Phải làm gì nếu trẻ bị chảy máu nhiều?

Chảy máu là tình trạng mất máu của hệ tuần hoàn. Nguyên nhân có thể bao gồm từ vết cắt nhỏ và trầy xước đến vết cắt sâu và cắt cụt chi. Các chấn thương trên cơ thể cũng có thể dẫn đến chảy máu, có thể từ nhẹ (được coi là bầm tím bề ngoài) đến chảy máu nhiều. Sơ cứu đối với chảy máu nhiều ở trẻ là rất quan trọng để hạn chế mất máu cho đến khi cấp cứu y tế đến. Các hành động sơ cứu để kiểm soát chảy máu bên ngoài bao gồm tạo áp lực trực tiếp lên vết thương, duy trì áp lực bằng miếng đệm và băng, và nâng chi bị thương lên cao hơn tim nếu có thể. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ cung cấp những thông tin chi tiết hơn về những việc cần làm để giúp những người chăm sóc trẻ kịp thời xử trí khi trẻ bị chảy máu nhiều.

1. Nguyên nhân khiến trẻ bị chảy máu nghiêm trọng

Trẻ em luôn là lứa tuổi hiếu động nhất, chúng thích thú khám phá và tìm tòi mọi thứ xung quanh nên việc trẻ có thể bị những vết thương, vết cắt dẫn đến chảy máu là điều khó tránh khỏi. Những nguyên nhân thường gặp nhất khiến trẻ bị chảy máu nghiêm trọng như:

  • Trẻ chơi các loại đồ chơi hoặc vô tình làm đổ vỡ những vật dụng có cạnh sắc nhọn.
  • Trẻ bị tai nạn giao thông
  • Trẻ bị ngã hoặc bị thương do vui chơi với các bạn.

2. Vai trò của máu đối với cơ thể

Máu chiếm 1/3 tổng thể tích cơ thể con người và có vai trò vô cùng quan trọng trong việc duy trì hoạt động của các cơ quan trong cơ thể

  • Điều hòa hoạt động hệ tuần hoàn, giữ ổn định huyết áp
Giảm oxy máu động mạch và thiếu oxy tổ chức
Máu có vai trò vô cùng quan trọng trong việc duy trì hoạt động của các cơ quan trong cơ thể

  • Cung cấp oxy đến các cơ quan trong cơ thể để sản xuất năng lượng duy trì hoạt động của cơ thể đồng thời vận chuyển khí cacbonic từ các tế bào đến phổi để đào thải ra ngoài.
  • Cầm máu bằng cơ chế đông máu
  • Vận chuyển các chất dinh dưỡng như axit amin, glucose, ... từ ruột non đến các tế bào và các tổ chức khác nhau; đồng thời đưa cặn bã của quá trình chuyển hóa đến cơ quan bài tiết.
  • Bảo vệ cơ thể chống nhiễm trùng bằng cơ chế miễn dịch đặc hiệu và không đặc hiệu.

3. Hậu quả khi trẻ bị mất máu nghiêm trọng

Một người trưởng thành có lượng máu trung bình từ 4,5 - 5,5 lít lưu thông trong cơ thể. Khi trẻ được 5-6 tuổi cũng sẽ có được lượng máu tương đương của người trưởng thành. Trong khi đó một em bé chào đời với cân nặng khoảng 2,3 - 3,6 kg chỉ có khoảng 0,2 lít máu.

Khi trẻ bị mất một lượng máu nghiêm trọng trẻ sẽ cảm thấy lạnh, mệt mỏi, tim đập nhanh. Nghiêm trọng hơn là tình trạng sốc, rơi vào hôn mê, tim ngừng đập hay tình huống xấu nhất là trẻ có thể tử vong.

4. Các bước sơ cứu vết thương chảy máu nghiêm trọng

Ngay khi con bạn có dấu hiệu bất tỉnh hoặc sốc, hãy gọi ngay xe cấp cứu đưa trẻ tới bệnh viện.

Nhưng trước tiên hãy thực hiện các biện pháp cầm máu tại chỗ cho trẻ sau đây:

Bước 1: Đặt trẻ nằm trên mặt phẳng cứng, kê cao chân giúp tăng lưu lượng máu lên não và giảm tình trạng sốc. Nếu có thể hãy nâng cao (cao hơn tim) khu vực bị thương để giảm lưu lượng máu đến vị trí bị thương. Trong khi đó nhớ ủ ấm cho trẻ.

Chương trình Thực tập Cấp cứu nâng cao và Cấp cứu trước bệnh viện tại Hoa Kỳ
Gọi ngay xe cấp cứu đưa trẻ tới bệnh viên nếu bé có dấu hiệu bất tỉnh hoặc sốc

Bước 2: Quan sát khu vực bị thương nếu thấy vết thương hở có nguy cơ nhiễm trùng hãy đeo găng tay nếu có hoặc nhanh chóng dùng túi bóng sạch để hạn chế sự nhiễm trùng của vết thương cũng như hạn chế lây truyền giữa bạn và trẻ.

Bước 3: Băng ép cầm máu

+ Dùng băng vô trùng hoặc mảnh vải sạch ấn trực tiếp lên vết thương hoặc dùng chính tay của bạn khi không thể tìm được gì thay thế (nếu vết thương có dị vật không ấn trực tiếp lên vết thương hoặc rút dị vật ra sẽ khiến máu chảy nhiều hơn mà thực hiện ấn hai cạnh của dị vật để ngăn chảy máu).

+ Duy trì áp lực ổn định cho đến khi máu ngừng chảy. Không kiểm tra vết thương và không tháo băng, nếu không bạn có thể làm xáo trộn cơ chế đông máu tại vết thương đang hình thành.

Nếu máu chảy thấm qua băng không lấy miếng băng đó ra mà đặt tiếp lên trên một lớp khác. Khi máu ngừng chảy, vẫn tiếp tục giữ băng hoặc vải tại chỗ. Để duy trì áp lực, hãy quấn gạc xung quanh miếng băng (nếu có) hoặc dùng màng bọc thực phẩm

Lưu ý kiểm tra tuần hoàn đầu cho trẻ tránh trường hợp bạn băng ép quá chặt khiến máu không thể lưu thông đến đầu chi. Kiểm tra bằng cách ấn vào móng tay hoặc móng chân trẻ nếu thấy móng tay hoặc móng chân không hồng lại ngay có nghĩa là bạn đang băng quá chặt cần nới lỏng băng ép một chút.

5. Có nên dùng garo cầm máu cho trẻ ?

Câu trả lời là không. Vì dù garo giúp cầm máu nhưng lại khiến cắt đứt dòng chảy của máu đến vị trí bị thương, điều đó lại càng khiến vết thương nghiêm trọng hơn và gây đau dữ dội . Bởi vậy, các chuyên gia khuyên bạn chỉ nên sử dụng garô cho những trường hợp bị thương nặng nhất, chẳng hạn như cắt cụt chi, và khi không có phương pháp nào khác có thể cầm máu.

Băng ép cầm máu
Không sử dụng garo để cầm máu cho các vết thương của trẻ

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: babycenter.com

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

4.7K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan