Những điều cần biết khi sử dụng khí dung cho trẻ

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Đoàn Ngọc Quỳnh Trâm - Khoa Nhi - Sơ sinh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Nha Trang.

Xông mũi họng ở trẻ nhỏ qua mặt nạ còn còn được gọi là khí dung. Đây là dụng cụ được dùng hỗ trợ trong chữa trị một số bệnh lý ở đường hô hấp cấp như viêm thanh quản, viêm phế quản, viêm xoang hoặc mãn tính như hen suyễn. Khi sử dụng khí dung cho trẻ nhỏ, cha mẹ cũng cần hết sức lưu ý để tránh những tác dụng phụ không đáng có.

1. Khí dung là gì?

Máy khí dung hô hấp là dụng cụ được sử dụng khá phổ biến trong nhi khoa. Các chỉ định chính của máy khí dung bao gồm: trẻ có cơn hen cấp tính, suy hô hấp; thở rít thanh quản, cần làm loãng đờm trước khi thực hiện lý liệu pháp; trẻ không có khả năng sử dụng bình xịt định liều, thuốc cần dùng chưa có dạng bình xịt định liều; cần dùng kháng sinh dạng hít liều cao để điều trị hoặc kiểm soát tình trạng nhiễm trùng dai dẳng.

Đối với bệnh hen phế quản ở trẻ em, các nghiên cứu gần đây cho thấy, máy khí dung không đem lại hiệu quả hơn so với bình xịt định liều dùng kèm buồng đệm. Tổ chức quốc tế chuyên nghiên cứu và đưa ra phác đồ điều trị hen chuẩn cũng như các Hiệp hội Hen của Anh, Mỹ, Canada đều khuyến cáo sử dụng bình xịt định liều thay cho khí dung. Bác sĩ chuyên khoa Tai - Mũi - Họng thường chỉ định liệu pháp khí dung cho trẻ khi điều trị các bệnh viêm mũi, viêm xoang hoặc viêm họng (dùng máy khí dung tai mũi họng).

2. Những lưu ý khi sử dụng khí dung cho trẻ

Khi dùng máy khí dung hô hấp, trẻ sẽ đeo mặt nạ hoặc ngậm ống thở miệng và hít thở khoảng 5-10 phút cho tới khi hết thuốc. Nếu bé không thể ngồi thẳng hoặc không hợp tác thì sẽ không nhận đủ liều thuốc chỉ định. Nếu mặt nạ nằm cách mặt bé 1,2 cm thì một nửa lượng thuốc sẽ không thể tới được phổi, và tỷ lệ thuốc bị thất thoát sẽ lên tới 80% nếu để mặt nạ cách mặt 2,5 cm. Vì vậy khi dùng máy khí dung tại nhà cần lưu ý:

  • Chọn thời điểm thích hợp:
Những điều cần biết khi sử dụng khí dung cho trẻ
Chọn thời điểm thích hợp sử dụng máy khí cho trẻ

Nhất là với trẻ dưới 2 tuổi, thời điểm thích hợp nhất để thực hiện khí dung là khi trẻ đang ngủ hay tại thời điểm yên tĩnh trong ngày. Tránh thời gian trước hoặc ngay sau bữa ăn hoặc thời điểm có quá nhiều hoạt động trong gia đình.

  • Tạo môi trường yên tĩnh:

Nguyên do là việc điều trị thường kéo dài từ 5-10 phút, tối đa là 15 phút, nên trong thời gian này, trẻ cần tập trung hít thở sâu để lượng thuốc có thể đi đủ vào phổi. Môi trường náo động khiến trẻ nhấp nhổm, như vậy trẻ sẽ rất khó tập trung để thở.

  • Chọn mặt nạ có kích thước phù hợp:

Mặt nạ cần có kích thước phù hợp với khuôn mặt và được đặt ngay ngắn trên mặt của trẻ, nếu không phần lớn các giọt sương sẽ không đi vào mũi hay đường thở. Nên sử dụng ống thở miệng thay cho mặt nạ khi khí dung kháng sinh hoặc corticoid để đề phòng thuốc thoát ra không khí, đồng thời giảm thiểu lượng thuốc lắng đọng ở mặt của trẻ.

  • Kiểm tra loại thuốc và liều thuốc trước khi khí dung:

Chỉ sử dụng loại thuốc cũng như liều thuốc mà bác sĩ chỉ định. Thuốc giãn phế quản salbutamol có thể gây một số tác dụng phụ lớn như đau ngực, co thắt phế quản, lo lắng cực độ, tăng huyết áp, gây đau ở chân hoặc khiến trẻ thở hụt hơi.

  • Giúp trẻ thư giãn và bình tĩnh:

Trẻ nhỏ sẽ khó có thể ngồi yên suốt thời gian khí dung, điều này có thể khiến bạn nổi cáu với con. Cha mẹ nên cố gắng thư giãn trước khi khí dung cho con và duy trì sự bình tĩnh trong suốt thời gian điều trị. Thay vì nổi cáu, hãy cố gắng tập trung sự chú ý của trẻ vào thứ gì đó hấp dẫn hơn, để trẻ khỏi lo lắng về chiếc mặt nạ trên mặt mình. Có thể cho trẻ xem cuốn truyện yêu thích, đặt trẻ vào lòng và cùng trẻ chơi một trò chơi đặc biệt dành riêng cho thời gian khí dung. Với trẻ lớn có thể cho đọc truyện, nghe nhạc qua tai nghe hoặc bằng một chơi trò chơi nhẹ nhàng trên điện thoại. Tivi không phải giải pháp hay vì tiếng máy khí dung sẽ át hết tiếng tivi từ xa.

  • Tuyệt đối tuân thủ chỉ dẫn của bác sĩ:

Một số cha mẹ nghĩ rằng càng thực hiện khí dung nhiều thì bé càng chóng khỏi bệnh, nên đã tự mình lên lịch khí dung cho con và không tuân thủ nghiêm ngặt lịch trình do bác sĩ đề ra. Điều này có thể dẫn tới quá liều và phụ thuộc thuốc, gây tổn hại lâu dài cho phổi (phần lớn thuốc khí dung là corticoid, quá liều có thể gây tác dụng phụ rất nguy hiểm). Vì vậy cha mẹ cần tuyệt đối tuân thủ chỉ dẫn của bác sĩ về loại thuốc cần khí dung và lịch khí dung.

  • Không biến liệu pháp khi dung thành chỗ dựa tinh thần hoặc vũ khí của trẻ:

Nếu đã quen với việc khí dung trong một thời gian dài, trẻ có thể bắt đầu dựa dẫm vào đó. Khí dung có thể là điều đầu tiên trẻ làm mỗi khi bắt đầu thấy khó thở hoặc muốn thu hút sự chú ý của bố mẹ. Trẻ cũng có thể viện cớ này để thoát không bị mắng, vì vậy cha mẹ không nên để trẻ tự ý quyết định khi nào nên khí dung.

  • Lưu ý khi dùng tinh dầu:
Những điều cần biết khi sử dụng khí dung cho trẻ
Lưu ý khi dùng tinh dầu cho trẻ

Các loại tinh dầu tuy làm thông mũi nhưng không sẽ được dùng cho trẻ sơ sinh hay trẻ quá nhỏ vì có thể gây ức chế hô hấp. Không được lạm dụng bừa bãi, vì nó sẽ gây nghiện và làm giảm khứu giác của trẻ.

  • Đảm bảo vệ sinh cho máy phun khí dung, sử dụng dây và mặt nạ riêng:

Sau mỗi lần xông phải được rửa bằng dung dịch sát trùng nếu muốn sử dụng lại. Qua một thời gian sử dụng, máy phải được vệ sinh kỹ lưỡng, thay phần lọc không khí để tránh nhiễm vi khuẩn và nấm mốc.

Khí dung là phương pháp khá hiệu quả trong điều trị tại chỗ nhiều bệnh lý hô hấp cho trẻ. Tuy nhiên trong quá trình sử dụng khí dung, cha mẹ cần nắm rõ những lưu ý quan trọng kể trên và không nên lạm dụng phương pháp này để tránh gây tác dụng ngược đến sức khỏe của trẻ. Nếu nhận thấy những dấu hiệu bất thường, cha mẹ nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được tư vấn và thăm khám.

Cha mẹ có thể đưa trẻ đến Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec. Khoa Nhi tại Vinmec có đầy đủ các chuyên khoa riêng biệt như tai mũi họng, hô hấp giúp điều các bệnh lý đường hô hấp, điều trị ho, sổ mũi nhanh và hiệu quả. Ngoài ra, khoa Nhi còn là lĩnh vực trọng điểm của hệ thống Y tế Vinmec, luôn mang lại sự hài lòng cho Quý khách hàng và được các chuyên gia trong ngành đánh giá cao. Với trang thiết bị hiện đại, không gian vô trùng, giảm thiểu tối đa tác động cũng như nguy cơ lây lan bệnh. Cùng với đó là sự tận tâm từ các bác sĩ giàu kinh nghiệm chuyên môn với các bệnh nhi, giúp việc thăm khám không còn là nỗi trăn trở của các bậc cha mẹ.

Để được thăm khám với các bác sĩ chuyên khoa nhi có kinh nghiệm tại Vinmec. Quý khách vui lòng đặt lịch tại website để được phục vụ.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

461.7K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • Wonfixime
    Công dụng thuốc Wonfixime

    Thuốc Wonfixime được chỉ định để điều trị nhiễm khuẩn tai giữa, viêm họng cùng một vài vấn đề khác về sức khỏe. Để thuốc đạt được hiệu quả cao trong quá trình điều trị, người bệnh nên tìm hiểu ...

    Đọc thêm
  • Trẻ em
    Điều trị suy hô hấp sơ sinh

    Suy hô hấp sơ sinh là tình trạng rối loạn chức năng hô hấp dẫn đến thiếu oxy và tăng CO2 trong máu. Đây là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở trẻ sơ sinh. Điều trị suy hô ...

    Đọc thêm
  • ho-ga-tre-em
    Triệu chứng suy hô hấp ở trẻ sơ sinh

    Suy hô hấp ở trẻ sơ sinh là một tình trạng bệnh tương đối nặng và nguy hiểm, có khả năng dẫn đến tử vong cao. Chính vì vậy việc nhận biết sớm các dấu hiệu suy hô hấp ở ...

    Đọc thêm
  • Trẻ sơ sinh
    Trẻ bị hen suyễn, mẹ cho bú có cần kiêng thịt gà?

    Chào bác sĩ ạ. Bé nhà em được 5 tháng tuổi, bị hen suyễn. Em đang cho bé bú mẹ thì có cần kiêng thịt gà không ạ? Mong bác sĩ tư vấn giúp em, em xin cảm ơn.

    Đọc thêm
  • gargalex
    Công dụng thuốc Gargalex

    Thuốc Gargalex được bào chế dưới dạng thuốc bột uống, có thành phần chính là Acetylcystein. Thuốc được sử dụng trong điều trị làm tiêu chất nhầy ở các bệnh như xơ nang tuyến tụy, viêm phế quản,...

    Đọc thêm