Dấu hiệu và nguyên nhân gây táo bón

Bài viết được viết bởi Bác sĩ Lê Tuyết Nga - Trung tâm Nhi - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City.

Táo bón là tình trạng rất hay gặp ở trẻ em hiện nay, là vấn đề rất lo lắng của các bậc phụ huynh, một trong những nguyên nhân làm trẻ chậm lớn. Nếu trẻ bị táo bón lâu ngày sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe, hệ tiêu hóa và gặp rất nhiều khó khăn trong việc điều trị.

1. Táo bón ở trẻ em là gì?

Táo bón là tình trạng trẻ đi đại tiện phân quá ít, rắn và khô, hoặc khoảng cách giữa hai lần đi ngoài quá lâu. Đối với trẻ số lần đại tiện hàng ngày khác nhau theo từng lứa tuổi.

+ Đối với trẻ dưới 1 tuổi: Thường đi đại tiện 2-3 lần một ngày, nhưng nếu trẻ chỉ đi 1 lần 1 ngày nhưng phân mềm dẻo, khối lượng bình thường thì vẫn không gọi là táo bón.

+ Ngược lại, đối với ở trẻ lớn đi đại tiện 1 lần/ngày, nhưng có khi đi 2-3 lần/ngày nhưng phân rắn và ít thì vẫn gọi là táo bón.

Vì vậy, táo bón là tình trạng trẻ đi ngoài phân ít rắn và khô.

2. Dấu hiệu trẻ bị táo bón

  • Biếng ăn, ăn ít hơn bình thường
  • Trẻ có biểu hiện đau rát khi đi vệ sinh: việc phân trở nên cứng khiến cho hậu môn của trẻ bị rách gây đau và chảy máu, nguy hiểm hơn nữa là khi trẻ sợ đau, chúng sẽ càng cố nhịn đi vệ sinh điều đó dẫn đến tình trạng táo bón trở nên nghiêm trọng hơn
trẻ biếng ăn
Trẻ ăn ít hơn bình thường có thể là dấu hiệu của táo bón

  • Són phân không có kiểm soát: Một khi trẻ bị táo bón đồng nghĩa với việc dịch ruột sẽ ứ lại quanh khối phân cứng gây tắc nghẽn. Trong trường hợp dịch ứ nhiều sẽ gây nên triệu chứng són phân lỏng, khiến trẻ bị táo bón nhiều, phân bón thường cứng
  • Bên cạnh đó đau bụng quanh rốn cũng có thể xảy ra đối với trẻ bị táo bón, thậm chí là tái đi tái lại nhiều lần

3. Nguyên nhân gây nên táo bón

Có rất nhiều nguyên nhân gây nên táo bón ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bao gồm như sau:

+ Không đủ lượng nước và chất xơ

Do bé uống quá nhiều nước ngọt, ít uống nước lọc và ăn ít hoa quả cũng như rau tươi.

+ Lười vận động

Thói quen ít vận động, chỉ quanh quẩn trong nhà xem tivi, chơi điện tử, internet,... khiến nhu động ruột bị “ì” lâu ngày dẫn đến táo bón.

Đề phòng ăn dặm táo bón
Có rất nhiều nguyên nhân gây nên táo bón ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

+ Sử dụng thuốc

Các loại thuốc giảm đau, hạ sốt, thuốc giảm ho, điều trị tiêu chảy,... có thể gây tác dụng phụ làm phân trở nên khô rắn, khó di chuyển gây táo bón.

+ Rối loạn cảm xúc

Bé nhịn đại tiện vì sợ bẩn, sợ thối, hoặc ngại đi đại tiện vì phải xin phép cô giáo,... lâu dài dẫn đến táo bón hoặc có thể bé bị rối loạn cảm xúc do bầu không khí gia đình căng thẳng, cha mẹ ly hôn, có em bé mới,... cũng là nguyên nhân gây nên táo bón.

+ Một số bệnh lý

Những căn bệnh liên quan đến đại trực tràng, hệ thần kinh, suy dinh dưỡng, thiếu máu,... khiến trương lực ruột bị giảm, làm bé bị táo bón.

+ Nứt hậu môn

Nứt kẽ hậu môn làm trẻ đi ngoài đau đớn và khó khăn.Trẻ sẽ nhịn đi ngoài làm tăng tình trạng táo bón.

Để hạn chế việc trẻ nhỏ bị táo bón cũng như phải sử dụng kháng sinh, cha mẹ nên chú ý đến chế độ dinh dưỡng nâng cao sức đề kháng cho trẻ. Đồng thời, bổ sung thêm thực phẩm hỗ trợ có chứa lysine, các vi khoáng chất và vitamin thiết yếu như kẽm, crom, selen, vitamin nhóm B,... giúp hỗ trợ hệ miễn dịch, tăng cường đề kháng để trẻ ít ốm vặt và ít gặp các vấn đề tiêu hóa.

Cha mẹ có thể tìm hiểu thêm:

Vì sao cần bổ sung Lysine cho bé?

Vai trò của kẽm - Hướng dẫn bổ sung kẽm hợp lý

Hãy thường xuyên truy cập website Vinmec.com và cập nhật những thông tin hữu ích để chăm sóc cho bé và cả gia đình nhé.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn!

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

761 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan