Trẻ tròn 7 tháng vẫn chưa mọc răng, có đáng lo?

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi PGS. TS. BS Huỳnh Thoại Loan - Trưởng khoa Nhi - Sơ sinh, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park. Bác là một trong những chuyên gia hàng đầu về Nhi - Sơ sinh tại Thành phố Hồ Chí Minh với gần 30 năm kinh nghiệm khám và điều trị các bệnh về nội tiết nhi, thận nhi khoa và các vấn đề Nhi - Sơ sinh khác.

Răng sữa thường mọc khi trẻ được 6 tháng tuổi và hoàn thiện sau 2,5 - 3 năm. Tuy nhiên, thời gian mọc răng sữa ở trẻ vẫn có thể khác nhau trong phạm vi 1 năm. Do đó, nếu trẻ 7 tháng chưa mọc răng mà vẫn phát triển bình thường thì ba mẹ không nên quá lo lắng, vì đây có thể là chậm mọc răng do sinh lý.

1. Thời gian mọc răng sữa ở trẻ

Ở trẻ em, thông thường tất cả 20 thân răng sữa đã hình thành và nằm trong xương hàm. Sau khi sinh được một khoảng thời gian, răng sữa sẽ bắt đầu mọc ra khỏi xương hàm và nướu. Mỗi bé thường cần từ 2,5 - 3 năm để mọc đầy đủ 20 chiếc răng sữa này.

Cụ thể, thứ tự và thời gian mọc răng sữa đầy đủ ở trẻ cụ thể thường là:

  • Từ 6 - 9 tháng: Bốn răng cửa giữa. Chiếc răng sữa đầu tiên của trẻ sẽ xuất hiện vào khoảng tháng thứ 6 và ở vị trí hàm dưới. Thông thường, chiếc răng đầu tiên sẽ gây khó chịu cho bé trẻ thường quấy khóc, thậm chí là bỏ bú và sốt nhẹ, một vài trẻ còn có hiện tượng tiêu phân són. Hai răng cửa hàm trên sẽ tiếp tục mọc khi bé bước sang tháng thứ 8.
  • Từ 7 - 10 tháng: Hai răng cửa bên. Hai răng cửa bên của hàm dưới thường xuất hiện muộn hơn, mọc khi bé bước vào tháng tuổi thứ 16.
  • Từ 12 - 14 tháng: 4 răng hàm sữa. Sau khi răng cửa mọc đầy đủ thì răng hàm sẽ bắt đầu xuất hiện. Lúc này, mẹ cần chú trọng việc chăm sóc răng miệng của trẻ hơn để phòng ngừa các bệnh răng miệng.
  • Từ 16 - 18 tháng: 4 răng nanh sữa. Răng nanh sữa hàm trên nhú mọc sẽ lấp đầy chỗ trống giữa vị trí răng cửa và răng hàm. Hai răng nanh hàm dưới thì xuất hiện sau.
  • Từ 20 - 30 tháng: Bốn răng hàm sữa cuối cùng. Hai chiếc răng hàm cuối cùng của hàm dưới mọc thì liên tiếp đó sẽ là sự xuất hiện của hai răng hàm cuối cùng của hàm trên.
Trẻ tròn 7 tháng vẫn chưa mọc răng, có đáng lo?
Hệ răng sữa của trẻ

2. Tại sao trẻ chậm mọc răng?

Thực tế, có bé mọc 2 răng cửa đầu tiên sớm khi mới 4, 5 tháng tuổi. Cũng có những bé mọc 2 chiếc răng này muộn hơn ở 9 - 10 tháng tuổi. Như vậy là theo như quy trình trên, trẻ 7 tháng chưa mọc răng cũng chưa phải là quá muộn. Kể cả trẻ 7 tháng rưỡi chưa mọc răng thì cha mẹ cũng không nên quá lo lắng.

Nếu các bé chậm mọc răng nhưng vẫn phát triển tốt cả về thể chất lẫn tinh thần thì điều đó không đáng lo ngại,vì khả năng cao đây là chậm mọc răng sinh lý.

Trong trường hợp bé chậm mọc răng đi cùng các dấu hiệu khác như: Chậm tăng cân, chiều cao không tăng hoặc tăng ít, lười ăn, tóc vành khăn,... thì mẹ nên đưa bé đi khám ở các bệnh viện, phòng khám có chuyên khoa nhi uy tín.

Trẻ 7 tháng chưa mọc răng có thể một số nguyên nhân khác như:

  • Do di truyền.
  • Trẻ sinh non
  • Do cha mẹ cho bé ăn dặm muộn, nướu và mầm răng không được kích thích bằng phản xạ nhai nuốt.
  • Do chế độ dinh dưỡng: trẻ bị suy dinh dưỡng, chậm lớn, thiếu canxi, vitamin D và các dưỡng chất cần thiết khác.

Yếu tố dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh là điều quan trọng ảnh hưởng đến quá trình mọc răng sữa ở trẻ, và cũng là điều mà các bậc phụ huynh vô cùng quan tâm.

Trẻ tròn 7 tháng vẫn chưa mọc răng, có đáng lo?
Tại sao trẻ chậm mọc răng?

Khi trẻ chậm mọc răng, nếu kết hợp thêm các dấu hiệu của một tình trạng thiếu dinh dưỡng chung như chậm phát triển cân nặng, chiều cao và các triệu chứng của còi xương như ngủ không ngon giấc ban đêm, hay giật mình khóc thét, có những cơn khóc ngất tím cả người, đổ mồ hôi trộm ban đêm, bẹp hộp sọ, lồng ngực lép, thóp rộng... thì chậm mọc răng ở trẻ là do còi xương. Trong trường hợp này, cần gia tăng khẩu phần dinh dưỡng hằng ngày cho trẻ.

Một số trường hợp trẻ bị chậm mọc răng có thể là do thiếu canxi để phát triển các mầm răng. Thức ăn chính của trẻ trong giai đoạn đầu đời là sữa, thường rất giàu canxi. Tuy nhiên, nếu trẻ bú mẹ, mà chế độ ăn của mẹ lại không đủ chất dinh dưỡng thì có thể làm giảm chất lượng nguồn sữa.

Đồ ăn dặm cho trẻ cũng không nên có quá nhiều phốt pho (có nhiều trong các loại rau quả), vì tỷ lệ phốt pho cao quá thì sự hấp thụ canxi cũng sẽ giảm đi.

Vitamin D là yếu tố cần cho sự hấp thu canxi, có thể được cung cấp cho trẻ từ cả thức ăn và ánh sáng mặt trời. Ở trẻ sơ sinh thì vitamin D đến từ ánh sáng mặt trời là nhiều hơn. Tắm nắng đúng cách cho trẻ giúp xương, răng của trẻ phát triển tốt hơn, cơ thể khỏe mạnh hơn.

Ba mẹ có thể nhờ chuyên gia dinh dưỡng hỗ trợ thêm về chế độ ăn cho trẻ. Ngoài ra, để chắc chắn hơn, ba mẹ có thể đưa bé đến các khoa Nhi của bệnh viện để khám và hỏi ý kiến bác sĩ. Nếu có vấn đề bất thường, bác sĩ có thể yêu cầu chụp phim X-quang hoặc làm các xét nghiệm cần thiết để xác định rõ nếu có vấn đề bất thường.

Bên cạnh đó, cha mẹ còn cần bổ sung cho con các vi khoáng chất thiết yếu như kẽm, Lysine, crom, selen, vitamin B1, ... để đáp ứng đầy đủ nhu cầu về dưỡng chất ở trẻ. Việc bổ sung các vitamin thiết yếu này còn hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường khả năng hấp thu dưỡng chất, giúp cải thiện tình trạng biếng ăn, giúp trẻ ăn ngon miệng. Cha mẹ có thể đồng thời áp dụng việc bổ sung chất qua đường ăn uống và các thực phẩm chức năng có nguồn gốc từ tự nhiên để bé dễ hấp thụ. Điều quan trọng nhất là việc cải thiện triệu chứng cho bé thường phải diễn ra trong thời gian dài. Việc kết hợp nhiều loại thực phẩm chức năng cùng lúc hoặc thay đổi liên tục nhiều loại trong thời gian ngắn có thể khiến hệ tiêu hóa của bé không kịp thích nghi và hoàn toàn không tốt. Vì vậy cha mẹ phải thực sự kiên trì đồng hành cùng con và thường xuyên truy cập website vinmec.com để cập nhật những thông tin chăm sóc cho bé hữu ích nhé.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

44.2K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan