Làm thế nào để dạy trẻ trung thực?

Ở độ tuổi học mẫu giáo, con sẽ nói dối có dụng ý và ngoan cố, thường là vì sợ bị trừng phạt hoặc làm bố mẹ thất vọng, đôi khi cũng là do quên. Bạn có thể dạy trẻ tính trung thực bằng cách đảm bảo con được an toàn và cảm thấy thoải mái khi nói sự thật.

1. Tính trung thực của trẻ mẫu giáo

Từ 3 - 4 tuổi, trẻ mẫu giáo bắt đầu phân biệt được sự thật và giả dối, nhưng chưa phát triển lương tâm cắn rứt khi nói dối. Theo đó, bé đã biết rằng một số hành động là sai và không muốn gặp rắc rối với bố mẹ, vì vậy không thể đảm bảo trẻ biết trung thực tuyệt đối.

Hơn nữa, trẻ ở độ tuổi này vẫn bị ảnh hưởng bởi sự đãng trí, mơ mộng và trí tưởng tượng. Sự thật là trẻ không thể nhớ mình đã để quên khăn tắm trên sàn nhà để thú tội khi được mẹ hỏi. Bé cũng tin rằng mình không gây ra vết bùn dơ đó, đồng thời cũng chắc chắn rằng gió đã thổi miếng bông cải xanh ra khỏi đĩa và rơi xuống sàn để con chó ăn mất, chứ không phải là do bé làm.

Dạy trẻ trung thực
Dạy trẻ trung thực sẽ giúp ích cho tương lai của con

2. Cách dạy trẻ tính trung thực

Sau đây là một số lời khuyên dành cho bố mẹ trong quá trình dạy trẻ trung thực:

  • Tránh kết tội

Đừng gọi con là kẻ nói dối. Điều này chỉ khiến con trở nên phòng thủ, và theo thời gian, trẻ có thể bắt đầu tin và sống theo biệt danh đó. Thay vào đó, hãy cho con biết rằng bạn không thích dối trá, nhưng bạn vẫn yêu con cho dù con có làm gì đi chăng nữa. Nói một cách nhẹ nhàng nhưng dứt khoát với con rằng: “Điều con nói nghe có vẻ không phải là sự thật. Đôi khi tất cả chúng ta đều lo lắng và không nói sự thật vì lo sợ về việc mình đã làm sai.”

  • Đừng đặt câu hỏi khi bạn đã biết câu trả lời

Nếu bạn chắc chắn rằng trẻ chưa dọn phòng, đừng hỏi: “Con đã dọn phòng chưa?” Câu hỏi này chỉ tạo tiền đề cho một lời nói dối.

Thay vào đó, hãy nói: “Mẹ thấy con chưa dọn dẹp phòng của mình đấy.” hoặc tốt hơn là nói: “Cho mẹ xem căn phòng gọn gàng của con đi nào.” Bằng cách này, trẻ biết rằng bạn đã xác minh sự thật và không cần phải nói dối, đồng thời bạn cũng đã nhắc nhở con về trách nhiệm phải hoàn thành.

Nếu bắt gặp con mình nói dối, đừng hỏi: “Con nói thật à?” Rất ít trẻ em, và ngay cả người lớn, sẽ trả lời “không, đó chỉ là nói dối” cho câu hỏi như vậy. Tốt hơn hết là bạn hãy nói: “Điều con nói nghe giống như một câu chuyện tưởng tượng. Cứ nói thật đi, mẹ sẽ không la mắng hay trách phạt con đâu.”

Đứa trẻ mẫu giáo đã gian lận khi chơi bài cờ cùng với gia đình, và sau đó phủ nhận mọi hành động sai trái. Nhưng thay vì bắt đầu chỉ trích, hãy nhắc con rằng: “Mẹ biết con thực sự muốn chiến thắng trò chơi đó.” Sau đó, hãy để con giải thích lý do tại sao lại muốn giành chiến thắng đến như vậy. Tiếp đến, hai mẹ con có thể thảo luận về những cách chân chính để giành chiến thắng và tầm quan trọng của việc chơi công bằng.

Dạy trẻ trung thực
Hãy khen ngợi trẻ khi con có những lời nói trung thực

  • Khen ngợi khi trẻ biết trung thực

Khi trẻ mẫu giáo nói sự thật, hãy khen ngợi con. Đặc biệt nếu con đã từng bị bắt gặp nói dối trong quá khứ, bé sẽ cảm thấy rất tuyệt vời về bản thân khi nghe bạn khen: “Cảm ơn con đã cho mẹ biết sự thật. Mẹ rất thích khi thấy con ngoan như vậy.”

  • Dạy con rằng nói dối không có tác dụng

Tất cả chúng ta đều mắc sai lầm và trẻ em cũng không ngoại lệ. Nếu trẻ mẫu giáo kiên quyết phủ nhận việc xô ngã đồ vật và làm vỡ kính, hãy nói lên quan điểm của bạn về sự thật: “Mẹ biết con đang hối hận và ước rằng mình đã không làm vỡ kính.” Sau đó bạn có thể cho trẻ bù đắp lỗi lầm của mình bằng cách nhờ bé phụ dọn dẹp. Bé sẽ học được rằng nói dối không giúp bé chối bỏ trách nhiệm.

  • Làm tấm gương tốt

Cách tốt nhất để dạy trẻ tính trung thực là trung thực. Ngay cả khi phải đề cập đến những vấn đề khó khăn như bệnh tật, cái chết, hoặc ly hôn, bạn cũng hãy cố gắng thẳng thắn. Đối với một đứa trẻ mẫu giáo, việc nói người bà của con vừa mới qua đời chỉ “đi vắng một thời gian” sẽ khiến bé trở nên lo lắng và bối rối về cái chết, không tin tưởng vào những lời giải thích của bạn và có xu hướng nghĩ rằng nói sự thật không quá quan trọng. Tốt hơn là nên xử lý mọi tình huống một cách tinh tế và trung thực, không né tránh sự thật.

3. Lưu ý khi dạy trẻ trung thực

Không ai luôn nói sự thật hoàn toàn 100%. Khi con bạn lớn hơn và bắt đầu phát triển lương tâm, bạn có thể giúp con hiểu khái niệm “lời nói dối tích cực” khi mọi người không thể nói sự thật vì sự thật có thể không tốt, làm tổn thương người khác. Hãy đảm bảo con biết rằng nói dối để đạt được ý muốn cá nhân hoặc tránh gặp rắc rối là điều không bao giờ được chấp nhận.

Con bạn sẽ cần hướng dẫn để hiểu khi nào nên nói toàn bộ sự thật và khi nào nên kìm chế. Ví dụ, nếu bà tặng cho con một món quà mà con không thích, sẽ không hay nếu nói với bà rằng con ghét món quà đó, ngay cả khi đó thực sự là cảm nhận của con. Trường hợp này, con chỉ nên cảm ơn bà vì đã quan tâm và tặng quà cho con.

Hãy cẩn thận về những lời nói dối trắng trợn của chính bạn. Ví dụ, trẻ có thể bối rối nếu nghe bạn nói với người bên kia đầu dây rằng chồng bạn không có ở nhà, trong khi thực sự bố của bé đang ở đây và chỉ là không muốn nhận cuộc gọi. Để làm gương dạy trẻ tính trung thực trong tình huống như vậy, hãy nói với người gọi rằng chồng của bạn hiện đang bận và không thể nghe điện thoại lúc này.

dạy trẻ trung thực
Ba mẹ nên chính là tấm gương của sự trung thực

Như vậy, để dạy trẻ về lòng trung thực ngay từ khi còn bé, điều quan trọng là bạn phải giúp con nhận biết được việc nói dối, trung thực ảnh hưởng như thế nào. Trong một số trường hợp mẹ có thể nêu ra những tấm gương tốt để con có thể học hỏi và noi theo.

Để trẻ khỏe mạnh, phát triển tốt cần có một chế độ dinh dưỡng đảm bảo về số lượng và cân đối chất lượng. Nếu trẻ không được cung cấp các chất dinh dưỡng đầy đủ và cân đối sẽ dẫn đến những bệnh thừa hoặc thiếu chất dinh dưỡng ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển toàn diện của trẻ cả về thể chất, tâm thần và vận động.

Trẻ ăn không đúng cách có nguy cơ thiếu các vi khoáng chất gây ra tình trạng biếng ăn, chậm lớn, kém hấp thu,... Nếu nhận thấy các dấu hiệu kể trên, cha mẹ nên bổ sung cho trẻ các sản phẩm hỗ trợ có chứa lysine, các vi khoáng chất và vitamin thiết yếu như kẽm, crom, selen, vitamin nhóm B giúp đáp ứng đầy đủ nhu cầu về dưỡng chất ở trẻ. Đồng thời các vitamin thiết yếu này còn hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường khả năng hấp thu dưỡng chất, giúp cải thiện tình trạng biếng ăn, giúp trẻ ăn ngon miệng.

Cha mẹ có thể tìm hiểu thêm:

Các dấu hiệu bé thiếu kẽm

Thiếu vi chất dinh dưỡng và tình trạng không tăng cân ở trẻ

Nguồn tham khảo: babycenter.com

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

1.7K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan