Hành vi nói dối ở trẻ em và một số biện pháp can thiệp

Bài viết bởi Bác sĩ Ma Văn Thấm - Khoa Nhi - Sơ sinh, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Phú Quốc

Hiện nay, sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ, nền kinh tế thị trường đang ảnh hưởng sâu sắc tới từng cá nhân trong xã hội. Song song với việc mang đến những điều kiện cho con người học tập và phát triển thì xã hội hiện đại cũng mang đến cho con người nhiều áp lực, và cả những cám dỗ như trạng thái căng thẳng, lo âu; Hành vi không phù hợp với chuẩn mực xã hội.... Làm thế nào để hình thành nhân cách ở thế hệ trẻ đáp ứng những yêu cầu, đòi hỏi của xã hội đòi hỏi một quá trình bài bản.

1. Đặt vấn đề

Trong tất cả các Hành vi lệch chuẩn, nói dối có thể được xem là một trong những hành vi đầu tiên. Hành vi lệch chuẩn này có mối quan hệ với những vấn đề về hành vi khác, đặc biệt là phạm pháp. Nghiên cứu về nói dối chỉ ra cách dự đoán hành vi phạm pháp và các hình thức khác ở tuổi trưởng thành.

Nói dối
Nói dối là hành vi xuất phát từ một động cơ nhất định

2. Khái niệm hành vi

Khái niệm

  • Từ điển tiếng việt : hành vi là toàn bộ nói chung những phản ứng cách cư xử biểu hiện ra ngoài có thể quan sát được của một người trong một hoàn cảnh cụ thể nhất định
  • Từ điển tâm lý học: Hành vi là sự tác động qua lại giữa cơ thể sống với môi trường xung quanh do tính tích cực bên ngoài (kích thích) và bên trong (nhu cầu) thúc đẩy
Phân loại hành vi
Phân loại hành vi

Căn cứ theo chuẩn mực hành vi

  • Hành vi hợp chuẩn: là hành vi phù hợp với chuẩn mực của một nhóm, một cộng đồng xã hội; những hành vi mà mọi người mong đợi từ một thành viên nào đó.
  • Hành vi lệch chuẩn: Hành vi lệch chuẩn là những hành vi không đáp ứng được sự mong đợi của một nhóm người nào đó, nó lệch với chuẩn mực của một nhóm, một cộng đồng
Nói dối
Nói dối là hành vi lệch chuẩn xã hội

Hội tâm thần học Hoa Kỳ (DSM - IV) phân loại Hành vi lệch chuẩn ở trẻ em thuộc mục 312 - 8, trong đó có đưa ra 15 tiêu chí chẩn đoán dạng sau:

  1. Hành vi lệch chuẩn xã hội (hung tính, giận dữ, nói dối, trộm cắp, trốn nhà, tự sát, sự co mình lại, không nói, bỏ học, lười biếng)
  2. Hành vi lệch chuẩn bản năng bản năng (bao gồm về giấc ngủ, ăn uống và tình dục)
  3. Hành vi lệch chuẩn tự động (đái dầm, ỉa đùn, nhai lại)
  4. Hành vi lệch chuẩn vận động (các thói quen xấu, các động tác lặp đi lặp lại và thất thường về tâm vận động)

Như vậy, có nhiều dạng hành vi lệch chuẩn, Nói dối được xem xét như dạng thứ ba của hành vi lệch chuẩn xã hội.

3. Khái niệm nói dối

Khái niệm:

  • Từ điển tiếng Bồ Đào Nha “mentir” (nói dối) là “thiếu vắng sự thật”
  • Từ điển tiếng Anh nói dối: “nói hoặc viết điều gì đó mà mình biết là không đúng”
  • Từ điển tiếng Pháp nói dối : “không nói sự thật, nói điều trái sự thật, che giấu sự thật, cố ý đưa ai đó vào vòng tội lỗi”
  • Từ điển tiếng việt: nói dối là nói sai sự thật một cách cố ý nhằm che giấu một sự thật nào đó

Quan điểm của trẻ em về nói dối

Lee và Ross (1997) đã giải thích rằng trẻ em xác định một lời nói dối dựa trên sự thật thực tế, có nghĩa là khi một người nói ra thông tin mà họ tin là đúng, nhưng mà trong thực tế không phải là vậy thì được đứa trẻ sẽ xem xét như một lời nói dối

Nói dối là hành vi xuất phát từ một động cơ nhất định, được biểu hiện ra bên ngoài bằng hành động ngôn từ nhưng lại thống nhất với biểu hiện tâm lý bên trong của nhân cách, mang nội dung không đúng thực tế, được người nói cố ý đưa ra.

Hậu quả nói dối:

  • Ảnh hưởng đến phát triển nhân cách trẻ
  • Xuất hiện thêm các hành vi lệch chuẩn khác : trộm cắp, hung tính, bỏ học, đánh nhau, tự sát
  • Hành vi phạm pháp

4. Tiếp cận chẩn đoán trẻ nói dối

Hội tâm thần học Hoa Kỳ (DSM - IV) phân loại hành vi nói dối được gọi là lệch chuẩn khi:

  • “Nói dối để được đồ vật hay ân huệ, hoặc để tránh các nghĩa vụ”
  • Được lặp lại liên tục trong vòng 6 tháng

Dựa vào chuẩn mực xã hội:

Hành vi nói dối được xã hội Việt Nam nhìn nhận ở cả hai mặt: phù hợp và không phù hợp.

  • Xét về chuẩn mực đạo đức, tôn giáo, pháp luật thì hành vi nói dối nói chung được xem là không phù hợp
  • Ở chuẩn mực giao tiếp thì hành vi nói dối có thể tạm thời chấp nhận được và đôi khi lại là cần thiết

Chuẩn mực Xã hội về hành vi này chưa thật sự rõ ràng và thống nhất. Dựa vào động cơ dẫn đến hành vi nói dối, cường độ (thời gian) nói dối, sự đi kèm những hành vi khác

5. Một số giải pháp can thiệp

Hãy bình tĩnh

  • Đừng tức giận và đánh mắng trẻ khi phát hiện trẻ nói dối.
  • Hãy bình tĩnh và tìm cách xử lý để giúp trẻ vượt qua thói xấu này.

Cố gắng tìm lý do bé nói dối

  • Ví dụ như: cảm thấy mình quan trọng và được đánh giá cao.
  • Trong trường hợp đó, bạn có thể ngăn chặn việc nói dối bằng cách khen tặng bé bất cứ khi nào bé nỗ lực làm tốt công việc nào đó

Không buộc tội

  • Giảm bớt lời trách mắng sẽ khuyến khích sự thú nhận, chứ không phải sự chối tội. Bạn có thể nói: Mẹ tự hỏi làm thế nào mà những cây nến lại vương vãi khắp phòng khách thế này? Ước gì có ai giúp mẹ nhặt hết nến lên nhỉ?
  • Hãy tỏ ra thông cảm
  • Đưa ra những hình phạt nhẹ nhàng
  • Giải thích tại sao sự chân thật là quan trọng
  • Cam đoan với bé là bạn vẫn luôn yêu bé cho dù bé có mắc lỗi gì đi nữa
  • Xây dựng lòng tin
  • Không dò hỏi, không chỉ trích
  • Dành thời gian bên trẻ
cha mẹ nên nói với trẻ
Nói chuyện với trẻ để tìm ra nguyên nhân trẻ nói dối

6. Dự phòng nói dối

Biện pháp chung nhất là tạo ra cho các em một môi trường sống thuận lợi, tốt đẹp để các em không gặp phải những áp lực và có thể trung thực trong cuộc sống.

Phía gia đình:

  • Bản thân ba mẹ phải là người chủ động trong việc giúp con khắc phục hành vi nói dối của mình.
  • Ba mẹ cần là tấm gương sáng để con noi theo.
  • Ba mẹ cần trung thực với chính con và với người khác trước mặt con.
  • Ba mẹ cần hiểu được nguyện vọng độc lập và mong muốn được trở thành người lớn của con.
  • Ba mẹ nên khuyến khích con giao lưu với những người bạn tốt, không nên hạn chế hay cấm đoán con trong các mối quan hệ hay các hoạt động giải trí lành mạnh.
  • Không nên đặt cho con quá nhiều áp lực về thành tích học tập.
  • Ba mẹ cần trở thành một người bạn của con có thể chia sẻ cùng con, giúp con giảm áp lực trong cuộc sống.
  • Giáo dục lòng tự trọng để con biết tự điều chỉnh hành vi của mình và có cách ứng xử phù hợp.
  • Ba mẹ cần thường xuyên quan tâm, trò chuyện cùng con cái, tránh để con cô đơn.
  • Hành vi nói dối cần được gia đình phát hiện sớm để khắc phục một cách kịp thời.
  • Tìm đến chuyên gia can thiệp nếu các biện pháp can thiệp của bố mẹ thực hiện không hiệu quả

Phía nhà trường và xã hội:

  • Nhà trường và xã hội cần tiến hành tuyên truyền giáo dục để giúp học sinh ngăn ngừa những hành vi nói dối không phù hợp chuẩn mực xã hội, ủng hộ các hành vi trung thực, thẳng thắn đấu tranh, lên án các hành vi nói dối
  • Trong trường học cần thiết phải có phòng tư vấn do nhà tâm lý đảm nhận để cùng giáo viên làm giảm thiểu tối đa số lượng học sinh có nguy cơ và có biểu hiện hành vi nói dối dạng lệch chuẩn
  • Cần tiến hành “thăm khám” định kỳ hàng năm về tâm lý cho trẻ nhằm đánh giá toàn diện sự phát triển và phát hiện sớm những biểu hiện hành vi nói dối để điều chỉnh và ngăn chặn kịp thời.

Phía trẻ:

  • Cần ý thức về những hậu quả mà hành vi nói dối có thể gây ra cũng như lợi ích của đức tính trung thực.
  • Thẳng thắn nhận lỗi khi mắc lỗi, tự xây dựng cho mình đức tính trung thực trong từng việc nhỏ đến việc lớn hàng ngày.
  • Tham gia vào các lớp giáo dục kỹ năng sống, giá trị sống để tự rèn luyện nhân cách cho bản thân.
  • Tìm đến sự giúp đỡ của chuyên gia tâm lý để có sự can thiệp kịp thời khi bản thân xuất hiện hành vi nói dối.

Hành vi nói dối là hành vi lệch chuẩn xã hội hay gặp nhất ở trẻ em, ảnh hưởng đến phát triển nhân cách trẻ sau này. Do đó, dự phòng hành vi nói dối là công việc của gia đình, nhà trường, và toàn xã hội.

Hãy theo dõi trang web: Vinmec.com thường xuyên để cập nhật nhiều thông tin hữu ích khác.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

4.1K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan