Em bé mút tay có phải đói không?

Thực tế, hành động mút ngón tay là bản năng tự nhiên của một đứa trẻ sơ sinh. Điều này có thể là dấu hiệu cho thấy trẻ đang muốn truyền đạt một thông điệp nào đó đến bạn, chẳng hạn như trẻ đói, cảm thấy khó chịu hoặc đơn giản là đang tự xoa dịu bản thân.

1. Vì sao trẻ sơ sinh lại hay mút tay?

Lý do trẻ sơ sinh thường mút tay sẽ phụ thuộc vào độ tuổi cũng như những giai đoạn phát triển khác nhau mà chúng đang trải qua. Dưới đây là những lý do phổ biến nhất:

Trẻ đói: Trong những tháng đầu tiên của cuộc đời, khi một đứa trẻ hay mút tay có thể đang muốn báo hiệu với bạn rằng chúng đang đói. Đây được cho là bản năng tự nhiên của trẻ nhằm cho bạn biết rằng đã đến lúc cho trẻ bú.

Trên thực tế, hầu hết các dấu hiệu đói của trẻ sơ sinh đều liên quan đến miệng của chúng. Khi trẻ mở, bặm miệng hoặc bặm môi thì cũng là lúc chúng đã sẵn sàng ăn.

Tự làm dịu bản thân: đôi khi bạn cũng có thể nhận thấy trẻ mút tay ngay cả khi bạn đã cho trẻ ăn dặm và trẻ đã khá no. Trong trường hợp này, trẻ mút tay có thể là một dấu hiệu của việc tự xoa dịu bản thân. Trẻ nhỏ thường dễ bị ngủ gật khi bú mẹ hoặc bú bình, vì vậy trẻ có thể liên tưởng đến phản xạ mút tay với giai đoạn đầu của giấc ngủ, khi đó hành động này sẽ giúp trẻ thư giãn và làm dịu những cơn khó chịu.

Ngoài ra, bạn cũng có thể thấy trẻ lớn hơn (trong khoảng từ 7-8 tháng tuổi) mút tay vì những lý do tương tự. Nó tạo ra cảm giác êm dịu giúp trẻ thư giãn.

Nếu bạn nhận thấy trẻ mút tay trong thời gian căng thẳng, chẳng hạn như khi trẻ gặp người lạ hoặc cảm thấy khó chịu về một vấn đề gì đó, thì đây chính là một chiến lược tự xoa dịu của trẻ.

Trẻ mọc răng: hầu hết trẻ sơ sinh sẽ bắt đầu mọc răng từ 4-7 tháng tuổi, vì vậy trẻ có thể bất giác mút ngón tay. Điều này là do khi mọc răng, trẻ dễ bị đau ở nướu, trong khi đó việc cọ xát ngón tay vào nướu có thể giúp trẻ vơi đi cơn đau và cảm thấy dễ chịu hơn.

Mọc răng có lẽ không phải là quãng thời gian vui vẻ đối với một số trẻ, thậm chí nhiều bé có biểu hiện chảy nhiều nước dãi, tỏ ra cái kỉnh hơn bình thường hoặc thường xuyên thức giấc hơn.

Khám phá: đối với một đứa trẻ chỉ mới 2 hoặc 3 tháng tuổi thì có lẽ sẽ cảm thấy đôi tay thật kỳ lạ, giống như một nguồn giải trí khiến chúng cảm thấy tò mò và muốn khám phá.

Trẻ sơ sinh ở độ tuổi này bắt đầu nhận ra rằng đôi tay thật giống với một “công cụ” hữu ích được gắn vào cơ thể, giúp chúng có thể vẫy tay, nhặt đồ vật và thậm chí là ngậm vào miệng. Chưa hết, trẻ cũng bắt đầu tìm hiểu dần về các giác quan của mình và biết mọi vật sẽ có mùi vị, kết cấu và nhiệt độ rất khác nhau.

Bày tỏ cảm xúc: trẻ sơ sinh ban đầu thường quen với một lịch trình nhất định, chẳng hạn như ăn, khóc và ngủ. Tuy nhiên, khi trẻ dành nhiều thời gian hơn để thức vào mỗi ngày sẽ sản sinh ra một cảm giác hoàn toàn mới: Chán nản.

Việc cho bé dành nhiều thời gian tự khám phá và vui chơi bên ngoài thường là điều rất tốt cho sức khỏe của trẻ. Tuy nhiên, cuối cùng trẻ vẫn cảm thấy mệt mỏi và khó chịu sau một thời gian tự chơi mà không có bạn bế hay ôm ấp vỗ về. Khi đó, trẻ có thể mút tay để tự làm xoa dịu bản thân và báo hiếu với bạn rằng chúng muốn thay đổi sang một địa điểm khác, hoặc một không gian khác mới lạ hơn.

Mút ngón tay
Mút tay có thể là lý do trẻ bày tỏ cảm xúc của mình

2. Một số rủi ro khi trẻ mút tay

Mút tay không phải là một hành vi xấu của trẻ, tuy nhiên bạn nên đảm bảo rằng:

  • Tay của bé sạch sẽ
  • Bé không đau hay cảm thấy khó chịu
  • Môi trường xung quanh trẻ là an toàn và thoải mái

Một số người lo lắng rằng việc bé mút ngón tay có thể làm cản trở sự phát triển của miệng. Tuy nhiên, theo Hiệp hội Nha khoa Hoa Kỳ (ADA) cho biết hành vi này thường không gây ra bất cứ vấn đề gì cho bé trong vài năm đầu đời. Khi trẻ trên 4 tuổi, tốt nhất các bậc phụ huynh nên bắt đầu từ bỏ thói quen này của trẻ một cách nhẹ nhàng để tránh các vấn đề về miệng trong tương lai.

3. Làm thế nào để hạn chế trẻ mút tay?

Bạn chỉ có thể làm cho trẻ ngừng mút tay bằng cách cho trẻ ăn nếu đó là dấu hiệu trẻ đang đói. Tuy nhiên, hầu hết các trường hợp mút tay ở trẻ đều được coi là một hình thức giao tiếp phi ngôn ngữ, vì vậy cách bạn phản hồi lại sẽ phụ thuộc vào những gì bé mà đang muốn nói với bạn.

Khi trẻ lớn hơn một chút, chúng bắt đầu dùng tay để khám phá mọi thứ xung quanh bằng cách sờ, cầm hoặc nắm. Việc tiếp cận để lấy đồ vật có lẽ là một trong những giai đoạn phát triển quan trọng của trẻ. Đây là cơ hội tốt nhất để bạn giới thiệu cho con những đồ chơi mới mang cảm giác thú vị như lục lạc, hoặc đồ chơi xếp hình. Tuy nhiên, bạn vẫn cần phải đảm bảo an toàn khi cho trẻ tiếp cận với đồ chơi, tránh trẻ ngậm những vật thể nhỏ trong miệng, gây mắc hóc và nghẹt thở.

Nếu bé đang mút tay vì đau khi mọc răng, bạn hãy cho con chơi đồ chơi vào thời điểm đó. Ngoài ra, bạn cũng có thể cho trẻ sử dụng thuốc, chẳng hạn như acetaminophen hoặc ibuprofen dành cho trẻ sơ sinh, đặc biệt nếu quá trình mọc răng ảnh hưởng lớn đến chất lượng giấc ngủ của trẻ.

Việc mút tay để tự xoa dịu hoặc giải tỏa cơn buồn chán không phải là một tình huống cấp bách, tuy nhiên nếu bạn không muốn con phải dùng biện pháp mút tay để tự xoa dịu bản thân thì trước hết hãy tìm xem nguyên nhân gốc rễ của vấn đề này nằm ở đâu. Liệu trẻ có gặp khó khăn khi tự ngủ không? Trẻ có bị kích thích quá mức không? Trong những trường hợp này, núm vú giả có thể là một lựa chọn thay thế hữu ích.

Mút ngón tay
Các trường hợp mút tay ở trẻ đều được coi là một hình thức giao tiếp phi ngôn ngữ

4. Mút tay có tự hết khi trẻ lớn lên không?

Trẻ sơ sinh thường phát triển và thay đổi nhanh chóng từ giai đoạn này sang giai đoạn kế tiếp, vì vậy chúng sẽ rất nhanh chóng mà tìm kiếm một thứ khác mới lạ và thú vị hơn thay vì việc mút tay. Đặc biệt, khi ngôn ngữ của trẻ bắt đầu phát triển, chúng sẽ truyền đạt nhu cầu và mong muốn của mình bằng cử chỉ và cuối cùng là lời nói.

Đa số trẻ em sẽ bỏ thói quen mút tay trong độ tuổi từ 2-4, chỉ có một tỷ lệ nhỏ trẻ vẫn tiếp tục mút ngón tay sau khi lớn lên.

Tuy nhiên, nếu con bạn đã bước sang độ tuổi mẫu giáo và chúng vẫn tiếp tục mút ngón tay thì bạn nên trao đổi với bác sĩ nhi khoa để tìm ra nguyên nhân cũng như hướng giải quyết hiệu quả. Nhìn chung, việc ép buộc con dừng mút tay trước khi chúng được 4 tuổi sẽ không phải là một biện pháp đúng đắn, nhưng thực tế bạn vẫn có thể áp dụng một số cách giúp chuyển hướng trẻ để phá vỡ thói quen này.

Trước hết, nếu trẻ đã trên 4 tuổi và vẫn mút tay, bạn nên cho trẻ đến khám bác sĩ nhi khoa để theo dõi sự phát triển răng miệng của trẻ. Đối với trẻ sơ sinh vẫn mút tay liên tục mặc dù bạn đã cho trẻ bú đầy đủ, tốt nhất hãy tìm đến sự trợ giúp của bác sĩ. Có thể con bạn không bú được nhiều sữa mẹ như bạn nghĩ. Điều này khiến cho chúng luôn cảm thấy đói, thậm chí có vấn đề với phản xạ ngậm hoặc mút của chúng.

Để trẻ khỏe mạnh, phát triển tốt cần có một chế độ dinh dưỡng đảm bảo về số lượng và cân đối chất lượng. Nếu trẻ không được cung cấp các chất dinh dưỡng đầy đủ và cân đối sẽ dẫn đến những bệnh thừa hoặc thiếu chất dinh dưỡng ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển toàn diện của trẻ cả về thể chất, tâm thần và vận động.

Trẻ ăn không đúng cách có nguy cơ thiếu các vi khoáng chất gây ra tình trạng biếng ăn, chậm lớn, kém hấp thu,... Nếu nhận thấy các dấu hiệu kể trên, cha mẹ nên bổ sung cho trẻ các sản phẩm hỗ trợ có chứa lysine, các vi khoáng chất và vitamin thiết yếu như kẽm, crom, selen, vitamin nhóm B giúp đáp ứng đầy đủ nhu cầu về dưỡng chất ở trẻ. Đồng thời các vitamin thiết yếu này còn hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường khả năng hấp thu dưỡng chất, giúp cải thiện tình trạng biếng ăn, giúp trẻ ăn ngon miệng.

Cha mẹ có thể tìm hiểu thêm:

Các dấu hiệu bé thiếu kẽm

Thiếu vi chất dinh dưỡng và tình trạng không tăng cân ở trẻ

Nguồn tham khảo: babycenter.ca; healthline.com

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

147.5K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan