng khi trẻ < 19 tuổi, bệnh <3 năm:

Liệu pháp dựa vào gia đình (FBT) là điều trị chán ăn tâm thần tốt nhất => Tập trung thay đổi hành vi, bố mẹ là chuyên gia và là người phụ trách theo dõi cho đến khi trẻ hồi phục.

  • Kết thúc: 50-75% trở lại cân nặng bình thường, tỷ lệ tái phát thấp.
  • Gồm 3 giai đoạn: liệu trình 6-12 th. Cha mẹ phụ trách khôi phục cân nặng 1-10 tháng; Vị thành niên tăng trách nhiệm ăn uống 11-16 tháng; Giải quyết các vấn đề của tuổi vị thành niên 17-20 tháng

Liệu pháp tập trung vào trẻ vị thành niên:

  • Hiệu quả tương tự với liệu pháp dựa vào gia đình.
  • Kết quả sau 6-12th điều trị tốt hơn liệu pháp dựa vào gia đình.
    Trẻ được dạy đối phó với các cảm xúc tiêu cực, thách thức.
  • Tỷ lệ nhập viện vì tình trạng sức khỏe không ổn định cao hơn liệu pháp dựa vào gia đình vì không tập trung quản lý hành vi ăn uống cụ thể.

Liệu pháp hành vi – nhận thức tăng cường:

  • Kết quả tốt ở người lớn, cải thiện cân nặng và bệnh lý rối loạn ăn uống, duy trì được lâu dài.
  • Tập trung duy trì nhận thức về cá nhân để thay đổi hành vi ăn uống.
  • Tăng cường hiểu biết, cải thiện kĩ năng, tự tin, tuân thủ bữa ăn
  • Tập trung vào sự tự tin, hình thể và suy nghĩ của trẻ.

6.2 Điều trị bằng thuốc

  • Thuốc chống loạn thần: mục đích giảm lo âu, suy nghĩ ám ảnh, cải thiện cân nặng.
  • Risperidone và olanzapin được 3 nghiên cứu ở trẻ VTN cho thấy không có ích trong quá trình hồi phục cân nặng.
  • Thuốc ức chế tái hấp thu serotonin: không có ích trong điều trị các triệu chứng chán ăn tâm thần và ngăn ngừa tái phát.

Để cải thiện tình trạng chán ăn của trẻ, cha mẹ nên bổ sung cho trẻ các sản phẩm hỗ trợ có chứa lysine, các vi khoáng chất và vitamin thiết yếu như kẽm, crom, selen, vitamin nhóm B giúp đáp ứng đầy đủ nhu cầu về dưỡng chất ở trẻ. Đồng thời, các vitamin thiết yếu này còn hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường khả năng hấp thu dưỡng chất, giúp cải thiện tình trạng biếng ăn, giúp trẻ ăn ngon miệng. Cha mẹ có thể cũng có thể áp dụng việc bổ sung chất qua đường ăn uống và các thực phẩm chức năng có nguồn gốc từ tự nhiên để bé dễ hấp thụ. Điều quan trọng nhất là việc cải thiện triệu chứng cho bé phải diễn ra trong thời gian dài. Việc kết hợp nhiều loại thực phẩm chức năng cùng lúc hoặc thay đổi liên tục nhiều loại trong thời gian ngắn có thể khiến hệ tiêu hóa của bé không kịp thích nghi và hoàn toàn không tốt. Vì vậy, cha mẹ phải thực sự kiên trì đồng hành cùng con và thường xuyên truy cập website vinmec.com để cập nhật những thông tin chăm sóc cho bé hữu ích nhé.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

2.9K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan